Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 3 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 3 (có video chữa)

Câu hỏi 2 :

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật vì

A chúng có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ dàng phân lập được các dòng đột biến

B chúng có cấu tạo đơn giản nên dễ gây đột biến.

C vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường.               

D vi sinh vật có khả năng phân bố rộng.

Câu hỏi 4 :

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng 

A Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen

B Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến

C Đột biến chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến

D ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen

Câu hỏi 7 :

Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung

B Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn

C Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau

D Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

Câu hỏi 10 :

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen

B Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

C Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

D Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

Câu hỏi 11 :

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A các giọt côaxecva

B các tế bào nhân thực

C các tế bào sơ khai

D các đại phân tử hữu cơ.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về kích thước của quần thể điều nào sau đây không đúng ?

A Khi quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

B Kích thước tối thiểu của quần thể thuộc các loài khác nhau đều giống nhau

C Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

D Khi quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì khả năng  sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít

Câu hỏi 14 :

Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

B Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh

C Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

D Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

Câu hỏi 15 :

Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này

A có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau

B có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau

C có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.

D có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai? 

A Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng

B Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại

C Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau. 

D Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo. 

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây chưa chính xác khi nói về cấu trúc của gen?

A Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã

B Ở vi khuẩn E.coli mỗi gen cấu trúc chỉ mã hóa cho 1 loại mARN

C Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch bổ sung, mang tín hiệu để khởi động và kiểm soát phiên mã

D Gen là 1 đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định.

Câu hỏi 25 :

Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

A Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.

B Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng

C Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.

D Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác

Câu hỏi 31 :

Khi nói về quá trình hình thành loài mới kết luận nào sau đây không đúng.Hình thành loài mới

A bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển

B bằng con đường cách li địa li thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi

C bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh

D là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Câu hỏi 34 :

Hóa thạch là gì?

A Hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết

B Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất

C Xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dài mà không bị phân hủy

D Xác của các động vật còn để lại các phần cứng như xương và răng........

Câu hỏi 35 :

Khi nói về giới hạn sinh thái, Kết luận nào sau đây không đúng

A Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh

B Những loài có gới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp

C Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sông

D Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái

Câu hỏi 37 :

Theo Đắc uyn nguyên nhân làm cho sinh giới ngày nay đa dạng và phong phú là:

A Sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít

B Điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều

C Các biến dị cá thể luôn luôn xuất hiện trên từng cá thể và xuất hiện trong quần thể là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên

D Chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật

Câu hỏi 38 :

Khi nói về bằng chứng tiến hóa.Kết luận nào sau đây không đúng

A Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng

B Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li  

C Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng

D Cánh dơi và chi trước của mèo là hai cơ quan tương đồng

Câu hỏi 45 :

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau  đây không đúng?

A Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

B Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.

C Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.

D Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

Câu hỏi 48 :

Điều nào dưới đây là không đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

A Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí đầu tiên thường bị cắt bỏ.

B Đều được tổng hợp trong tế bào chất của tế bào.

C Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu mARN

D Axit amin methiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.

Câu hỏi 49 :

Khi nói về đại tân sinh, điều nào sau đây không đúng:

A Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này

B Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác

C Ở kỉ thứ tư, khí hậu lạnh và khô

D Ở kỷ thứ 3 xuất hiện loài người

Câu hỏi 50 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết ?

A Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n) của loài đó.

B Liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau.

C Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.

D Liên kết gen hoàn toàn làm tăng tần số biến dị tổ hợp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK