Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý 30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải !!

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải !!

Câu hỏi 1 :

Khi tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số và khác nhau pha ban đầu thì thấy pha của dao động tổng hợp cùng pha với dao động thứ hai. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Biên độ của dao động thứ hai lớn hơn biên độ của dao động thứ nhất và hai dao động ngược pha.

B. Hai dao động có cùng biên độ

C. Hai dao động lệch pha nhau 1200

D. Hai dao động vuông pha

Câu hỏi 4 :

Đơn vị đo của mức cường độ âm là:

A. Oát trên mét vuông (W/m2)

B. Jun trên mét vuông (J/m2)

C. Oát trên mét (W/ m)

D. Ben (B)

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường hợp bỏ qua lực cản của môi trường?

A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì hợp lực tác dụng lên vật bằng không

B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó

C. Dao động của con lắc là dao động điều hòa

D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chậm dần

Câu hỏi 13 :

Khi xách xô nước, để nước không bắn tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lá vào trong xô nước nhằm mục đích:

A. Gây ra dao động cưỡng bức

B. Thay đổi tần số riêng của nước

C. Gây ra hiện tượng cộng hưởng

D. Gây ra dao động tắt dần

Câu hỏi 20 :

Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u=5cos(40πt4πx) tính bằng mét, t tính bằng giây). Chọn đáp án đúng.

A. Quãng đường sóng truyền được trong 1 giây là 10 m

B. Vận tốc dao động cực đại tại một điểm trên phương truyền sóng là 200π(m/s)

C. Vận tốc truyền sóng là 10 (cm/s)

D. Tần số sóng cơ là 40 Hz

Câu hỏi 23 :

Một vật dao động điều hòa với theo phương trình x=Acos(ωt+φ) với A,ω,φ là hằng số thì pha của dao động

A. là hàm bậc nhất với thời gian

B. biến thiên điều hòa theo thời gian

C. là hàm bậc hai của thời gian

D. không đổi theo thời gian

Câu hỏi 44 :

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất. 

B. Sóng cơ lan truyền trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. 

C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. 

D. Sóng cơ lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.

Câu hỏi 49 :

Lực kéo về trong dao động điều hoà

A. biến đổi điều hòa theo thời gian và cùng pha với vận tốc 

B. biến đổi điều hòa theo thời gian và ngược pha với vận tốc 

C. biến đổi điều hòa theo thời gian và ngược pha với li độ 

D. khi qua vị trí cân bằng có độ lớn cực đại

Câu hỏi 56 :

Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật. 

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động tăng gấp đôi. 

C. bằng thế năng của vật khi tới vị trí biên.

D. bằng động năng của vật khi tới vị trí biên.

Câu hỏi 57 :

Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

A. Dao động tắt dần có động năng và thế năng giảm dần theo thời gian. 

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. 

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 

D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 60 :

Chọn đáp án đúng. Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O, khi vật đến vị trí biên thì

A. gia tốc của vật là cực đại. 

B. vận tốc của vật bằng 0. 

C. lực kéo về tác dụng lên vật là cực đại. 

D. li độ của vật là cực đại.

Câu hỏi 63 :

Sóng cơ ngang truyền được trong các môi trường

A. rắn, lỏng, chân không. 

B. chỉ lan truyền được trong chân không. 

C. rắn.  

D. rắn, lỏng, khí.

Câu hỏi 82 :

Dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ i = I0cos(ωt + φ). Đại lượng I0 được gọi là

A. tần số của dòng điện. 

B. pha ban đầu của dòng điện. 

C. cường độ dòng điện cực đại. 

D. cường độ dòng điện hiệu dụng. 

Câu hỏi 85 :

Điện từ trường có thể tồn tại xung quanh

A. một nam châm điện nuôi bằng dòng không đổi. 

B. một điện tích đứng yên.

C. một dòng điện xoay chiều. 

D. một nam châm vĩnh cửu.

Câu hỏi 89 :

Một âm cơ học có tần số 12 Hz, đây là

A. tạp âm. 

B. âm nghe được. 

C. siêu âm. 

D. hạ âm.  

Câu hỏi 95 :

Máy biến áp sẽ không có tác dụng đối với

A. điện áp xoay chiều.

B. điện áp không đổi.

C. dòng điện xoay chiều.

D. dòng điện tạo bởi đinamo. 

Câu hỏi 96 :

Trong sóng cơ học, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ trung bình của phần tử vật chất. 

B. tốc độ lan truyền dao động.

C. tốc độ cực đại của phần tử vật chất. 

D. tốc độ của phần tử vật chất. 

Câu hỏi 100 :

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia X có tác dụng sinh lý: nó hủy diệt tế bào. 

B. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy. 

C. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại. 

D. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. 

Câu hỏi 103 :

Khi thực hiện thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa Y-âng. Khi thực hành đo khoảng vẫn bằng thước cặp, ta thường dùng thước cặp đo khoảng cách giữa

A. hai vân tối liên tiếp. 

B. vân sáng và vân tối gần nhau nhất. 

C. vài vân sáng. 

D. hai vân sáng liên tiếp. 

Câu hỏi 107 :

Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận có nhiệm vụ phân tách chùm sáng đi vào thành những chùm sáng đơn sắc là:

A. buồng tối 

B. ống chuẩn trực 

C. phim ảnh 

D. lăng kính 

Câu hỏi 124 :

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng. 

B. Bước sóng. 

C. Tốc độ truyền sóng. 

D. Biên độ sóng. 

Câu hỏi 129 :

Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Suất điện động. 

B. Công suất.

C. Cường độ dòng điện. 

D. Hiệu điện thế. 

Câu hỏi 130 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và cơ năng. 

B. Li độ và tốc độ.

C. Biên độ và gia tốc. 

D. Biên độ và tốc độ. 

Câu hỏi 132 :

Phát biểu nào sau đây là đúng? Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện. 

B. tác dụng hoá học của dòng điện.

C. tác dụng sinh lí của dòng điện. 

D. tác dụng từ của dòng điện. 

Câu hỏi 137 :

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào

A. phương dao động và tốc độ truyền sóng. 

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng. 

D. phương truyền sóng và tần số sóng. 

Câu hỏi 140 :

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Độ đàn hồi của âm. 

B. Biên độ dao động của nguồn âm. 

C. Tần số của nguồn âm. 

D. Đồ thị dao động của nguồn âm. 

Câu hỏi 142 :

Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là:

A. ZC=πfC

B. ZC=1πfC 

C. ZC=2πfC

D. ZC=12πfC 

Câu hỏi 145 :

Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng, gia tốc và vận tốc đổi chiều.

B. Khi chất điểm đến vị trí cân bằng nó có tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0.

C. Khi chất điểm qua vị trí biên, nó đổi chiều chuyển động nhưng gia tốc không đổi chiều.

D. Khi chất điểm đến vị trí biên, nó có tốc độ bằng 0 và độ lớn gia tốc cực đại. 

Câu hỏi 161 :

Trong dao động cưỡng bức, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì

A. tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng

B. tần số ngoại lực lớn hơn tần số dao động riêng

C. tần số ngoại lực nhỏ hơn tần số dao động riêng

D. tần số ngoại lực rất lớn so với tần số dao động riêng

Câu hỏi 162 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x=Acos(ωt+φ). Gia tốc của vật có biểu thức là:

A. x=ωAsin(ωt+φ).

B. x=ω2Acos(ωt+φ).

C. x=ω2Acos(ωt+φ).

D. x=ω2Asin(ωt+φ).

Câu hỏi 164 :

Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

A. f=12πΔl0 g.

B. f=2πgΔl0.

C. f=2πΔl0 g.

D. f=12πgΔl0.

Câu hỏi 165 :

Trong dao động tắt dần chậm đại lượng không đổi theo thời gian là

A. tốc độ cực đại

B. chu kì

C. cơ năng

D. biên độ

Câu hỏi 167 :

Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn

A. hướng về vị trí cân bằng

B. ngược hướng chuyển động

C. hướng ra xa vị trí cân bằng

D. cùng hướng chuyển động

Câu hỏi 169 :

Con lắc đơn có cấu tạo gồm

A. một khung dây tròn móc vào một cái đinh

B. một vật nặng treo vào một sợi dây nhẹ, không dẫn vào một điểm cố định

C. một vật nặng gắn với đầu một lò xo có đầu kia cố định

D. một vật nặng gắn với một thanh kim loại có khối lượng

Câu hỏi 170 :

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. do trọng lực tác dụng lên vật

B. do phản lực cản mặt phẳng ngang

C. do ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang

D. do lực đàn hồi cản lò xo

Câu hỏi 171 :

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acos(ωt+φ) vôùi A>0;  ω>0. Đại lượng A được gọi là:

A. tần số góc của dao động

B. biên độ dao động

C. li độ của dao động

D. pha của dao động

Câu hỏi 172 :

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?

A. Động năng

B. Cơ năng và thế năng

C. Động năng và thế năng

D. Cơ năng

Câu hỏi 173 :

Dao động của đồng hồ quả lắc là:

A. dao động cưỡng bức

B. dao động tự do

C. dao động duy trì

D. dao động tắt dần

Câu hỏi 202 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi

C. Quỹ đạo của vật là một đường hình sin

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng

Câu hỏi 203 :

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng

A. năng lượng liên kết giữa hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử

B. năng lượng liên kết giữa hai nuclôn

C. năng lượng liên kết tính trên một nuclôn

D. năng lượng liên kết tính cho một hạt nhân

Câu hỏi 204 :

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:

A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang

B. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng

C. giảm điện trở của một chất khi bị chiếu sáng

D. thay đổi màu của một chất khi bị chiếu sáng

Câu hỏi 205 :

Nhận định nào dưới đây về dao động cưỡng bức là không đúng?

A. Để dao động trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng vào con lắc dao động một ngoại lực không đổi

B. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực tuần hoàn

D. Sau một thời gian dao động chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn

Câu hỏi 206 :

Chu kì của dao động điều hoà là:

A. Là khoảng thời gian ngắn nhất mà toạ độ, vận tốc, gia tốc lại có giá trị và trạng thái như cũ

B. Cả 3 câu trên đều đúng

C. Khoảng thời gian vật đi từ li độ cực đại âm đến li độ cực đại dươngD. Thời gian ngắn nhất vật có li độ như cũ

D. Thời gian ngắn nhất vật có li độ như cũ

Câu hỏi 207 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn

B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau

C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c=3.108m/s

D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên

Câu hỏi 210 :

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?

A. Độ đàn hồi của nguồn âm

B. Biên độ dao động của nguồn âm

C. Tần số của nguồn âm

D. Đồ thị dao động của nguồn âm

Câu hỏi 213 :

Thế nào là 2 sóng kết hợp?

A. Hai sóng luôn đi kèm với nhau

B. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ

C. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn

D. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

Câu hỏi 219 :

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

A. bằng hai lần bước sóng

B. bằng một phần tư bước sóng

C. bằng một bước sóng

D. bằng một nửa bước sóng

Câu hỏi 224 :

Dòng điện i=22.cos100πtA có giá trị hiệu dụng bằng:

A. 22A

B. 2A

C. 2A

D. 1A

Câu hỏi 225 :

Trong mạch dao động lí tưởng có dao động điện từ tự do thì điện tích q trên mỗi bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với:

A. Cùng tần số và cùng pha

B. Tần số khác nhau nhưng cùng pha

C. Cùng tần số và q trễ pha π2  so với i

D. Cùng tần số và q sớm pha π2  so với i

Câu hỏi 230 :

Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống

Câu hỏi 232 :

Tìm phát biểu sai về điện trường

A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích

B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu

D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra

Câu hỏi 241 :

Năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

A. biên độ của âm.

B. độ to của âm.

C. mức cường độ âm.

D. cường độ âm. 

Câu hỏi 247 :

Chọn kết luận đúng. Tốc truyền âm nói chung lớn nhất trong môi trường:

A. rắn          

B. lỏng         

C. khí          

D. chân không  

Câu hỏi 251 :

Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Máy biến áp có thể tăng điện áp.

B. Máy biến áp có thể giảm điện áp.

C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.

D. Máy biến áp có tác dụng biển đối cường độ dòng điện. 

Câu hỏi 253 :

Đặt điện áp u=U0cosωtV vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm có phương trình là:

A. i=U0ωLcosωt+π2A

B. i=U0ωL2cosωtπ2A

C. i=U0ωLcosωtπ2A

D. i=U0ωL2cosωt+π2A

Câu hỏi 254 :

Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thanh dao động điện có cùng tần số là:

A. ở mạch biến điệu 

B. antent 

C. mạch khuếch đại. 

D. micro 

Câu hỏi 264 :

Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện

A. Tăng lên 2 lần. 

B. Tăng lên 4 lần. 

C. Giảm đi 2 lần.   

D. Giảm đi 4 lần. 

Câu hỏi 283 :

Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.   

B. tần số.     

C. cường độ âm.    

D. mức cường độ âm.  

Câu hỏi 285 :

Nói về dao động cưỡng bức khi ổn định, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. 

Câu hỏi 287 :

Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?

A. Điện trở thuần nối tiếp tụ điện.

B. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

C. Điện trở thuần nối tiếp cuộn cảm thuần.

D. Cuộn cảm thuần nối tiếp với tụ điện. 

Câu hỏi 289 :

Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định u=U0cosωt. Khi R=R0 thì thấy điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị R0 thì

A. công suất toàn mạch tăng rồi giảm.

B. cường độ dòng điện tăng rồi giảm. 

C. công suất trên biến trở tăng rồi giảm.

D. công suất trên biến trở giảm.  

Câu hỏi 290 :

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên -A về vị trí cân bằng là chuyển động:

A. chậm dần theo chiều âm.

B. nhanh dần theo chiều dương. 

C. nhanh dần đều theo chiều dương.   

D. chậm dần đều theo chiều dương.  

Câu hỏi 295 :

Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v vào thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Tại t1 li độ của vật có giá trị dương.       

B. Tại t4, gia tốc của vật có giá trị dương. 

C. Tại t3, gia tốc của vật có giá trị âm. 

D. Tại t2, li độ của vật có giá trị âm.  

Câu hỏi 298 :

Một người có mắt tốt, không có tật, quan sát một bức tranh trên tường. Người này tiến lại gần bức tranh và luôn nhìn rõ được bức tranh. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt người này thay đổi như thế nào

A. Tiêu cự tăng, góc trông vật giảm.          

B. Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng. 

C. Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm. 

D. Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng. 

Câu hỏi 300 :

Âm có tần số 10Hz là

A. Họa âm. 

B. Hạ âm.    

C. Âm thanh.         

D. Siêu âm. 

Câu hỏi 301 :

Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên. 

B. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

C. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại. 

D. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu. 

Câu hỏi 308 :

Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn không nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu linh kiện điện tử nào sau đây

A. tụ điện.

B. đoạn mạch có điện trở nối tiếp tụ điện. 

C. điện trở.

D. đoạn mạch có điện trở nối tiếp cuộn cảm.

Câu hỏi 309 :

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

A. Biên độ giảm dần theo thời gian. 

B. Không có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng. 

C. Cơ năng giảm dần theo thời gian. 

D. Ma sát càng lớn, dao động tắt càng nhanh.

Câu hỏi 310 :

Cường độ âm tại một điểm tăng lên gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tại đó tăng thêm 2dB?

A. 1,58  lần.

B. 100  lần.

C. 3,16  lần.         

D. 1000  lần.  

Câu hỏi 322 :

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng tần số, cùng phương

B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

C. cùng pha ban đầu và cùng biên độ

D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

Câu hỏi 324 :

Trên hình vẽ, xy là trục chính và O là quang tâm của một thấu kính, S là một nguồn sáng điểm và S là ảnh của S qua thấu kính. Xác định tính chất của ảnh và loại thấu kính?

A. Ảnh thật – thấu kính phân kì

B. Ảnh thật – thấu kính hội tụ

C. Ảnh ảo – thấu kính phân kì

D. Ảnh ảo – thấu kính hội tụ

Câu hỏi 326 :

Đối với vật dao động điều hoà, tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?

A. Tần số, biên độ, động năng

B. Chu kì, biên độ, cơ năng

C. Tần số, động năng, vận tốc

D. Chu kì, tần số, thế năng

Câu hỏi 327 :

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=10cos15πt+π3cm. Mốc thời gian được chọn lúc vật có li độ

A. 53cm  và đang chuyển động theo chiều dương

B. 5cm và đang chuyển động theo chiều âm

C. 5cm và đang chuyển động theo chiều dương

D. 53cm  và đang chuyển động theo chiều âm

Câu hỏi 329 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng

A. giao thoa

B. cộng hưởng điện

C. cảm ứng điện từ

D. phát xạ nhiệt

Câu hỏi 332 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất điện hao phí trên đường dây tải điện

A. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện

B. tỉ lệ thuận với bình phương hệ số công suất của mạch điện

C. tỉ lệ nghịch với bình phương diện tích tiết diện của dây tải điện

D. tỉ lệ thuận với công suất điện truyền đi

Câu hỏi 335 :

Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần trong các môi trường

A. lỏng, khí, rắn

B. khí, lỏng, rắn

C. rắn, lỏng, khí

D. rắn, khí, lỏng

Câu hỏi 337 :

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

A. tần số của âm

B. cường độ âm

C. đồ thị dao động âm

D. mức cường độ âm

Câu hỏi 338 :

Máy biến áp là thiết bị dùng để

A. biến đổi điện áp một chiều

B. biến đổi tần số dòng điện

C. biến đổi công suất dòng điện

D. biến đổi điện áp xoay chiều

Câu hỏi 342 :

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng

B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

C. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng

D. mà không chịu ngoại lực tác dụng

Câu hỏi 348 :

Khi nói về sóng cơ phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.

B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn. 

C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.

D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng. 

Câu hỏi 351 :

Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

A. dao động ngược pha là một phần tư bươc sóng. 

B. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng. 

C. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng. 

D. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng. 

Câu hỏi 352 :

Biết I0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là

A. L=10lgI0IdB

B. L=2lgI0IdB

C. L=10lgII0dB

D. L=2lgII0dB 

Câu hỏi 356 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

A. tia Rơn - ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn - ghen. 

C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn - ghen, tia tử ngoại. 

D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen. 

Câu hỏi 359 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ. 

B. Sóng điện từ là sóng ngang. 

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ. 

D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu hỏi 360 :

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

A. Độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên. 

B. Độ lớn cực tiểu khi đi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vecto vận tốc. 

C. Độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. 

D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu hỏi 361 :

Một con lắc đơn dao động với biên độ góc 0,1rad; tần số góc 10rad/s và pha ban đầu 0,79rad. Phương trình dao động của con lắc là

A. α=0,1cos20πt0,79rad

B. α=0,1cos10t+0,79rad

C. α=0,1cos20πt+0,79rad

D. α=0,1cos10t0,79rad 

Câu hỏi 365 :

Chọn câu sai khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức?

A. Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số ngoại lực. 

B. Tần số dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số riêng của vật dao động.

C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực. 

D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực và tần số riêng của vật dao động. 

Câu hỏi 372 :

Quang phổ liên tục

A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. 

B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. 

D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. 

Câu hỏi 377 :

Cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng.

B. quang - phát quang.

C. cảm ứng điện từ.

D. quang điện trong. 

Câu hỏi 401 :

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động

A. tắt dần

B. duy trì

C. cưỡng bức

D. cộng hưởng

Câu hỏi 402 :

Đơn vị của hiệu điện thế là

A. Vôn (V)

B. Culong (C)

C. Oát (W)

D. Ampe (A)

Câu hỏi 406 :

Khi vật dao động điều hòa, đại lượng không thay đổi theo thời gian là 

A. gia tốc. 

B. thế năng. 

C. tốc độ. 

D. tần số. 

Câu hỏi 407 :

Mạng điện xoay chiều dân dụng của Việt Nam có tần số là 

A. 50 (Hz). 

B. 100π (Hz).        

C. 100 (Hz).          

D. 50π (Hz).

Câu hỏi 410 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng 

A. tạo ra từ trường. 

B. tạo ra dòng điện xoay chiều. 

C. tạo ra lực quay máy. 

D. tạo ra suất điện động xoay chiều.

Câu hỏi 411 :

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha của hai dao động này bằng

A. (2n+1)π4 với n=0,±1,±2

B. (2n+1)π2 với n=0,±1,±2

C. (2n+1)π với n=0,±1,±2

D. 2nπ với n=0,±1,±2 

Câu hỏi 414 :

Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm. 

A. Sóng âm truyền trong chất khí luôn là sóng dọc. 

B. Sóng siêu âm và sóng hạ âm có cùng bản chất với sóng âm mà tai người nghe được. 

C. Sóng âm là sóng cơ có tần số từ 16 đến 20 kHz. 

D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 418 :

Một tụ điện trên vỏ có ghi (2 μF − 400 V). Giá trị 400V đó là 

A. Hiệu điện thế định mức của tụ. 

B. Hiệu điện thế giới hạn của tụ. 

C. Hiệu điện thế hiệu dụng của tụ. 

D. Hiệu điện thế tức thời của tụ. 

Câu hỏi 419 :

Chọn đáp án đúng nhất: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đường nối hai nguồn bằng 

A. một bước sóng. 

B. nửa bước sóng. 

C. một phần tư bước sóng. 

D. số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu hỏi 420 :

Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch X và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Đoạn mạch X chứa

A. điện trở thuần R.

B. tụ điện C. 

C. cuộn cảm thuần L.

D. cuộn dây không thuần cảm.

Câu hỏi 424 :

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì 

A. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. 

B. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. 

C. biên độ dao động của vật đạt giá trị lớn nhất. 

D. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật. 

Câu hỏi 446 :

Âm do một chiếc đàn bầu phát ra 

A. Nghe càng trầm khi biên độ càng nhỏ và tần số âm càng lớn. 

B. Có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng. 

C. Nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn. 

D. Có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.  

Câu hỏi 447 :

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi 

A. Không mắc cầu chì nối nguồn điện với mạch điện kín. 

B. Nối hai cực của một nguồn điện vào vôn kế có điện trở rất lớn. 

C. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

D. Dùng pin hoặc acquy để mắc với một mạch điện kín.

Câu hỏi 450 :

Điện trường xoáy là điện trường 

A. Có các đường sức là đường cong kín. 

B. Có các đường sức không khép kín. 

C. Của các điện tích đứng yên. 

D. Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi. 

Câu hỏi 451 :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là 

A. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. 

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường. 

C. Dòng êlectron dịch chuyển ngược chiều điện trường. 

D. Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường. 

Câu hỏi 452 :

Khi một vật dao động điều hòa thì 

A. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 

B. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biến độ. 

C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 

D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.  

Câu hỏi 455 :

Dao động cơ tắt dần là dao động có 

A. Biên độ giảm dần theo thời gian. 

B. Biên độ tăng dần theo thời gian. 

C. Động năng tăng dần theo thời gian. 

D. Động năng luôn giảm dần theo thời gian. 

Câu hỏi 458 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch 

A. Trễ pha π2 so với cường độ dòng điện. 

B. Sớm pha π2 so với cường độ dòng điện. 

C. Trễ pha so π4 với cường độ dòng điện. 

D. Sớm pha so π4 với cường độ dòng điện.

Câu hỏi 459 :

Mạch chỉ có R, biểu thức i qua mạch có dạng i = 2cos100πt(A), R = 20Ω. Viết biểu thức u?

A. u=40cos100πt+π2V

B. u=402cos100πt+π2V

C. u=402cos(100πt+π)V

D. u=40cos(100πt)V

Câu hỏi 462 :

Dao động của con lắc đồng hồ khi hoạt động bình thường là 

A. Dao động điện từ. 

B. Dao động duy trì. 

C. Dao động tắt dần. 

D. Dao động cưỡng bức. 

Câu hỏi 463 :

Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó, điểm N đang chuyển động như thế nào? 

A. Không đủ điều kiện để xác định. 

B. Đang nằm yên. 

C. Đang đi lên vị trí biên. 

D. Đang đi xuống vị trí cân bằng.

Câu hỏi 464 :

Độ to của âm gắn liền với 

A. Tần số âm. 

B. Âm sắc. 

C. Biên độ dao động của âm. 

D. Mức cường độ âm. 

Câu hỏi 466 :

Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ v, chu kì T, tần số f thì có bước sóng là

A. λ=vT=vf.

B. λ=vf=vT.

C. λ=vf=vT.

D. λ=vT=vf. 

Câu hỏi 467 :

Đặc điểm nào sau đây đúng với nhạc âm? 

A. Tần số dao động âm có giá trị xác định. 

B. Biên độ dao động âm không đổi theo thời gian. 

C. Tần số dao động âm luôn thay đổi theo thời gian. 

D. Đồ thị dao động âm luôn là hình sin.  

Câu hỏi 469 :

Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới. 

B. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 

C. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 

D. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.  

Câu hỏi 476 :

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đạt giá trị cực đại khi dây dẫn và véctơ cảm ứng từ của từ trường 

A. Song song nhau. 

B. Cùng hướng nhau. 

C. Ngược hướng nhau. 

D. Vuông góc nhau.  

Câu hỏi 479 :

Khi con ruồi và con muỗi bay, ta nghe được tiếng vo ve từ muỗi bay mà không nghe được từ ruồi là do 

A. Tần số đập cánh của muỗi nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. 

B. Muỗi đập cánh đều đặn hơn ruồi. 

C. Tần số đập cánh của ruồi nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. 

D. Muỗi bay với tốc độ chậm hơn ruồi. 

Câu hỏi 482 :

Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị 

A. Bằng không do mạch ngoài bị ngắt. 

B. Cực tiểu do điện trở nguồn quá lớn. 

C. Cực đại do điện trở nguồn không đáng kể. 

D. Cực đại do điện trở mạch ngoài bằng không.  

Câu hỏi 483 :

Trong thí nghiệm giao thoa ở mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha đặt tại A và B, trong khoảng giữa hai nguồn thì 

A. Số vân cực đại luôn lớn hơn số vân cực tiểu. 

B. Số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử không dao động trên đoạn thẳng AB. 

C. Số vân cực đại luôn nhỏ hơn số vân cực tiểu. 

D. Số vân cực đại giao thoa luôn bằng số vị trí có phần tử dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB. 

Câu hỏi 501 :

Sóng dừng trên sợi dây có chiều dài l, bước sóng λ= 16cm. Xét điểm O trùng với một nút sóng, các điểm M, N, P, Q nằm về một phía của điểm O cách O những đoạn tương ứng là: 59cm, 87cm, 106cm, 143cm. Pha dao động của các điểm trên có tính chất gì? 

A. M và N đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm P và Q. 

B. M và P đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm N và Q. 

C. M, N, P và Q đồng pha với nhau. 

D. M, N và P đồng pha với nhau và ngược pha với Q.  

Câu hỏi 525 :

Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường 

A. Trùng với phương truyền sóng. 

B. Là phương ngang. 

C. Vuông góc với phương truyền sóng. 

D. Là phương thẳng đứng. 

Câu hỏi 526 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là 

A. Biên độ và gia tốc.    

B. Li độ và tốc độ. 

C. Biên độ và năng lượng.  

D. Biên độ và tốc độ.  

Câu hỏi 529 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng 

A. Một số nguyên lần bước sóng. 

B. Một nửa bước sóng. 

C. Một phần tư bước sóng. 

D. Một bước sóng. 

Câu hỏi 530 :

Đặt điện áp xoay chiều hình sin vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa: 

A. Cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. 

B. Trễ pha π2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. 

C. Ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch 

D. Sớm pha π2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 531 :

Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp 

A. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. 

B. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. 

C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. 

D. Luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. 

Câu hỏi 534 :

Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì 

A. Khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng. 

B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biển, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu. 

C. Động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại. 

D. Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên. 

Câu hỏi 537 :

Một vật dao động điều hòa có phương trình x=Acos(ωt+φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức

A. v=Aωsin(ωt+φ)

B. v=Aωsin(ωt+φ)

C. v=Aωcos(ωt+φ)

D. v=Aωcos(ωt+φ) 

Câu hỏi 538 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz. 

B. Sóng âm không truyền được trong chân không. 

C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz. 

D. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2

Câu hỏi 541 :

Ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ 

A. Luôn nhỏ hơn vật. 

B. Luôn lớn hơn vật. 

C. Luôn cùng chiều với vật. 

D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.  

Câu hỏi 556 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng 

A. Một phần tư bước sóng. 

B. Hai lần bước sóng. 

C. Một nửa bước sóng. 

D. Một bước sóng. 

Câu hỏi 574 :

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. 

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức. 

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. 

D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức. 

Câu hỏi 585 :

Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng 

A. Xuất phát từ hai nguồn bất kì. 

B. Xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp. 

C. Xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ. 

D. Xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau. 

Câu hỏi 587 :

Pha của dao động được dùng để xác định 

A. Trạng thái dao động. 

B. Tần số dao động. 

C. Biên độ dao động. 

D. Chu kì dao động. 

Câu hỏi 589 :

Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là 

A. Chu kì dao động. 

B. Pha ban đầu. 

C. Tần số dao động. 

D. Tần số góc. 

Câu hỏi 592 :

Khi một chất điểm thực hiện dao động điều hòa thì 

A. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. 

B. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip. 

C. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 

D. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường hình sin. 

Câu hỏi 594 :

Máy quang phổ lăng kính dùng để 

A. đo vận tốc ánh sáng. 

B. đo bước sóng ánh sáng. 

C. phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành nhiều thành phần đơn sắc. 

D. xác định bản chất hạt của ánh sáng. 

Câu hỏi 595 :

Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm: 

A. Chỉ phụ thuộc vào biên độ. 

B. Chỉ phụ thuộc vào cường độ âm. 

C. Chỉ phụ thuộc vào tần số. 

D. Phụ thuộc vào tần số và biên độ. 

Câu hỏi 596 :

Vật liệu chính được sử dụng trong một pin quang điện là 

A. kim loại kiềm. 

B. chất cách điện. 

C. kim loại nặng. 

D. bán dẫn.  

Câu hỏi 598 :

Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây? 

A. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử. 

B. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng ổn định. 

C. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron. 

D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân. 

Câu hỏi 599 :

Tìm phát biểu sai. Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân là 

A. nhiệt độ cao tới hàng chục triệu độ 

B. khối lượng các hạt nhân phải đạt khối lượng tới hạn. 

C. thời gian duy trì nhiệt độ cao phải đủ lớn. 

D. mật độ hạt nhân phải đủ lớn. 

Câu hỏi 602 :

Tia β+ là dòng các 

A. nơtron. 

B. electron. 

C. prôtôn. 

D. pôzitron.  

Câu hỏi 604 :

Dòng điện xoay chiều có tần số f=60 Hz, trong mỗi giây dòng điện đổi chiều 

A. 60 lần. 

B. 120 lần. 

C. 30 lần. 

D. 220 lần. 

Câu hỏi 605 :

Cơ chế của sự phát xạ tia X (tia Rơn-ghen) là 

A. dùng một chùm electron có động năng lớn bắn vào một kim loại nặng khó nóng chảy. 

B. dùng một chùm tia tử ngoại chiếu vào một tấm kim loại nặng. 

C. dùng một chùm hạt α bắn vào một tấm kim loại khó nóng chảy. 

D. dùng một chùm tia tử ngoại chiếu vào một chất phát quang. 

Câu hỏi 606 :

Một sóng có chu kỳ 0,125 s thì tần số của sóng này là 

A. 10 Hz. 

B. 4 Hz. 

C. 16 Hz. 

D. 8 Hz. 

Câu hỏi 608 :

Phát biểu nào không đúng khi nói về ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng? 

A. Các cây cầu được sửa chữa hoặc xây dựng theo hướng thay đổi tần số dao động riêng tránh xa tần số dao động mà gió bão có thể tạo thành trên cầu. 

B. Khi chế tạo máy móc phải đảm bảo cho tần số riêng của mỗi bộ phận trong máy không được khác nhiều so với tần số biến đổi của các lực tác dụng lên bộ phận ấy. 

C. Điều lệnh trong quân đội có nội dung “Bộ đội không được đi đều bước khi đi qua cầu”. 

D. Khi xây dựng một toà nhà, phải đảm bào toà nhà ấy không chịu tác dụng của lực cưỡng bức có tần số bằng tần số dao động riêng của toà nhà. 

Câu hỏi 609 :

Loại sóng vô tuyến bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li là: 

A. Sóng cực ngắn. 

B. Sóng trung. 

C. Sóng ngắn. 

D. Sóng dài.  

Câu hỏi 611 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện một pha? 

A. Phần cảm tạo ra dòng điện, phần ứng tạo ra từ trường. 

B. Rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng. 

C. Phần quay goi là rôto, phần đứmg yên gọi là stato. 

D. Phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động.  

Câu hỏi 612 :

Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất. 

B. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. 

C. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang. 

D. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. 

Câu hỏi 614 :

Trên hình là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của năng lượng liên kết riêng (trục tung, theo đơn vị MeV/nuclôn) theo số khối (trục hoành) của các hạt nhân nguyên tử. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hạt nhân62Ni bền vững nhất. 

B. Hạt nhân35Cl bền vững hơn hạt nhân F56e

C. Hạt nhân6Li bền vững nhất. 

D. Hạt nhân238U bền vững nhất. 

Câu hỏi 615 :

Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào 

A. Chiều dài dây treo. 

B. Gia tốc trọng trường. 

C. Vĩ độ địa lí. 

D. Khối lượng quả nặng. 

Câu hỏi 616 :

Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Lực kéo về tác dụng lên chất điểm có độ lớn cực đại khi chất điểm 

A. có vận tốc cực đại. 

B. ở vị trí cân bằng. 

C. ở vị trí biên. 

D. có động năng cực đại.  

Câu hỏi 617 :

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng 

A. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm. 

B. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần. 

C. đưa sóng siêu âm ra loa. 

D. đưa sóng cao tần ra loa.  

Câu hỏi 618 :

Hiện tượng tán sắc xảy ra 

A. ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau. 

B. ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng với chân không (hoặc không khí). 

C. chỉ với lăng kính thủy tinh. 

D. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.  

Câu hỏi 627 :

Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc hai do cùng một dây đàn phát ra thì 

A. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản. 

B. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản. 

C. tần số âm cơ bản gấp đôi tần số hoạ âm bậc hai. 

D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc hai.  

Câu hỏi 650 :

Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lý của âm phụ thuộc vào 

A. tần số âm 

B. đồ thị dao động âm 

C. cường độ âm 

D. mức cường độ âm  

Câu hỏi 681 :

Đơn vị mức cường độ âm là

A. Đêxiben (dB).

B. Niutơn trên mét vuông (N/m2). 

C. Oát trên mét vuông (W/m2).

D. Oát trên mét (W/m). 

Câu hỏi 683 :

Trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của Ampe kế cho biết giá trị nào của dòng điện? 

A. Hiệu dụng. 

B. Trung bình. 

C. Cực đại. 

D. Tức thời.  

Câu hỏi 690 :

Tần số dao động của một con lắc đơn được tính bằng công thức nào sau đây?

A. f=12πgl.

B. f=12πlg.

C. f=1πgl.

D. f=1πlg. 

Câu hỏi 691 :

Khi nhìn qua một thấu kính hội tụ thấy ảnh ảo của một dòng chữ thì ảnh đó 

A. Luôn lớn hơn dòng chữ. 

B. Ngược chiều với dòng chữ. 

C. Luôn nhỏ hơn dòng chữ. 

D. Luôn bằng dòng chữ.  

Câu hỏi 694 :

Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng? 

A. Con lắc đồng hồ. 

B. Cửa đóng tự động. 

C. Hộp đàn ghita dao động. 

D. Giảm xóc xe máy.  

Câu hỏi 699 :

Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận nào sau đây gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng? 

A. Buồng ảnh. 

B. Lăng kính. 

C. Ống chuẩn trực. 

D. Thấu kính hội tụ. 

Câu hỏi 701 :

Một vật dao động theo phương trình x=4cos5πt+π3cm. Biên độ dao động của vật là 

A. 4 cm.  

B. 5 cm.  

C. 5π cm.  

D. π/3 cm. 

Câu hỏi 702 :

Hạt tải điện trong kim loại là 

A. Electron tự do và ion âm. 

B. Electron tự do. 

C. Electron tự do và ion dương. 

D. Ion dương và ion âm.  

Câu hỏi 704 :

Trong thiết bị kiểm tra hành lí ở các sân bay có ứng dụng tia nào sau đây? 

A. Tia hồng ngoại. 

B. Tia catot. 

C. Tia X. 

D. Tia tử ngoại.  

Câu hỏi 705 :

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến đơn giản có bộ phận nào sau đây? 

A. Anten phát. 

B. Mạch tách sóng. 

C. Mạch biến điệu. 

D. Micrô.

Câu hỏi 708 :

Trong điện xoay chiều, đại lượng nào sau đây không có giá trị hiệu dụng? 

A. Cường độ dòng điện. 

B. Công suất. 

C. Suất điện động. 

D. Điện áp.  

Câu hỏi 721 :

Người có thể nghe được âm có tần số 

A. Trên 20kHz. 

B. Từ thấp đến cao. 

C. Từ 16Hz đến 20kHz. 

D. Dưới 16Hz. 

Câu hỏi 722 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau. 

B. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. 

C. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều. 

D. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. 

Câu hỏi 723 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. 

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ. 

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ. 

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.  

Câu hỏi 727 :

Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất? 

A. Đoạn mạch gồm diện trở thuần R nối tiếp với điện trở thuần R2

B. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện. 

C. Đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm thuần L. 

D. Đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L nối tiếp với tụ điện. 

Câu hỏi 728 :

Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng. 

A. Một số nguyên lần bước sóng. 

B. Một nửa bước sóng. 

C. Một bước sóng. 

D. Một phần tự bước sóng. 

Câu hỏi 729 :

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào 

A. Vĩ độ địa lí. 

B. Chiều dài dây treo. 

C. Gia tốc trong trường. 

D. Khối lượng quả nặng. 

Câu hỏi 730 :

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới 

A. Bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. 

B. Bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. 

C. Luôn lớn hơn 1. 

D. luôn nhỏ hơn 1.  

Câu hỏi 732 :

Chọn phát biểu đúng. 

A. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa. 

B. Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng. 

C. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp. 

D. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.  

Câu hỏi 733 :

Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi diện phân dung dịch 

A. Muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó. 

B. Muối kim loại có anốt làm bằng kim loại. 

C. Muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại. 

D. Axit có anốt làm bằng kim loại.  

Câu hỏi 735 :

Phát biểu nào sau đây không đúng? Với dao động cơ tắt dần thì 

A. Biên độ của dao động giảm dần theo thời gian. 

B. Tần số giảm dần theo thời gian. 

C. Ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 

D. Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian.  

Câu hỏi 736 :

Chọn phát biểu sai? Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí 

A. Tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi. 

B. Tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện. 

C. Tỉ lệ với thời gian truyền điện. 

D. Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát.  

Câu hỏi 741 :

Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khi ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong:

A. Nước 

B. Sắt 

C. Không khí ở 00

D. Không khí ở 250C  

Câu hỏi 742 :

Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Điện áp ở hai đầu điện trở giảm. 

B. Điện áp ở hai đầu tụ giảm. 

C. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây thay đổi. 

D. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.  

Câu hỏi 762 :

Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng 

A. Hai lần bước sóng 

B. Nửa bước sóng 

C. Một bước sóng 

D. Một phần tư bước sóng  

Câu hỏi 764 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây? 

A. Giảm tiết diện dây dẫn 

B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện 

C. Giảm điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện D. Tăng chiều dài dây dẫn

D. Tăng chiều dài dây dẫn  

Câu hỏi 765 :

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây? 

A. Anten phát 

B. Mạch khuếch đại 

C. Mạch tách sóng 

D. Mạch biến điệu  

Câu hỏi 767 :

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm chỉ phụ thuộc vào 

A. Tần số 

B. Biên độ 

C. Cường độ âm 

D. Đồ thị dao động âm  

Câu hỏi 768 :

Cho hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số. Hai dao động này ngược pha nhau khi độ lệch pha của hai dao động bằng 

A. 2nπ với n=0;±1;±2

B. (2n+1)π2 với n=0;±1;±2

C. (2n+1)π với n=0;±1;±2

D. (2n+1)π4 với n=0;±1;±2 

Câu hỏi 769 :

Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. 

B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. 

C. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. 

D. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.  

Câu hỏi 778 :

Một con lắc lò xo có k=40 N/m và m=100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là 

A. 0,1π rad/s 

B. 400 rad/s 

C. 0,2π rad/s 

D. 20 rad/s  

Câu hỏi 804 :

Khi nói về chu kỳ dao động của con lắc đơn. Phát biểu không đúng là 

A. Chu kỳ của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng. 

B. Chu kỳ dao động của một con lắc đơn tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc trọng trường nơi con lắc dao dộng. 

C. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài của nó. 

D. Chu kỳ dao động của một con lắc đơn phụ thuộc vào biến độ. 

Câu hỏi 805 :

Đặt một khung dây trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây sẽ không thay đổi nếu khung dây 

A. Quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung. 

B. Chuyển động tịnh tiến theo một phương bất kì. 

C. Có diện tích tăng đều. 

D. Có diện tích giảm đều. 

Câu hỏi 807 :

Vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại là

A. Vmax=ωA 

B. Vmax=ω2A 

C. Vmax=ω2A 

D. Vmax=ωA 

Câu hỏi 814 :

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là 

A. Tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng. 

B. Tốc độ lan truyền biên độ trong môi trường truyền sóng. 

C. Tốc độ lan truyền tần số trong môi trường truyền sóng. 

D. Tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng. 

Câu hỏi 815 :

Đại lượng đặc trưng của âm giúp ta phân biệt âm do các nguồn âm khác nhau phát ra là 

A. Độ to của âm 

B. Âm sắc 

C. Cường độ âm 

D. Độ cao của âm 

Câu hỏi 819 :

Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cực thì 

A. Mắt không có tật, không phải điều tiết 

B. Mắt không có tật, phải điều tiết tối đa 

C. Mắt viễn thị, không phải điều tiết 

D. Mắt cận thị, không phải điều tiết 

Câu hỏi 820 :

Trong giao thoa sóng cơ, để hai sóng có thể giao thoa được với nhau thì chúng xuất phát từ hai nguồn có 

A. Cùng tần số, cùng phương và có độ lệch biên độ không thay đổi theo thời gian 

B. Cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian 

C. Cùng biên độ, cùng phương và có độ lệch tần số không thay đổi theo thời gian 

D. cùng phương, cùng biên độ và có độ lệch pha thay đổi theo thời gian

Câu hỏi 823 :

Năng lượng vật dao động điều hòa 

A. Bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại. 

B. Tỉ lệ với biên độ dao động. 

C. Bằng với động năng của vật khi có li độ cực đại.

D. Bằng với thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu hỏi 824 :

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc 

A. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

C. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

D. Môi trường vật dao động. 

Câu hỏi 830 :

Chọn câu sai. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động thành phần và có biên độ là

A. A2 nếu hai dao động thành phần có pha vuông góc nhau

B. 2A nếu hai dao động thành phần là cùng pha

C. A nếu hai dao động thành phần lệch pha nhau 2π3

D. A32 nếu hai dao động thành phần lệch pha nhau π3

Câu hỏi 834 :

Để phân loại sóng ngang, sóng dọc, người ta dựa vào

A. Phương dao động và vận tốc truyền sóng

B. Phương truyền sóng và bước sóng

C. Phương dao động và phương truyền sóng

D. Vận tốc truyền sóng và bước sóng

Câu hỏi 836 :

Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều u=2003cos(120πt) V

A. 2006V

B. 200V

C. 1003V

D. 1006V

Câu hỏi 837 :

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình vận tốc v=20πcos2πt+3π4cm.s1. Lúc vật chuyển động

A. Nhanh dần theo chiều dương

B. Chậm dần theo chiều âm

C. Nhanh dần theo chiều âm

D. Chậm dần theo chiều dương

Câu hỏi 840 :

Vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của thấu kính phân kỳ. Khi tịnh tiến AB dọc theo trục chính ra xa thấu kính thì ảnh A’B’ của AB cho bởi thấu kính

A. Lớn dần và dịch lại gần tiêu điểm ảnh của thấu kính

B. Nhỏ dần và dịch lại gần tiêu điểm ảnh của thấu kính

C. Nhỏ dần và dịch lại gần thấu kính

D. Lớn dần và dịch lại gần thấu kính

Câu hỏi 844 :

Chọn câu đúng. Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì

A. M bị đẩy lệch về phía xa Q

B. M tiếp tục bị hút dính vào Q

C. M rời Q về vị trí thẳng đứng

D. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q

Câu hỏi 882 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn thuần cảm hệ số tự cảm L, tần số góc của dòng điện là ω?

A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy thuộc vào thời điểm ta xét 

B. Mạch không tiêu thụ công suất trung bình 

C. Hiệu điện thế trễ pha π2 so với cường độ dòng điện 

D. Tổng trở của đọan mạch bằng 1ωL  

Câu hỏi 883 :

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? 

A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng 

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không 

C. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng 

D. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng  

Câu hỏi 885 :

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì 

A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch 

B. Dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch 

C. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch 

D. Tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch   

Câu hỏi 888 :

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn

A. Nhanh pha π4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch 

B. Chậm pha π4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch 

C. Nhanh pha π2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch 

D. Chậm pha π2 so với hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện  

Câu hỏi 890 :

Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng ?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại 

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không 

C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không 

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại  

Câu hỏi 894 :

Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB 

A. Dao động với biên độ cực đại 

B. Dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn 

C. Không dao động 

D. Dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn  

Câu hỏi 895 :

Con lắc lò xo nằm ngang, lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật luôn hướng 

A. Theo chiều âm quy ước 

B. Theo chiều chuyển động của viên bi 

C. Về vị trí cân bằng của viên bi 

D. Theo chiều dương quy ước  

Câu hỏi 898 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng ? 

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin 

B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng 

C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi 

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động  

Câu hỏi 901 :

Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng 

A. Tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi 

B. Tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lo xo 

C. Tỉ lệ với bình phương biên độ dao động 

D. Tỉ lệ với bình phương chu kì dao động  

Câu hỏi 903 :

Dao động tắt dần 

A. Có biên độ giảm dần theo thời gian 

B. Có biên độ không đổi theo thời gian 

C. Luôn có hại 

D. Luôn có lợi  

Câu hỏi 905 :

Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai ? 

A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20KHz 

B. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản 

C. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn 

D. Siêu âm có thể truyền được trong chân không  

Câu hỏi 907 :

Một dòng điện xoay chiều chạy trong một động cơ điện có biểu thức i=2sin100πt+π2A(trong đó t tính bằng giây) thì

A. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện i bằng 2A 

B. Tần số dòng điện bằng 100πHz 

C. Chu kì dòng điện bằng 0,02s 

D. Cường độ dòng điện i luôn sớm pha π2 so với hiệu điện thế xoay chiều mà động cơ này sử dụng.  

Câu hỏi 924 :

Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ là dựa vào hiện tượng 

A. Tự cảm 

B. Cộng hưởng điện 

C. Cảm ứng điện từ 

D. Cộng hưởng cơ   

Câu hỏi 926 :

Dòng điện xoay chiều có cường độ i=I2cos(ωt+φ) (I>0). Đại lượng I được gọi là 

A. Cường độ dòng điện trung bình 

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng 

C. Cường độ dòng điện tức thời 

D. Cường độ dòng điện cực đại  

Câu hỏi 931 :

Dao động của quả lắc đồng hồ thuộc loại dao động nào sau đây ? 

A. Dao động cộng hưởng 

B. Dao động tắt dần 

C. Dao động cưỡng bức 

D. Dao động duy trì  

Câu hỏi 934 :

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với li độ dao động lần lượt là x1=A1cosωt+φ1 và x2=A2cosωt+φ2. Gọi φ là pha ban đầu của dao động tổng hợp, φ được tính theo biểu thức nào dưới đây?

A. tanφ=A1cosφ1A2cosφ2A1sinφ1A2sinφ2

B. tanφ=A1sinφ1A2sinφ2A1cosφ1A2cosφ2

C. tanφ=A1sinφ1+A2sinφ2A1cosφ1+A2cosφ2

D. tanφ=A1cosφ1+A2cosφ2A1sinφ1+A2sinφ2 

Câu hỏi 939 :

Điện áp xoay chiều u=100cos(ωt+φ) có giá trị hiệu dụng bằng

A. 502V

B. 50V

C. 1002V

D. 100V 

Câu hỏi 946 :

Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng vật lí của âm ? 

A. Âm sắc 

B. Cường độ âm 

C. Độ to của âm 

D. Độ cao của âm   

Câu hỏi 948 :

Một sóng cơ truyền theo phương Ox với phương trình u=Acos2πTt2πxλ. Đại lượng λ được gọi là 

A. Bước sóng 

B. Tốc độ sóng 

C. Chu kì sóng 

D. Tần số sóng  

Câu hỏi 966 :

Trong dao động điều hòa, lực gây ra dao động cho vật luôn

A. Biến thiên cùng tần số, cùng pha so với li độ

B. Biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa

C. Không đổi

D. Biến thiên cùng tần số, ngược pha với li độ

Câu hỏi 972 :

Sóng điện từ có bước sóng 100nm là

A. Ánh sáng nhìn thấy

B. Tia hồng ngoại

C. Tia tử ngoại

D. Tia Rơn-ghen

Câu hỏi 973 :

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh không có mạch

A. Biến điệu

B. Tách sóng

C. Khuếch đại

D. Loa

Câu hỏi 976 :

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí thay đổi như thế nào khi đặt một tấm kính xem vào giữa, chiếm hết khoảng cách giữa hai điện tích?

A. Không đổi

B. Hướng không đổi, độ lớn tăng

C. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi

D. Hướng không đổi, độ lớn giảm

Câu hỏi 977 :

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện xoay chiều chạy qua đặt trong một từ trường không phụ thuộc yếu tố nào sau đây ?

A. Tiết diện của dây dẫn

B. Cường độ dòng điện

C. Từ trường

D. Góc hợp bởi dây dẫn và từ trường

Câu hỏi 979 :

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và 

A. Tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó. 

B. Tác dụng lực điện lên điện tích và dòng điện đặt trong nó. 

C. Tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó. 

D. Tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. 

Câu hỏi 981 :

Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do 

A. Khác nhau về tần số âm. 

B. Khác nhau về đồ thị dao động âm. 

C. Khác nhau về chu kì của sóng âm. 

D. Khác nhau về cường độ âm. 

Câu hỏi 982 :

Điện từ trường xuất hiện 

A. Xung quanh một điện tích đứng yên. 

B. Xung quanh chỗ có tia lửa điện. 

C. Xung quanh một dòng điện không đổi. 

D. Xung quanh một ống dây điện. 

Câu hỏi 984 :

Một dòng điện xoay chiều có cường độ i=22cos100πt+π2(A). Chọn phát biểu sai

A. Khi t = 0,15s cường độ dòng điện cực đại. 

B. Tần số của dòng điện là 50Hz. 

C. Pha ban đầu của dòng điện là φ=π2.

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng là I = 2A.

Câu hỏi 985 :

Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên một phương truyền sóng mà phần tử môi trường tại hai điểm đó 

A. Dao động ngược pha. 

B. Dao động cùng pha. 

C. Dao động lệch pha 0,25π. 

D. Dao động lệch pha 0,5π. 

Câu hỏi 986 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cưỡng bức? 

A. Tần số của ngoại lực cưỡng bức là tần số dao động của vật. 

B. Dao động cưỡng bức là tần số dao động của vật. 

C. Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa cuẩ vật chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức mà chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực. 

Câu hỏi 987 :

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến điện, không có mạch (tầng)

A. Chọn sóng. 

B. Tách sóng. 

C. Biến điệu. 

D. Khuếch đại âm tần. 

Câu hỏi 988 :

Trường hợp nào sau đây sóng phát ra không phải là sóng điện từ?

A. Sóng phát ra từ lò vi sóng. 

B. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình. 

C. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh. 

D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh. 

Câu hỏi 989 :

Chọn phát biểu sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ. Quang phổ vạch phát xạ

A. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng. 

B. Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị nung nóng. 

C. Gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. 

D. Được ứng dụng dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng. 

Câu hỏi 993 :

Một nguồn âm gây ra cường độ âm tại M là IM và tại N là IN. Mối liên hệ giữa mức cường độ âm LM; LN tại M và N là

A. LMLN=10logIMIN(dB) 

B. LMLN=10logINIM(dB)

C. LMLN=10logIMIN(dB) 

D. LMLN=10logINIM(dB) 

Câu hỏi 995 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có độ tụ 5,0dp và cách thấu kính một đoạn là 30cm. Ảnh của vật sáng AB qua thấu kính là 

A. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 

B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 

C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 

D. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. 

Câu hỏi 1021 :

Cơ thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau đây?

A. Tia X

B. Tia hồng ngoại

C. Bức xạ nhìn thấy

D. Tia tử ngoại

Câu hỏi 1023 :

Mạch dao động LC dao động với tần số f, khi đó:

A. f=12πLC

B. f=LC2π

C. f=2πLC

D. f=2πLC

Câu hỏi 1025 :

Một trong những đặc trưng sinh lí của âm là :

A. Mức cường độ âm

B. Độ to của âm

C. Đồ thị dao động âm

D. Tần số âm

Câu hỏi 1031 :

Vật phát AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. Màn cách vật 80cm. Thấu kính là:

A. Hội tụ có tiêu cự f = 15cm

B. Hội tụ có tiêu cự f = 20cm

C. Phân kì có tiêu cự f = -20cm

D. Phân kì có tiêu cự f = -15cm

Câu hỏi 1041 :

Công tơ điện lắp cho mỗi hộ gia đình là dụng cụ để đo

A. điện áp xoay chiều

B. công suất tiêu thụ điện năng

C. cường độ dòng điện xoay chiều

D. điện năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian

Câu hỏi 1042 :

Vecto cường độ điện trường E và cảm ứng từ B trong một sóng điện từ không có đặc điểm nào sau đây?

A. dao động vuông pha

B. dao động cùng pha

C. dao động vuông phương

D. dao động cùng tần số

Câu hỏi 1046 :

Hai âm Sol và La do cùng một đàn violon phát ra có thể có cùng

A. độ cao

B. tần số

C. độ to

D. đồ thị dao động âm

Câu hỏi 1047 :

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây thuần cảm. Nếu hệ số tự cảm không đổi thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ

A. nhỏ khi tần số của dòng điện lớn

B. lớn khi tần số của dòng điện nhỏ

C. không phụ thuộc vào tần số của dòng điện

D. lớn khi tần số của dòng điện lớn

Câu hỏi 1049 :

Trong dao động điều hòa, cặp đại lượng nào sau đây dao động ngược pha?

A. li độ và gia tốc

B. lực kéo về và vận tốc

C. lực kéo về và gia tốc

D. li độ và vận tốc

Câu hỏi 1052 :

Máy biến áp là thiết bị có tác dụng

A. làm tăng tần số của dòng điện xoay chiều

B. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

C. làm biến đổi điện áp một chiều

D. làm biến đổi điện áp xoay chiều

Câu hỏi 1054 :

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. độ cao nơi dao động so với mặt đất

B. khối lượng quả nặng

C. chiều dài dây treo

D. vĩ độ địa lý

Câu hỏi 1056 :

Nguyên nhân chính gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn khi nó dao động trong không khí là

A. lực căng của dây biến đổi theo thời gian

B. trọng lực của Trái Đất tác dụng vào vật dao động

C. lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật dao động

D. lực cản không khí tác dụng vào vật dao động

Câu hỏi 1057 :

Cho hình ảnh sóng dừng trên một sợi dây AB như hình sau.  Hai điểm M và N dao động:

A. lệch pha π/3

B. vuông pha

C. cùng pha

D. ngược pha

Câu hỏi 1062 :

Trong sự truyền sóng cơ học, sóng ngang truyền được trong môi trường nào?

A. Trong chất rắn và chất lỏng

B. Trong chất lỏng và chất khí

C. Trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng

D. Trong chất rắn, lỏng, khí

Câu hỏi 1063 :

Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi

A. vuông pha với gia tốc

B. sớm pha hơn gia tốc

C. ngược pha với gia tốc

D. cùng pha với gia tốc

Câu hỏi 1067 :

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình x1=A1cosωt+φ1 và x2A2cosωt+φ2. Gọi Δφ=φ2φ1, chọn phát biểu đúng

A. Trong mọi trường hợp, biên độ của dao động tổng hợp thỏa mãn: A1A2AA1+A2.

B. Nếu Δφ = (2k + 1)π (k є Z) thì biên độ dao động tổng hợp là A=A1+A2.

C. Nếu Δφ = kπ (k є Z) thì biên độ dao động tổng hợp là A=A12+A22.

D. Nếu Δφ = 2kπ (k є Z) thì biên độ dao động tổng hợp là A=A1A2.

Câu hỏi 1082 :

Cường độ âm tại một điểm là I, cường độ âm chuẩn là Io, thì mức cường độ âm tại điểm đó là

A. 10lgII0  dB.

B. 10lgI0I  dB.

C. 10lgII0  B.

D. II0  dB.

Câu hỏi 1083 :

Một vật dao động điều hòa với chu kì T thì thế năng của vật biến thiên

A. tuần hoàn với chu kì là 2T

B. tuần hoàn với chu kì là T2.

C. điều hòa với chu kì T4.

D. điều hòa với chu kì T

Câu hỏi 1085 :

Trong sóng dừng thì

A. khoảng cách giữa hai bụng sóng liền kề là λ4.

B. hai điểm nằm trên cùng một bó sóng luôn dao động cùng pha nhau

C. khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là λ

D. khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liền kề là λ2.

Câu hỏi 1086 :

Hạt tải điện trong chất bán dẫn tinh khiết

A. là electron và lỗ trống

B. chỉ có lỗ trống

C. là ion dương và ion âm

D. chỉ có electron

Câu hỏi 1088 :

Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng là

A. 12πLC.

B. LC.

C. 1LC.

D. 2πLC.

Câu hỏi 1090 :

Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì dung kháng

A. tỉ lệ thuận với tần số dòng điện

B. làm cho điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện là π2.

C. làm cho điện áp cùng pha với cường độ dòng điện

D. làm cho điện áp chậm pha hơn cường độ dòng điện là π2.

Câu hỏi 1092 :

Tia hồng ngoại được ứng dụng để

A. tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại

B. sưởi ấm, sấy khô

C. chụp điện, chiếu điện trong y tế

D. tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại

Câu hỏi 1096 :

Một bức xạ đơn sắc trong chân không có bước sóng là 700 nm. Khi bức xạ truyền trong nước có chiết suất là 1,33 thì nó là

A. ánh sáng nhìn thấy màu lục

B. tia hồng ngoại

C. ánh sáng nhìn thấy màu đỏ

D. tia tử ngoại

Câu hỏi 1105 :

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì đồ thị lực hồi phục tác dụng vào vật phụ thuộc gia tốc của vật là

A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ thuộc góc phần tư thứ 1 và góc phần tư thứ 3

B. đường thẳng qua gốc tọa độ

C. đoạn thẳng qua gốc tọa độ thuộc góc phần từ thứ 2 và góc phần tư thứ 4

D. đường thẳng không qua gốc tọa độ

Câu hỏi 1121 :

Chọn phát biểu đúng. Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

B. biến đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều

C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

D. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều

Câu hỏi 1123 :

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng

B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng

C. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng

D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

Câu hỏi 1124 :

Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm?

A. Tần số âm

B. Độ cao của âm

C. Âm sắc

D. Độ to của âm

Câu hỏi 1127 :

Điện áp u = 200cos(100πt + 0,5π) (V) có giá trị hiệu dụng bằng

A. 1002 V

B. 200 V

C. 100 V

D. 2002 V 

Câu hỏi 1128 :

Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi

A. mạch kín đó được đặt cạnh nam châm thẳng

B. mạch kín đó được đặt trong một từ trường đều

C. mạch kín đó được nối với nguồn điện một chiều

D. từ thông qua mạch kín đó biến thiên theo thời gian

Câu hỏi 1129 :

Ánh sáng trắng là

A. ánh sáng đơn sắc

B. ánh sáng có một tần số xác định

C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím

D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

Câu hỏi 1131 :

Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là

A. sóng trung

B. sóng cực ngắn

C. sóng ngắn

D. sóng dài

Câu hỏi 1132 :

Quang phổ vạch phát xạ do

A. chất rắn bị nung nóng phát ra

B. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra

C. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng phát ra

D. chất lỏng bị nung nóng phát ra

Câu hỏi 1161 :

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng

B. Tốc độ truyền sóng

C. Biên độ của sóng

D. Bước sóng

Câu hỏi 1164 :

Sóng cơ truyền được trong các môi trường

A. Rắn, lỏng và khí

B. Lỏng, khí và chân không

C. Chân không, rắn và lỏng

D. Khí, chân không và rắn

Câu hỏi 1165 :

Trong dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. Lực kéo về

B. Gia tốc

C. Động năng

D. Năng lượng toàn phần

Câu hỏi 1166 :

Biết I0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là

A. L=2lgII0(dB)

B. L=10lgII0(dB)

C. L=10lgI0I(dB)

D. L=2lgI0I(dB)

Câu hỏi 1168 :

Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là i=I0cos(ωt+φ) (A). Đại lượng được gọi là

A. Cường độ dòng điện cực đại

B. Chu kỳ của dòng điện

C. Tần số của dòng điện

D. Pha của dòng điện

Câu hỏi 1170 :

Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là:

A. Tia tử ngoại

B. Tia hồng ngoại

C. Tia đơn sắc màu lục

D. Tia Rơn-ghen

Câu hỏi 1175 :

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acos(ωt+φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức

A. v=ω2Acos(ωt+φ)

B. x=ωAsin(ωt+φ)

C. v=ω2Acos(ωt+φ)

D. v=ωAsin(ωt+φ)

Câu hỏi 1180 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức

Câu hỏi 1186 :

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v theo thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phương trình dao động của vật là

A. x=38πcos20π3t+π6cm

B. x=34πcos20π3t+π6cm

C. x=38πcos20π3tπ6cm

D. x=34πcos20π3tπ6cm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK