Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2021 môn Lý có đáp án chi tiết từng câu

Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2021 môn Lý có đáp án chi tiết từng câu

Câu hỏi 1 :

Điện tích của một êlectron có giá trị là

A. $9,1.10^{-31} {C}$

B. $6,1.10^{-19} {C}$

C. $-1,6.10^{-19} {C}$

D. $-1,9.10^{-31} {C}$

Câu hỏi 3 :

Hạt tải điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là

A. lỗ trống.

B. êlectron.

C. ion dương.

D. ion âm.

Câu hỏi 5 :

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là

A. $T=2 \pi \sqrt{\frac{m}{k}}$.

B. $T=2 \pi \sqrt{\frac{k}{m}}$.

C. $T=\sqrt{\frac{m}{k}}$.

D. $T=\sqrt{\frac{k}{m}}$.

Câu hỏi 6 :

Hai dao động điều hòa cùng tần số và ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng

A. $(2 k+1) \pi$ với $k=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

B. $2 k \pi$ với $k=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

C. $(k+0,5) \pi$ với $k=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

D. $(k+0,25) \pi$ với $k=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

Câu hỏi 8 :

Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng $\lambda$. Cực đại giao thoa cách hai nguồn những đoạn $d_{1}$ và $d_{2}$ thỏa mãn

A. $d_{1}-d_{2}=n \lambda$ với $n=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

B. $d_{1}-d_{2}=(n+0,5) \lambda$ với $n=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

C. $d_{1}-d_{2}=(n+0,25) \lambda$ với $n=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

D. $d_{1}-d_{2}=(2 n+0,75) \lambda$ với $n=0,\pm 1,\pm 2, \ldots$

Câu hỏi 9 :

Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Tần số âm.

B. Độ cao của âm.

C. Cường độ âm.

D. Mức cường độ âm.

Câu hỏi 10 :

Đặt điện áp xoay chiều $u=U \sqrt{2} \cos \omega t(\omega>0)$ vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cảm kháng của cuộn cảm là

A. $Z_{{L}}=\omega^{2} L$.

B. $Z_{{L}}=\frac{1}{\omega L}$.

C. $Z_{{L}}=\omega L$

D. $Z_{{L}}=\frac{1}{\omega^{2} L}$.

Câu hỏi 13 :

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Mạch khuếch đại.

B. Mạch tách sóng.

C. Mạch chọn sóng.

D. Mạch biến điệu.

Câu hỏi 14 :

Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng.

C. Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì khác nhau.

D. Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu hỏi 15 :

15: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

A. Truyền được trong chân không.

B. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.

C. Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

Câu hỏi 17 :

Chất nào sau đây là chất quang dẫn?

A. Cu

B. Pb

C. PbS

D. Al

Câu hỏi 19 :

Tia phóng xạ nào sau đây là dòng các êlectron?

A. Tia $\alpha$.

B. Tia $\beta^{+}$

C. Tia $\beta^{-}$

D. Tia $\gamma$.

Câu hỏi 20 :

Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là

A. số prôtôn.

B. năng lượng liên kết.

C. số nuclôn.

D. năng lượng liên kết riêng.

Câu hỏi 21 :

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài 1 dao động điều hòa với tần số góc là

A. $\omega=\sqrt{\frac{\ell}{g}}$

B. $\omega=2 \pi \sqrt{\frac{g}{\ell}}$

C. $\omega=\sqrt{\frac{g}{\ell}}$

D. $\omega=2 \pi \sqrt{\frac{\ell}{g}}$

Câu hỏi 28 :

Sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hành lý ở sân bay là dựa vào tính chất nào của tia X ?

A. Khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Gây tác dụng quang điện ngoài.

C. Tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào.

D. Làm ion hóa không khi.

Câu hỏi 30 :

Cho phản ứng nhiệt hạch: ${ }_{1}^{2} {H}+{ }_{1}^{2} {H} \longrightarrow{ }_{0}^{1} n+{X} .$ Hạt nhân ${X}$ là

A. ${ }_{2}^{3} {He}$

B. ${ }_{2}^{4} {He}$

C. ${ }_{3}^{6} {Li}$.

D. ${ }_{1}^{1} {H}$.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK