Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Lý số 6 có đáp án

Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Lý số 6 có đáp án

Câu hỏi 1 :

Dựa vào tác dụng nào của tia tử ngoại mà người ta có thể tìm được vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại ?

A. hủy diệt tế bào

B. nhiệt

C. kích thích phát quang

D. gây ra hiện tượng quang điện

Câu hỏi 2 :

Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng mảnh, hẹp đi từ thuỷ tinh ra không khí theo hướng vuông góc với mặt phân cách thì

A. chùm sáng bị tán sắc và góc khúc xạ tia tím lớn hơn góc khúc xạ tia đỏ

B. chùm sáng không bị tán sắc, vẫn là chùm sáng trắng

C. chùm sáng bị tán sắc và góc lệch của tia đơn sắc lục lớn hơn góc lệch tia đơn sắc chàm

D. chùm sáng bị tán sắc thành dải màu từ đỏ đến tím

Câu hỏi 6 :

Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
Ánh sáng huỳnh quang

A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích

B. do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp

C. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích

D. có bước sóng nhỉnh hơn bước sóng ánh sáng kích thích

Câu hỏi 7 :

Trạng thái dừng của nguyên tử là

A. trạng thái đứng yên của nguyên tử

B. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử

C. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại

D. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân

Câu hỏi 9 :

Cho bước sóng vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng N về L là 0,487 μm. Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển từ quỹ đạo L (n = 2) lên quỹ đạo N (n = 4) là do

A. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 0,85 eV

B. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 2,55 eV

C. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 0,85 eV

D. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 2,55 eV

Câu hỏi 11 :

Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp

A. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

B. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong cuộn sơ cấp

C. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

D. Luôn luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

Câu hỏi 12 :

Dung kháng của một mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta cần điều chỉnh theo hướng

A. giảm điện trở

B. tăng điện dung của tụ điện

C. giảm tần số dòng điện

D. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây

Câu hỏi 15 :

Đại lượng nào sau đây của dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa theo thời gian

A. Tần số

B. Chu kì

C. Cường độ dòng điện

D. Pha dao dộng

Câu hỏi 17 :

Khi nói về sóng âm phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Độ to của âm là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào mức cường độ âm

B. Sóng âm truyền được trong chân không

C. Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm

D. Sóng âm trong không khí là sóng dọc

Câu hỏi 19 :

Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng dao động cùng tần số và vuông pha với nhau trên phương vuông góc với mặt chất lỏng và gây ra hiện tượng giao thoa. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Tổng số vân cực tiểu giao thoa là một số lẻ

B. Tổng số vân cực đại giao thoa là một số lẻ

C. Đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn trên mặt nước là một vân cực đại

D. Tổng số vân cực đại bằng tổng số vân cực tiểu

Câu hỏi 20 :

Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì

A. tất cả các điểm của dây đều dừng dao động

B. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm dao động với biên độ cực tiểu

C. nguồn phát sóng không dao động nữa

D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, sóng tới bị triệt tiêu

Câu hỏi 24 :

Cho phản ứng hạt nhân X + $_9^{19}F$ → $_2^4He + _8^{16}O$. Hạt X là

A. nơtron

B. prôtôn

C. anpha

D. đơteri

Câu hỏi 26 :

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có

A. số khối khác nhau.

B. độ hụt khối khác nhau.

C. khối lượng khác nhau.

D. điện tích khác nhau.

Câu hỏi 27 :

Đồ thị biểu diễn suất điện động cảm ứng qua một mạch điện theo thời gian có dạng như hình vẽ. Từ thông qua mạch điện là

Đồ thị biểu diễn suất điện động cảm ứng qua một mạch điện theo thời gian có dạng hình ảnh

A. hàm bậc nhất theo thời gian

B. hàm bậc hai theo thời gian

C. hàm mũ theo thời gian

D. một hằng số

Câu hỏi 31 :

Một vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian như hình vẽ . Phương trình dao động của vật là

Một vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời hình ảnh

A. x = 3sin$\left( {\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{6}} \right)$ cm

B. x = 3sin$\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)$ cm

C. x = 3cos$\left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)$ cm

D. x = 3cos$\left( {\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{3}} \right)$ cm

Câu hỏi 34 :

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

B. hệ số lực cản của môi trường

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

D. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

Câu hỏi 36 :

Khi tăng khối lượng vật nặng của con lắc đơn lên 2 lần và giữ nguyên điều kiện khác thì

A. biên độ dao động tăng lên 2 lần

B. năng lượng dao động của con lắc tăng 4 lần

C. tần số dao động của con lắc không đổi

D. chu kì dao động bé của con lắc tăng 2 lần

Câu hỏi 37 :

Pha dao động của một vật dao động điêu hòa

A. không đổi theo thời gian

B. tỉ lệ bậc nhất với thời gian

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian

D. là hàm bậc hai theo thời gian

Câu hỏi 38 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên ?

A. Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện từ trường xoáy

B. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên

C. Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn lệch pha nhau π/2

D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện điện trường xoáy

Câu hỏi 39 :

Trong mạch dao động LC lí tưởng có i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại thời điểm t; ${I_0}$ là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và ${I_0}$ là

A. $\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}$

B. $\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}$

C. $\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}$

D. $\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}$

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK