Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Vật lí có đáp án năm 2022 !!

25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Vật lí có đáp án năm 2022 !!

Câu hỏi 1 :

Quạt cây sử dụng trong nhà có cánh quạt được gắn với trục quay và trục này được gắn với:

A. phần cảm và là phần tạo ra từ trường quay.

B. phần ứng và là phần tạo ra từ trường quay

C. phần ứng và là phần tạo ra dòng điện cảm ứng.

D. phần cảm và là phần tạo ra dòng điện cảm ứng.

Câu hỏi 4 :

Chọn phát biểu đúng. Tia hồng ngoại:

A. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.

B. được ứng dụng để sưởi ấm.

C. không truyền được trong chân không.

D. không phải là sóng điện từ.

Câu hỏi 5 :

Trong phương trình dao động điều hòa: x=Acosωt+φ , radian trên giây (rad/s) là đơn vị đo của đại lượng:

A. biên độ A.

B. pha dao động ωt+φ .

C. tần số góc ω .

D. chu kì dao động T.

Câu hỏi 6 :

Hạt nhân ZAX có số prôtôn là:

A. Z

B. A + Z

C. A

D. A - Z

Câu hỏi 8 :

Hiện tượng hai sóng trên mặt nước gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng:

A. nhiễu xạ sóng

B. giao thoa sóng

C. khúc xạ sóng

D. phản xạ sóng

Câu hỏi 11 :

Chiếu chùm ánh sáng gồm 5 ánh sáng đơn sắc khác nhau là đỏ, cam, vàng, lục và tím đi từ nước ra không khí, thấy ánh sáng màu vàng ló ra ngoài song song với mặt nước. Xác định số bức xạ mà ta có thể quan sát được phía trên mặt nước?

A. Ngoài tia vàng còn có tia cam và tia đỏ.

B. Tất cả đều ở trên mặt nước.

C. Chỉ có tia đỏ ló ra phía trên mặt nước.

D. Chỉ có tia lục và tia tím ló ra khỏi mặt nước.

Câu hỏi 15 :

Hạt nhân nào sau đây có thể phân hạch:

A. 24He.

B. 612C.

C. 49Be.

D. 92235U.

Câu hỏi 16 :

Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào:

A. Vận tốc âm.

B. Bước sóng và năng lượng âm.

C. Mức cường độ âm.

D. Vận tốc và bước sóng.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh

D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ

Câu hỏi 26 :

Dao động được ứng dụng trong thiết bị giảm xóc của ô tô là:

A. dao động tắt dần.

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động điều hòa.

D. dao động duy trì.

Câu hỏi 35 :

Kim loại có công thoát êlectron là 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm  λ2=0,2μm  thì hiện tượng quang điện:

A. xảy ra với cả 2 bức xạ.


B. xảy ra với bức xạ λ1 , không xảy ra với bức xạ λ2 .


C. không xảy ra với cả 2 bức xạ.

D. xảy ra với bức xạ λ2 , không xảy ra với bức xạ λ1 .

Câu hỏi 41 :

Tia nào sau đây được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn?

A. Tia X

B. Tia laze

C. Tia tử ngoại

D. Tia hồng ngoại

Câu hỏi 43 :

Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp, nếu tần số của dòng điện tăng thì

A. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch giảm

B. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch tăng

C. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch giảm

D. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch tăng

Câu hỏi 44 :

Một điểm trong không gian có sóng điện từ truyền qua, thì tại đó

A. vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ điện trường luôn ngược hướng.

B. cảm ứng từ và cường độ điện trường luôn biên thiên lệch pha nhau π2  rad.


C. vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ điện trường luôn cùng hướng với vectơ vận tốc truyền sóng.


D. cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn biến thiên cùng pha.

Câu hỏi 45 :

Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử sóng

A. dao động ngược pha trên cùng một phương truyền sóng.

B. gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

C. dao động cùng pha trên phương truyền sóng.

D. gần nhau nhất dao động cùng pha.

Câu hỏi 46 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.

B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một electron.

C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.

Câu hỏi 47 :

Trong nguyên tắc của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, để trộn dao động âm tần với dao động cao tần ta dùng

A. mạch tách sóng

B. mạch biến điệu

C. mạch chọn sóng

D. mạch khuếch đại

Câu hỏi 48 :

Đơn vị của khối lượng nguyên tử u là

A. 114  khối lượng hạt nhân của đồng vị 714N

B. khối lượng của hạt nhân nguyên tử 11H

C. khối lượng của một nguyên tử 11H

D. 112  khối lượng của một nguyên tử 612C

Câu hỏi 49 :

Chiếu một chùm sáng đi qua một máy quang phổ lăng kính, chùm sáng lần lượt đi qua

A. ống chuẩn trực, buồng tối, hệ tán sắc

B. hệ tán sắc, ống chuẩn trực, buồng tối

C. hệ tán sắc, buồng tối, ống chuẩn trực

D. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối

Câu hỏi 52 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải n lần thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n  lần

B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n lần

C. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n2  lần

D. Tăng chiều dài dây dẫn

Câu hỏi 53 :

Quang phổ vạch hấp thụ là

A. quang phổ gồm các vạch màu riêng biệt trên một nền tối

B. quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục

C. quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục

D. quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng

Câu hỏi 54 :

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acosωt+φ . Gia tốc của vật được tính bằng công thức

A. a=ω2Acosωt+φ

B. a=ω2Asinωt+φ

C. a=ωAsinωt+φ

D. a=ωAcosωt+φ

Câu hỏi 55 :

Dòng điện xoay chiều sử dụng trong gia. đình có thông số 200 V - 50 Hz. Nếu sử dụng dòng điện trên để thắp sáng bóng đèn sợi đốt 220 V - 100 W thì trong mỗi giây đèn sẽ

A. tắt đi rồi sáng lên 200 lần

B. đèn luôn sáng

C. tắt đi rồi sáng lên 50 lần

D. tắt đi rồi sáng lên 100 lần

Câu hỏi 56 :

Chỉ ra câu sai. Âm La của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng:

A. tần số

B. cường độ

C. mức cường độ

D. đồ thị dao động

Câu hỏi 58 :

Một con lắc lò xo dao động điều hoà khỉ vật đi qua vị trí có li độ bằng nửa biên độ thì

A. cơ năng của con lắc bằng bốn lần động năng.

B. cơ năng của con lắc bằng ba lần động năng.

C. cơ năng của con lắc bằng ba lần thế năng.

D. cơ năng của con lắc bằng bốn lần thế năng.

Câu hỏi 76 :

Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu v0  vuông góc cảm ứng từ. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm úng từ lên gấp đôi thì:

A. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi một nửa

B. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên 4 lần

C. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường tăng lên gấp đôi

D. bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường giảm đi 4 lần

Câu hỏi 83 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số:

A. bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato

B. lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato

C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải

D. nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây stato

Câu hỏi 84 :

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

A. mức cường độ âm

B. tần số âm

C. biên độ sóng âm

D. cường độ âm

Câu hỏi 85 :

Trong tivi không có bộ phận nào sau đây?

A. Máy biến áp

B. Mạch tách sóng

C. Mạch khuếch đại

D. Mạch biến điệu

Câu hỏi 86 :

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau

D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y

Câu hỏi 87 :

Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng:

A. Thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng

B. Động năng của vật nặng khi qua vị trí biên

C. Động năng của vật nặng

D. Tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì

Câu hỏi 88 :

Hạt nhân C614  gồm:

A. 6 prôtôn và 8 nơtron

B. 14 prôtôn

C. 6 nơtron, 8 prôtôn

D. 14 nơtron

Câu hỏi 90 :

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ:

A. dưới tác dụng của lực quán tính.

B. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. dưới tác dụng của lực đàn hồi.

D. trong điều kiện không có lực ma sát.

Câu hỏi 91 :

Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng:

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.

B. một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. một số nguyên lần bước sóng.

D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu hỏi 92 :

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính trong máy quang phổ trước đến thấu kính của buồng tối là

A. một chùm tia hội tụ.

B. một chùm tia phân kỳ.

C. một chùm tia song song.

D. nhiều chùm tia đơn sắc song song, khác phương.

Câu hỏi 93 :

Quang phổ vạch của nguyên tử hidro gồm các vạch màu

A. đỏ, cam, chàm, tím.

B. đỏ, lam, lục, tím.

C. đỏ, vàng, chàm, tím.

D. đỏ, lam, chàm, tím.

Câu hỏi 101 :

Đặt điện áp u=1202cos100πt+π3V vào hai đầu điện trở có R=50Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

A. i=2,4cos100πtA

B. i=2,42cos100πt+π3A

C. i=2,4cos100πt+π3A

D. i=1,22cos100πt+π3A

Câu hỏi 121 :

Điều kiện để hai sóng giao thoa được với nhau là hai sóng

A. cùng phương, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. chuyển động cùng chiều với cùng tóc độ.

C. cùng biên độ, cùng bước sóng, pha ban đầu.

D. cùng phương, luôn đi kèm với nhau.

Câu hỏi 122 :

Khi nói về dao động cưỡng bức, nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khi xảy ra cộng hưởng thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số và biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của nó.

Câu hỏi 126 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

B. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

C. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.


D. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.


Câu hỏi 127 :

Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 128 :

Theo thuyết tương đối, khi vật chuyển động thì năng lượng toàn phần của nó là:

A. Tổng năng lượng nghỉ và động năng của vật.


B. Tổng động năng và nội năng của vật.


C. Tổng động năng và thế năng của vật.

D. Tống động năng phân tử và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 129 :

Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì

A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.

B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.

C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

Câu hỏi 130 :

Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Cơ năng của vật

A. bằng động năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.


B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ băng T2.


C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng T.

D. tăng hai lần khi biên độ dao động của vật tăng hai lần.

Câu hỏi 134 :

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng bằng

A. một nửa bước sóng.

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu hỏi 135 :

Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Để có cộng hưởng điện thì có thể

A. giảm điện dung của tụ điện.


B. giảm độ tự cảm của cuộn dây.


C. tăng điện trở đoạn mạch.

D. tăng tần số dòng điện.

Câu hỏi 144 :

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình li độ là x=5cos4πt+π2(cm) (t tính bằng s). Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tốc độ cực đại của vật là 20p cm/s.

B. Lúc t=0, vật qua vị trí cân bằng O, ngược chiều dương của trục Ox.

C. Vật thực hiện 2 dao động toàn phần trong 1 s.

D. Chiều dài quỹ đạo của vật là 20 cm.

Câu hỏi 147 :

Hạt nhân C614 phóng xạ β-. Hạt nhân con sinh ra có

A. 5 prôtôn và 6 nơtron.

B. 7 prôtôn và 7 nơtron.

C. 6 prôtôn và 7 nơtron.

D. 7 prôtôn và 6 nơtron.

Câu hỏi 161 :

Ở nước ta, mạng điện dân dụng được sử dụng hiện nay có điện áp và tần số

A. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số 50 Hz.

B. một chiều với giá trị là 220 V.

C. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 2202 V và tần số 60 Hz.

D. xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220 V và tần số 60 Hz.

Câu hỏi 162 :

Để phân loại sóng dọc, sóng ngang, người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây?

A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng.

B. Phương truyền sóng và bước sóng.

C. Phương dao động của các phân tử môi trường với phương truyền sóng.

D. Phương dao động của các phần tử môi trường và vận tốc truyền sóng.

Câu hỏi 163 :

Nếu chiếu một chùm tia tử ngoại có bước sóng ngắn (phát ra từ ánh sáng hồ quang) vào tấm kẽm tích điện âm, thì

A. tấm kẽm mất dần điện tích dương.

B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.

C. điện tích âm của tấm kẽm không đổi

D. tấm kẽm tăng thêm điện tích âm.

Câu hỏi 164 :

Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

A. điện tích âm của tấm kẽm không đổi

B. tấm kẽm mất dần điện tích dương

C. tấm kẽm trở lên trung hòa về điện

D. tấm kẽm mất dần điện tích âm

Câu hỏi 165 :

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. khả năng ion hoá mạnh không khí.

B. bản chất là sóng điện từ.

C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 166 :

Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng các hạt tham gia sau phản ứng so với trước phản ứng sẽ

A. tăng.

B. được bảo toàn.

C. tăng hoặc giảm tùy theo phản ứng.


D. giảm.


Câu hỏi 167 :

Trong máy phát thanh vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng

A. trộn sóng siêu âm với sóng hạ âm.

B. trộn sóng siêu âm với sóng mang.


C. trộn sóng điện từ âm tần với sóng mang.



D. trộn sóng điện từ âm tần với sóng siêu âm.


Câu hỏi 168 :

Cặp tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường?

A. Tia β và tia Rơnghen.

B. Tia α và tia β .

C. Tia γ và tia β.

D. Tia γ và tia Rơnghen.

Câu hỏi 173 :

Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường elip.

B. một đường sin.

C. một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.

D. một đường thẳng song song với trục hoành.

Câu hỏi 174 :

Đồ thị biểu diễn của uR theo i trong mạch điện xoay chiều có dạng là

A. đường cong parabol.

B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol.

D. đường elip.

Câu hỏi 180 :

Trong âm nhạc các nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô được sắp xếp theo thứ tự

A. tăng dần độ cao (tần số).

B. giảm dần độ cao (tần số).

C. tăng dần độ to.


D. giảm dần độ to.


Câu hỏi 201 :

Cho dòng điện có tần số góc ω qua động cơ không đồng bộ ba pha. Chỉ ra kết luận đúng:

A. Động cơ quay với vận tốc góc lớn hơn ω.

B. Động cơ quay với vận tốc góc bằng ω.

C. Động cơ quay với vận tốc góc nhỏ hơn ω.


D. Có thể xảy ra trường hợp A, B hay C vì còn phụ thuộc vào tải của động cơ.


Câu hỏi 203 :

Cho phản ứng hạt nhân 12H+13H24He+01n. Đây là

A. phản ứng phân hạch.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

Câu hỏi 205 :

Sóng điện từ có tần số 15 MHz thuộc loại sóng nào sau đây?

A. Sóng dài.

B. Sóng cực ngắn.

C. Sóng trung.

D. Sóng ngắn.

Câu hỏi 206 :

Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm - bổng) khác nhau là do hai âm đó có

A. tần số khác nhau.

B. biên độ âm khác nhau.

C. cường độ âm khác nhau.

D. độ to khác nhau.

Câu hỏi 208 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là

A. prôtôn.

B. êlectron.

C. Nơtron.

D. phôtôn.

Câu hỏi 209 :

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì

A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.

B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.

C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.


D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.


Câu hỏi 211 :

Hệ thống giảm xóc ở ôtô, môtô, ... được chế tạo dựa vào ứng dụng của

A. hiện tượng cộng hưởng.

B. dao động duy trì.

C. dao động tắt dần.

D. dao động cưỡng bức.

Câu hỏi 212 :

Cho các chất sau: không khí ở 0°C, không khí ở 25°C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong

A. sắt.

B. không khí ở 0°C.

C. nước.

D. không khí ở 25°C.

Câu hỏi 213 :

Một con lắc đơn dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O có vị trí hai biên là M và N. Chọn phát biểu đúng?

A. Khi đi từ M đến O con lắc chuyển động nhanh dần đều.

B. Khi đi từ O đến N con lắc chuyển động chậm dần.

C. Khi đi từ N đến O, con lắc chuyển động đều.


D. Khi đi từ O đến M, con lắc chuyển động tròn đều.


Câu hỏi 215 :

Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng khi qua một lăng kính:

A. Tia màu vàng bị lệch nhiều hơn tia màu lục.

B. Tia màu tím bị lệch nhiều hơn tia màu chàm.

C. Tia màu cam bị lệch nhiều hơn tia màu vàng.


D. Tia màu tím có góc lệch nhỏ nhất.


Câu hỏi 231 :

Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 10 cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là

A. cách thấu kính 20 cm, ảo, cùng chiều và gấp đôi vật.

B. cách thấu kính 20 cm, ảo, ngược chiều và gấp đôi vật.

C. cách thấu kính 20 cm, thật, ngược chiều và gấp đôi vật.


D. cách thấu 20 cm, thật, cùng chiều và gấp đôi vật.


Câu hỏi 241 :

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng điện từ mang năng lượng.

B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.


C. Sóng điện từ là sóng ngang.


D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 242 :

Sóng siêu âm:

A. Truyền được trong chân không.


B. Không truyền được trong chân không.



C. Truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.


D. Truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.

Câu hỏi 244 :

Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Trong dao động cơ tắt dần, cơ năng có thể được chuyển hóa thành nhiệt năng.

D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm.

Câu hỏi 245 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?

A. Số hạt nuclon.

B. Năng lượng liên kết riêng.

C. Số hạt proton.


D. Năng lượng liên kết.


Câu hỏi 246 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng vị?

A. Các hạt nhân đồng vị có cùng khối lượng.

B. Các hạt nhân đồng vị có cùng số A nhưng khác nhau số Z.

C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số Z nhưng khác nhau số A.

D. Các hạt nhân đồng vị có cùng số notron.

Câu hỏi 247 :

Đặt hiệu điện thế u=Uosinωt   (Uo không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.

B. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

C. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.

D. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

Câu hỏi 248 :

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi

A. Chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.

B. Chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.

C. Cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.

D. Tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.

Câu hỏi 249 :

Cho phản ứng hạt nhân: 12H+12H24He. Đây là

A. Phản ứng phân hạch.

B. Phản ứng thu năng lượng.

C. Phản ứng nhiệt hạch.

D. Hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

Câu hỏi 251 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc.

D. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường trong suốt khác nhau là như nhau.

Câu hỏi 252 :

Cho một lò xo có khối lượng không đáng kể, một đầu của lò xo gắn vật khối lượng m, đầu còn lại được treo vào một điểm cố định. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật luôn hướng

A. Theo chiều chuyển động của vật.

B. Về vị trí cân bằng của vật.

C. Theo chiều dương quy ước.

D. Về vị trí lò xo không biến dạng.

Câu hỏi 257 :

Các đặc trưng sinh lí của âm gồm:

A. Độ cao của âm, âm sắc, đồ thị dao động âm.

B. Độ cao của âm, độ to của âm, âm sắc.

C. Độ to của âm, cường độ âm, mức cường độ âm.

D. Độ cao của âm, cường độ âm, tần số âm.

Câu hỏi 268 :

Một học sinh khảo sát các đại lượng: li độ, vận tốc, gia tốc, năng lượng của một vật dao động điều hòa được vẽ dưới dạng đồ thị phụ thuộc vào nhau giữa hai đại lượng x và y như trên đồ thị bên. Nhận định đúng là
Một học sinh khảo sát các đại lượng: li độ, vận tốc, gia tốc, năng lượng của (ảnh 1)


A. x biểu diễn đại lượng li độ, y biểu diễn đại lượng năng lượng.



B. x biểu diễn đại lượng li độ, y biểu diễn đại lượng gia tốc.



C. x biểu diễn đại lượng gia tốc, y biểu diễn đại lượng li độ.


D. x biểu diễn đại lượng gia tốc, y biểu diễn đại lượng vận tốc.

Câu hỏi 276 :

Đặt điện áp u=Uocos120πtπ4V vào hai đầu một tụ điện thì vôn kế nhiệt (có điện trở rất lớn) mắc song song với tụ điện chỉ có 1202V, ampe kế nhiệt (có điện trở bằng 0) mắc nối tiếp với tụ điện chỉ 22A. Chọn kết luận đúng?


A. Điện dung của tụ điện là 17,2πmF, pha ban đầu của dòng điện qua tụ điện là π4.


B. Dung kháng của tụ điện là 60Ω, pha ban đầu của dòng điện qua tụ điện là π2.


C. Dòng điện tức thời qua tụ điện i=4cos100πt+π4A.


D. Điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện là 1202V, dòng điện cực đại qua tụ điện là 22A.

Câu hỏi 281 :

Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên

A. Hiện tượng tự cảm.

B. Hiệu ứng Jun-Len-Xo.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Lực tương tác giữa các điện tích.

Câu hỏi 282 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong mỗi môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định.

B. Cường độ âm, mức cường độ âm là đặc trưng sinh lý của sóng âm.

C. Tần số của sóng âm bằng tần số dao động của các phần tử và là đặc trưng vật lý của sóng âm.

D. Độ cao, độ to, âm sắc là các đặc trưng sinh lý của sóng âm.

Câu hỏi 284 :

Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào sau đây?

A. Cả hai sóng đều tuân theo quy luật phản xạ.

B. Cả hai sóng đều truyền được trong chân không.

C. Cả hai sóng đều mang năng lượng.

D. Cả hai sóng đều tuân theo quy luật giao thoa.

Câu hỏi 286 :

Cho phản ứng hạt nhân: n+36LiT+α+4,8  MeV. Phản ứng trên là loại phản ứng

A. Phản ứng tỏa năng lượng.

B. Phản ứng thu năng lượng.

C. Phản ứng nhiệt hạch.

D. Phản ứng phân hạch.

Câu hỏi 287 :

Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ?

A. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng?


B. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và vạch phát xạ ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.



C. Mỗi nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và một quang phổ vạch hấp thụ.


D. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu hỏi 288 :

Cho hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng lực hướng tâm trong chuyển động.

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

Câu hỏi 289 :

Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.

B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.

C. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.

D. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

Câu hỏi 291 :

Khi một nguồn sóng hoạt động tạo ra sóng trên mặt nước, các phần tử nơi có sóng truyền qua thực hiện

A. Dao động riêng.

B. Dao động cưỡng bức.

C. Dao động duy trì.


D. Dao động tắt dần.


Câu hỏi 293 :

Có bốn quả cầu nhỏ A, B, C, D, nhiễm điện. Biết rằng quả A hút quả B nhưng lại đẩy quả C. Quả C hút quả D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của quả A và D cùng dấu.

B. Điện tích của quả B và D cùng dấu.

C. Điện tích của quả A và C cùng dấu.

D. Điện tích của quả A và D trái dấu.

Câu hỏi 304 :

Hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân sau đây?

A. 24He.

B. 92235U.

C. 2656Fe.

D. 37Li.

Câu hỏi 309 :

Một người có điểm cực cận cách mắt 100 cm, để nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo sát mắt một kính

A. Hội tụ có tiêu cự 20 cm.

B. Phân kì có tiêu cực 20 chứng minh.

C. Hội tụ có tiêu cự 1003cm.

D. Phân kì có tiêu cự 1003cm.

Câu hỏi 321 :

Chọn phát biểu sai khi nói về mạch dao động?

A. Năng lượng điện từ trong mạch dao động lý tưởng bảo toàn.

B. Mạch dao động gồm tụ C mắc nối tiếp với cuộn dây tự cảm L tạo thành mạch kín.

C. Dao động điện từ trong mạch dao động lý tưởng là dao động điện từ tự do.


D. Mạch dao động lý tưởng phát xạ ra sóng điện từ.


Câu hỏi 322 :

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các

A. Phân tử.

B. Notron.

C. Điện tích.

D. Nguyên tử.

Câu hỏi 323 :

Cơ thể con người ở nhiệt độ 37oC phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?

A. Bức xạ nhìn thấy.

B. Tia X.

C. Tia tử ngoại.

D. Tia hồng ngoại.

Câu hỏi 325 :

Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây là sai?


A. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.


B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.

Câu hỏi 326 :

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý tương ứng với đặc trưng vật lý nào dưới đây của âm?

A. Tần số.

B. Cường độ.

C. Mức cường độ.

D. Đồ thị dao động.

Câu hỏi 329 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?


A. Trong chân không, photon bay với tốc độ c=3.108m/s dọc theo các tia sáng.



B. Photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.


C. Năng lượng của một photon không đổi khi truyền trong chân không.

D. Photon tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.

Câu hỏi 330 :

Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ?


A. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.


B. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và vạch phát xạ ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.

C. Mỗi nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và một quang phổ vạch hấp thụ.


D. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được nhiệt độ của nguồn sáng.


Câu hỏi 331 :

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

B. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.

C. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 332 :

Máy biến áp là thiết bị

A. Có khả năng làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.


B. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.


C. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.


D. Có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.


Câu hỏi 333 :

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s.

B. Tần số của dao động là 2 Hz.

C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113cm/s2.

D. Chu kỳ của dao động là 0,5s.

Câu hỏi 335 :

Thực chất của phóng xạ β

A. Một photon biến thành 1 notron và các hạt khác.


B. Một photon biến thành 1 electron và các hạt khác.


C. Một noton biến thành 1 proton và các hạt khác.


D. Một proton biến thành 1 notron và các hạt khác.


Câu hỏi 336 :

Giới hạn quang điện của kẽm là 0,350μm, của đồng là 0,300μm. Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng 0,320μm vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì

A. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước.


B. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm.


C. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hòa về điện.

D. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hòa về điện.

Câu hỏi 337 :

Khi nói về hệ số công suất cosφ của đoạn mạch xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?


A. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ=0.


B. Với đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cosφ=1.


C. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ=0.


D. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0<cosφ<1.

Câu hỏi 339 :

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Bước sóng.

B. Tần số sóng.

C. Chu kì sóng.

D. Biên độ sóng.

Câu hỏi 355 :

Nhận xét nào dưới đây về li độ của hai dao động điều hòa cùng pha là đúng?

A. Có li độ bằng nhau nhưng trái dấu.

B. Luôn trái dấu.

C. Luôn bằng nhau.


D. Luôn cùng dấu.


Câu hỏi 362 :

Sóng dừng xày ra trên dây đàn hồi hai đầu cố định khi

A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng.

B. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. bước sóng gấp đôi chiều dài dây.


D. bước sóng bằng một số lẻ chiều dài dây.


Câu hỏi 363 :

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính đơn sắc cao.

B. Tính định hướng cao.

C. Cường độ lớn.

D. Công suất lớn.

Câu hỏi 365 :

Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào vừa có máy phát sóng vô tuyến lại vừa có máy thu sóng vô tuyến?

A. Điện thoại di động.

B. Máy in quảng cáo.

C. Ti vi.

D. Radio.

Câu hỏi 366 :

Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. căn bậc hai chiều dài con lắc.

B. gia tốc trọng trường.

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường.


D. chiều dài con lắc.


Câu hỏi 367 :

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do:

A. dây treo có khối lượng đáng kể.

B. lực căng dây treo.

C. trong lực tác dụng lên vật.

D. lực cản môi trường.

Câu hỏi 368 :

Hiện tượng phân hạch và hiện tượng phóng xạ:

A. Đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

B. Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng còn phóng xạ là phản ứng thu năng lượng

C. Đều là phản ứng dây chuyền


D. Đều là phản ứng hạt nhân tự phát


Câu hỏi 369 :

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi

A. vật có vận tốc cực đại.

B. lò xo không biến dạng.

C. vật đi qua vị trí cân bằng.

D. lò xo có chiều dài cực đại.

Câu hỏi 370 :

Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm?

A. Cường độ âm.

B. Mức cường độ âm.

C. Độ cao của âm.

D. Tần số âm.

Câu hỏi 377 :

Chiếu một chùm sáng trắng hẹp vào mặt bên của một lăng kính. Chùm khúc xạ tới mặt bên còn lại thấy tia sáng màu đỏ ló ra trùng với mặt bên còn lại. Điều khẳng định nào sau là đúng?

A. Tất cả các tia sáng còn lại đều bị phản xạ toàn phần.

B. Tất cả các tia sáng còn lại đều ló ra khỏi mặt bên còn lại.

C. Các tia lam, chàm, tìm cùng ló ra khỏi mặt bên còn lại.


D. Chỉ có tia tím mới ló ra khỏi mặt bên còn lại.


Câu hỏi 384 :

Một nguồn điện ξ, r được nối với biến trở R và một ampe kế có điện trở không đáng kể tạo thành mạch kín. Một vôn kế có điện trở rất lớn được mắc giữa hai cực của nguồn. Khi cho R giảm thì

A. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều giảm.

B. Số chỉ của ampe kế giảm còn số chỉ của vôn kế tăng.


C. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều tăng.   



D. Số chỉ của ampe kế tăng còn số chỉ của vôn kế giảm.


Câu hỏi 387 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát sẽ thấy:

A. Khoảng vân tăng lên.

B. Khoảng vân không thay đổi.

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi.

D. Khoảng vân giảm xuống.

Câu hỏi 392 :

Khi cho cường độ của dòng điện qua ống dây tăng lên 2 lần thì độ tự cảm của ống dây sẽ

A. Không đổi.

B. tăng lên 2 lần.

C. giảm 2 lần.

D. tăng 2 lần.

Câu hỏi 401 :

Vectơ lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn

A. hướng về vị trí cân bằng.

B. cùng hướng chuyển động.

C. ngược hướng chuyển động.

D. hướng ra xa vị trí cân bằng.

Câu hỏi 402 :

Tốc độ truyền âm trong một môi trường sẽ

A. có giá trị cực đại khi truyền trong chân không.

B. giảm khi khối lượng của môi trường tăng.

C. có giá trị như nhau với một môi trường.

D. tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn.

Câu hỏi 403 :

Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là

A. hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành êlectron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện.

B. hiện tượng quang điện xảy ra trên mặt ngoài một chất bán dẫn.

C. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫn.

D. nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn.

Câu hỏi 404 :

Khi quan sát các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ta thấy có những vân màu sặc sỡ là do có sự

A. khúc xạ ánh sáng.

B. nhiễu xạ ánh sáng.     

C. tán sắc ánh sáng.

D. giao thoa ánh sáng.

Câu hỏi 405 :

Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. của tất cả các nơtron trong hạt nhân.

B. tính trung bình cho một nuclôn.

C. của hạt nhân ấy.

D. của tất cả các prôtôn trong hạt nhân.

Câu hỏi 406 :

Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng:

A. Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.

B. Các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.


C. Trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.


D. Ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.

Câu hỏi 407 :

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

B. Điện áp biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hòa cùng pha với nhau.

D. Suất điện động biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

Câu hỏi 408 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?


A. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.


B. dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.


C. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.



D. dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.


Câu hỏi 409 :

Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì


A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.


B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.


C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.


D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

Câu hỏi 410 :

Một mạch dao động điện từ tự do. Để giảm tần số dao động riêng của mạch, có thể thực hiện giải pháp nào sau đây:

A. giảm C và giảm L.

B. Giữ nguyên C và giảm L.

C. Giữ nguyên L và giảm C.

D. Tăng L và tăng C.

Câu hỏi 411 :

Chọn phát biểu đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang:

A. Tại vị trí biên, vận tốc của vật triệt tiêu và gia tốc của vật triệt tiêu.

B. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần.


C. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng giảm dần, thế năng tăng dần.


D. Quỹ đạo của vật là đường hình sin.

Câu hỏi 412 :

Phương trình nào sau đây là phương trình của phóng xạ anpha?

A. 24He + 1327Al  1530P + 01n

B. 611C 01e + 511B

C. 614C 10e + 714N

D. 84210PO 24He + 82206Pb

Câu hỏi 413 :

Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng dài nhất bằng

A. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.

B. Khoảng cách giữa hai bụng.

C. Hai lần độ dài của dây.

D. Độ dài của dây.

Câu hỏi 419 :

Cho phản ứng hạt nhân01n + 92235U 3894Sr + X + 201n. Hạt nhân X có

A. 86 nuclôn.

B. 54 prôtôn.

C. 54 nơtron.

D. 86 prôtôn.

Câu hỏi 425 :

Hai điện tích Q1 = 10-9 C, Q2 = 2.10-9 C đặt tại A và B trong không khí. Xác định điểm C mà tại đó vectơ cường độ điện trường bằng không? Cho AB = 20 cm.

A. AC = 8,3 cm; BC = 11,7 cm.

B. AC = 48,3 cm; BC = 68,3 cm.

C. AC = 11,7 cm; BC = 8,3 cm.

D. AC = 7,3 cm; BC = 17,3 cm.

Câu hỏi 433 :

Một nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài là biến trở R. Nếu thay đổi giá trị R thì khi R = r


A. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực tiểu.


B. công suất tiêu thụ trên nguồn là cực tiểu.

C. dòng điện trong mạch có giá trị cực đại.

D. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực đại.

Câu hỏi 442 :

Bộ phận tán sắc trong máy quang phổ thông thường là:

A. khe Y-âng.

B. thấu kính phân kỳ.

C. lăng kính.

D. thấu kính hội tụ.

Câu hỏi 444 :

Khi nói về lực hạt nhân, câu nào sau đây là không đúng?

A. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các prôtôn với prôtôn trong hạt nhân.

B. Lực hạt nhân chính là lực điện, tuân theo định luật Cu-lông.

C. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các prôtôn với nơtron trong hạt nhân.

D. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nơtron với nơtron trong hạt nhân.

Câu hỏi 445 :

Quang phổ của một bóng đèn dây tóc khi nóng sáng thì:

A. Các màu xuất hiện dần từ màu đỏ đến tím, không sáng hơn.


B. Vừa sáng dần lên, vừa xuất hiện dần các màu đến một nhiệt độ nào đó mới đủ 7 màu.


C. Sáng dần khi nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn có đủ bảy màu.

D. Hoàn toàn không thay đổi.

Câu hỏi 446 :

Đối với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm, cuộn cảm có tác dụng:

A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.

B. làm cho dòng điện nhanh pha π2 so với điện áp.

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện.

D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

Câu hỏi 448 :

Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số và bước sóng đều thay đổi.

B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.


C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.


D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.

Câu hỏi 449 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.

C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chứng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

Câu hỏi 450 :

Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

A. Chữa bệnh ung thư.

B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

C. Chiếu điện, chụp điện.

D. sấy khô, sưởi ấm.

Câu hỏi 453 :

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng cơ, dao động ngược pha bằng:

A. Hai lần bước sóng.    

B. Một phần tư bước sóng.

C. Một bước sóng.


D. Một nửa bước sóng.


Câu hỏi 461 :

Khi sóng cơ và sóng điện từ truyền từ nước ra không khí, phát biểu nào sau đây là đúng? Bước sóng của sóng cơ

A. tăng, sóng điện từ giảm.

B. giảm, sóng điện từ tăng.

C. và sóng điện từ đều giảm.

D. và sóng điện từ đều tăng.

Câu hỏi 472 :

Cho nguồn laze phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 mm với công suất 1,2W. Trong mỗi giây, số phôtôn do chùm sáng này phát ra là

A. 4,42.1012phôtôn/s

B. 2,72.1018 phôtôn/s

C. 2,72.1012 phôtôn/s

D. 4,42.1012 phôtôn/s

Câu hỏi 474 :

Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 mm. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là

A. 6,625.10-20 J.

B. 6,625.10-17 J.

C. 6,625.10-19 J.


D. 6,625.10-18 J.


Câu hỏi 481 :

Chọn phát biểu sai về dao động duy trì?

A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ

B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ

C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ

D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ

Câu hỏi 482 :

Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng và màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ:

A. Gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu màu chàm.

B. Vẫn chỉ là một chùm sáng hẹp song song.

C. Gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.

D. Chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.

Câu hỏi 483 :

Độ cao của âm gắn liền với

A. chu kì dao động của âm.

B. tốc độ truyền âm.

C. biên độ dao động của âm.

D. năng lượng của âm.

Câu hỏi 485 :

Chọn phát biểu đúng? Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến

A. gia tốc cực đại.

B. vận tốc cực đại.

C. tần số dao động.

D. động năng cực đại.

Câu hỏi 486 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?


A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.


B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

D. Quang phố hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.

Câu hỏi 487 :

Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động điều hòa?

A. Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của 0,57π

B. Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.

C. Biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.

D. Biên độ tổng hợp có giá trị cực đại khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π.

Câu hỏi 488 :

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

B. sóng vồ tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.

C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

Câu hỏi 489 :

So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng:

A. Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

B. Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.


C. Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch.


D. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không.

Câu hỏi 492 :

Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.

B. Sóng siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.

C. Sóng siêu âm có thể truyền được trong chân không.

D. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.

Câu hỏi 493 :

Phản ứng nhiệt hạch là

A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.


D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.


Câu hỏi 521 :

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng:

A. làm cho tần số dao động không giảm đi.

B. làm cho động năng của vật tăng lên.

C. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng của hệ.


D. làm cho li độ dao động không giảm xuống.


Câu hỏi 522 :

Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại là những bức xạ mà mắt thường không nhìn thấy được.


B. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại. 


C. Tia hồng ngoại thì có tác dụng nhiệt còn tia tử ngoại thì không.


D. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.


Câu hỏi 523 :

Trong truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng rộng nhất là:

A. chọn dây điện có điện trở suất nhỏ.

B. tăng tiết diện của dây tải điện.

C. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải điện.

D. tăng điện áp ở đầu đường dây truyền tải điện.

Câu hỏi 524 :

MeV/c2 là đơn vị đo

A. khối lượng.

B. năng lượng.

C. động lượng.

D. hiệu điện thế.

Câu hỏi 526 :

Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do

A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong mạch dao động.

B. Nguồn điện không đổi tích điện cho tụ điện.

C. Hiện tượng tự cảm.

D. Hiện tượng cảm ứng từ

Câu hỏi 527 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.

B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.

C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.


D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.


Câu hỏi 528 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dãy Ban-me?

A. Dãy Ban-me nằm trong vùng tử ngoại.

B. Dãy Ban-me nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.


C. Dãy Ban-me nằm trong vùng hồng ngoại.



D. Dãy Ban-me gồm một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại.


Câu hỏi 529 :

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn sẽ giảm khi

A. tăng chiều dài dây treo.

B. giảm khối lượng vật nhỏ.

C. giảm biên độ dao động.

D. gia tốc trọng trường tăng.

Câu hỏi 530 :

Chọn câu sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch?

A. phản ứng xảy ra ở nhiệt độ hàng trăm triệu độ

B. phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân thu năng lượng

C. các hạt sản phẩm bền vững hơn các hạt tương tác


D. hạt sản phầm nặng hơn hạt tương tác


Câu hỏi 531 :

Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà

A. có chiều luôn hướng ra xa vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

B. luôn ngược chiều với véctơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

C. có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.


D. luôn cùng chiều với vectơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.


Câu hỏi 532 :

Cảm giác âm phụ thuộc vào

A. nguồn âm và môi trường truyền âm.

B. nguồn âm và tai người nghe.

C. tai người và môi trường truyền.


D. nguồn âm, môi trường truyền và tai người nghe.


Câu hỏi 533 :

Tia tử ngoại được dùng

A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.


D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.


Câu hỏi 536 :

Cho phản ứng hạt nhân: X+919 F24He+816O. Hạt X 

A. anpha.

B. nơtron.

C. đơteri.

D. prôtôn.

Câu hỏi 537 :

Dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều

A. 50 lần.

B. 150 lần.

C. 100 lần.

D. 75 lần.

Câu hỏi 561 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. li độ và tốc độ.

B. biên độ và gia tốc.

C. biên độ và tốc độ.

D. biên độ và năng lượng.

Câu hỏi 562 :

Chiếu một chùm sáng trắng vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, trên kính ảnh của buồng tối ta thu được


A. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau.


B. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

C. một dải ánh sáng trắng.

D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu hỏi 563 :

Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

A. môi trường truyền âm.

B. bước sóng.

C. tần số âm.

D. năng lượng âm.

Câu hỏi 564 :

Khác biệt quan trọng nhất của tia γ đối với tia α và β là tia γ

A. làm mờ phim ảnh.

B. làm phát huỳnh quang.

C. khả năng đâm xuyên rất mạnh.

D. là bức xạ điện từ.

Câu hỏi 565 :

Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được

A. hiện tượng quang - phát quang

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.


D. hiện tượng quang điện ngoài.


Câu hỏi 566 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?

A. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở luôn cùng pha.

B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.


C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng là U=IR.


D. Nếu điện áp ở hai đầu điện trở là u=U0sinωt+φ(V) thì biểu thức dòng điện qua điện trở là i=I0sinωt(A).

Câu hỏi 567 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ?

A. Quang phố vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch.

B. Quang phổ vạch do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

C. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng.

D. Quang phổ vạch là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Câu hỏi 568 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy ở các điểm lân cận.

B. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

C. Điện trường xoáy có các đường sức là các đường thẳng song song, cách đều nhau.

D. Điện từ trường bao gồm điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Câu hỏi 571 :

Năng lượng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật.

B. bằng động năng của vật khi biến thiên.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật.

D. bằng động năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu hỏi 572 :

Khẳng định nào là đúng về hạt nhân nguyên tử?

A. Bán kính hạt nhân xấp xỉ bán kính của nguyên tử.

B. Điện tích của nguyên tử bằng điện tích hạt nhân.

C. Khối lượng của nguyên tử xấp xỉ khối lượng hạt nhân.

D. Lực tĩnh điện liên kết các nuclôn trong hạt nhân.

Câu hỏi 573 :

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên
đường nối hai tâm sóng bằng

A. hai lần bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Câu hỏi 576 :

Một sóng điện từ có tần số 25 MHz thì có chu kì là

A. 4.102s

B. 4.1011s

C. 4.105s

D. 4.108s

Câu hỏi 577 :

Hai điện tích điểm q1=9μC, q2=4μC đặt lần lượt tại A, B. Có thể tìm thấy vị trí của điểm M mà tại đó hiện trường tổng hợp bằng không trên
Hai điện tích điểm q1=-9 micro C, q2 = 4 micro C đặt lần lượt (ảnh 1)

A. đường trung trực của AB.

B. đường thẳng AB, ngoài đoạn thẳng AB về phía A.

C. đường thẳng AB, ngoài đoạn thẳng AB về phía B.

D. đoạn thẳng AB.

Câu hỏi 586 :

Sóng truyền với tốc độ 5 m/s giữa hai điểm O và M nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O và M là uO=5cos5πtπ6cm uM=5cos5πt+π3cm. Xác định khoảng cách OM và cho biết chiều truyền sóng?

A. Truyền từ O đến M và OM = 0,5 m.

B. Truyền từ M đến O và OM = 0,5 m.

C. Truyền từ O đến M và OM = 0,25 m.

D. Truyền từ M đến O và OM = 0,25 m.

Câu hỏi 601 :

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Gia tốc của vật nhỏ của con lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với:

A. độ lớn vận tốc của vật.

B. độ lớn li độ của vật.

C. biên độ dao động của con lắc.

D. chiều dài lò xo của con lắc.

Câu hỏi 603 :

Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i=I0cosωt+φI0>0. Đại lượng I0 được gọi là

A. cường độ dòng điện hiệu dụng.

B. cường độ dòng điện cực đại.

C. tần số góc của dòng điện.

D. pha ban đầu của dòng điện.

Câu hỏi 604 :

Khi nói về tia α phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử heli.

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

C. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.

D. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.

Câu hỏi 605 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây sai?


A. Trong chân không, các phôtôn có tốc độ c = 3.108 m/s.


B. Phân tử, nguyên tử phát xạ ánh sáng là phát xạ phôtôn.

C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

D. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng như nhau.

Câu hỏi 606 :

Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.

B. cường độ âm.

C. mức cường độ âm.

D. tần số.

Câu hỏi 607 :

Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.

B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

C. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau.

D. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.

Câu hỏi 608 :

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. nhanh dần đều.

B. chậm dần đều.

C. nhanh dần.

D. chậm dần.

Câu hỏi 609 :

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A. tăng cường độ chùm sáng.


B. giao thoa ánh sáng.


C. tán sắc ánh sáng.

D. nhiễu xạ ánh sáng.

Câu hỏi 610 :

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng

A. làm cho tần số dao động không giảm đi

B. làm cho động năng của vật tăng lên

C. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động của vật

D. làm cho li độ của dao động không giảm xuống

Câu hỏi 612 :

Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.

B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.


D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.


Câu hỏi 615 :

Khi nói về quang phổ vạch phát xạ. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử Hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng đó là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím

B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng

C. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau là khác nhau

Câu hỏi 625 :

Biết hiệu điện thế UAB = 5 V. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. VB = 5 V.

B. VA = 5 V.

C. VA – VB = 5 V.

D. VB – VA = 5 V.

Câu hỏi 633 :

Từ thông xuyên qua một khung dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều không phụ thuộc vào

A. độ lớn của cảm ứng từ B.

B. điện tích khung dây.

C. vật liệu tạo nên khung dây.

D. góc tạo bởi đường sức từ và mặt phẳng khung dây.

Câu hỏi 641 :

Vận tốc của con lắc đơn có vật nặng khối lượng m, chiều dài dây treo l, dao động với biên độ góc αm khi qua li độ góc α 

A. v2=2mglcosαcosαm

B. v2=mglcosαmcosα

C. v2=2glcosαcosαm

D. v2=mglcosαcosαm

Câu hỏi 642 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi so sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học?


A. Phản ứng phóng xạ không điều chỉnh tốc độ được như một số phản ứng hóa học.


B. Phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học đều có thể tỏa hoặc thu nhiệt.

C. Hai loại phản ứng đều tạo ra các nguyên tố mới từ các nguyên tố ban đầu.

D. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở vỏ các nguyên tử, còn phản ứng hạt nhân xảy ra trong hạt nhân.

Câu hỏi 643 :

Ánh sáng huỳnh quang là

A. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp.

Câu hỏi 644 :

Khi nghe hai ca sĩ hát ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do

A. tần số và cường độ âm khác nhau.

B. âm sắc của mỗi người khác nhau.

C. tần số và năng lượng âm khác nhau.

D. tần số và biên độ âm khác nhau.

Câu hỏi 645 :

Trong giao thoa ánh sáng, vân sáng là tập hợp điểm có

A. hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.

B. hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.

C. hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số lẻ lần bước sóng.

D. hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số lẻ lần bước sóng.

Câu hỏi 646 :

Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động.

B. Tần số của dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng vật nhỏ của con lắc.

C. Chu kì của dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo.

D. Tần số góc của dao động không phụ thuộc vào biên độ dao động.

Câu hỏi 647 :

Khẳng định nào là đúng về hạt nhân nguyên tử:

A. Lực tĩnh điện liên kết các nuclôn trong hạt nhân.

B. Điện tích của nguyên tử bằng điện tích hạt nhân.

C. Bán kính của nguyên từ bằng bán kính hạt nhân.

D. Khối lượng của nguyên tử xấp xỉ khối lượng hạt nhân.

Câu hỏi 648 :

Chọn đáp án sai trong các đáp án sau đây?

A. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều, người ta có thể dùng ampe kế nhiệt.

C. Số chỉ của ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

D. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng giá trị trung bình của dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 649 :

Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu ánh sáng vào khe hẹp của máy quang phổ.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

C. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng dần về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ.

D. Tất cả các vật rắn, lỏng và khối khí có tỉ khối lớn nhưng bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.

Câu hỏi 650 :

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. môi trường vật dao động.

D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Câu hỏi 651 :

Đồ thị dao động âm do dây thanh đới của người khi nói

A. có dạng bất kỳ nhưng vẫn có tính chất tuần hoàn.

B. có dạng parabol.

C. có dạng đường thẳng.

D. có dạng hình sin.

Câu hỏi 653 :

Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số

A. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ.

B. lớn hơn tần số của tia gamma.

C. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.

D. lớn hơn tần số của tia màu tím.

Câu hỏi 660 :

Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.1019J. Bức xạ này thuộc miền

A. sóng vô tuyến.

B. hồng ngoại.

C. tử ngoại.

D. ánh sáng nhìn thấy.

Câu hỏi 667 :

Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Hằng số điện môi của chất rắn luôn lớn hơn hằng số điện môi của chất lỏng.

B. Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.


C. Vật nhiễm điện âm là do vật có tổng số electron nhiều hơn tổng số prôton.


D. Công của lực điện trường tĩnh không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Câu hỏi 669 :

Tại hai điểm M và N trên phương truyền sóng cách nhau 4 cm có phương trình lần lượt như sau uM=2cos4πt+π6cm;  uN=2cos4πt+π3cm. Hãy xác định sóng truyền như thế nào?

A. Truyền từ M đến N với vận tốc 96 m/s.

B. Truyền từ N đến M với vận tốc 0,96 m/s.

C. Truyền từ M đến N với vận tốc 0,96 m/s.

D. Truyền từ N đến M với vận tốc 96 m/s.

Câu hỏi 681 :

Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi

A. Chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động.

B. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ dao động.

C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.

D. Chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động.

Câu hỏi 683 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thì

A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha 0,5π với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch phụ thuộc vào tần số của điện áp.

D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha 0,5π với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 684 :

Khi nói về một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ vận tốc của vật đổi chiều khi vật qua vị trí cân bằng.

B. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

D. Vectơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu hỏi 685 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Sự phát quang là một dạng phát ánh sáng phổ biến trong tự nhiên.

B. Khi vật hấp thụ năng lượng dưới dạng nào đó thì nó phát ra ánh sáng, đó là phát quang.

C. Các vật phát quang cho một quang phổ như nhau.

D. Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang một số chất còn kéo dài một thời gian nào đó.

Câu hỏi 686 :

Các tia không bị lệch trong điện trường là

A. Tia α và tia β.

B. Tia α và tia β.

C. Tia γ và tia X

D. Tia α, tia γ và tia β

Câu hỏi 688 :

Điện dung của tụ điện để mạch dao động với tần số f là

A. C=2π2Lf2

B. C=14π2Lf2

C. C=12π2Lf2

D. C=14π2Lf

Câu hỏi 689 :

Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ.

A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.

B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.

C. Áp suất của khối khí phải rất thấp.

D. Không cần điều kiện gì.

Câu hỏi 690 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Các vật ở nhiệt độ trên  chỉ phát ra tia hồng ngoại.

C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.

D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Câu hỏi 691 :

Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi

A. lực kéo về đổi chiều.

B. lực kéo về đúng bằng không.

C. lực kéo về có độ lớn cực đại.

D. lực kéo về có độ lớn cực tiểu.

Câu hỏi 692 :

Về sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ truyền được trong môi trường không khí.

B. Trong môi trường rắn, lỏng, khí.

C. Trong môi trường chân không.

D. Chỉ truyền được trên vật rắn và mặt thoáng chất lỏng.

Câu hỏi 695 :

Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng

A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.

B. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.

C. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.

D. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.

Câu hỏi 721 :

Khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tổng năng lượng là đại lượng biến thiên theo li độ.

B. Tổng năng lượng là đại lượng tỉ lệ với bình phương của biên độ.


C. Tổng năng lượng của con lắc phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.


D. Động năng và thế năng là những đại lượng biến thiên tuần hoàn.

Câu hỏi 722 :

Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?

A. Mạch khuếch đại.

B. Phần ứng.

C. Phần cảm.

D. Ống chuẩn trực.

Câu hỏi 723 :

Chu kì bán rã của chất phóng xạ là

A. Khoảng thời gian để lượng chất phóng xạ ban đầu biến thành chất khác.

B. Khoảng thời gian để 1 kg chất phóng xạ biến thành chất khác.

C. Khoảng thời gian để 1 mol chất phóng xạ biến thành chất khác.

D. Khoảng thời gian để một nửa lượng chất phóng xạ ban đầu biến thành chất khác.

Câu hỏi 726 :

Trong dao động tắt dần, không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chuyển hoá từ thế năng sang động năng.

B. Biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Chuyển hoá từ nội năng sang thế năng.

D. Vừa có lợi, vừa có hại.

Câu hỏi 728 :

Các hạt nhân nặng (urani, plutôni...) và hạt nhân nhẹ (hiđrô, hêli...) có cùng tính chất nào sau đây

A. có năng lượng liên kết lớn.

B. dễ tham gia phản ứng hạt nhân.

C. tham gia phản ứng nhiệt hạch.

D. gây phản ứng dây chuyền.

Câu hỏi 729 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.

D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau thì khác nhau.

Câu hỏi 730 :

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ:


A. không đổi vì chu kỳ của dao động điều hòa không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.



B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.


C. tăng vì tần số dao động điều hòa tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.


D. tăng vì chu kỳ dao động điều hòa của nó giảm.


Câu hỏi 731 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.


B. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.


C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. Tần số của sóng điện từ bằng hai lần tần số điện tích dao động.

Câu hỏi 733 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng âm là sóng cơ học.

B. Độ to của âm tỷ lệ với cường độ âm theo hàm bậc nhất.

C. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.

D. Cường độ âm tăng lên 10 lần thì mức cường độ âm tăng thêm 1 Ben.

Câu hỏi 734 :

Tia Rơn-ghen có

A. cùng bản chất với sóng âm.

B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.

D. điện tích âm.

Câu hỏi 737 :

Cho phương trình phản ứng: U92235+nXZA+N4193b+3n+7β. Trong đó Z, A là

A. Z = 58; A = 143.

B. Z = 44; A = 140.

C. Z = 58; A = 140.


D. Z = 58; A = 139.


Câu hỏi 749 :

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10pF đến 640pF. Lấy π2=10. Chu kỳ dao động riêng của mạch có giá trị là bao nhiêu?

A. từ 2.108s  đến 3.107s.

B. từ 4.108s đến 3,2.107s.

C. từ 2.108s đến 3,6.107s.


D. từ 4.108s đến 2,4.107s .


Câu hỏi 761 :

Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn

A. khối lượng.

B. năng lượng.

C. động lượng.

D. số nuclôn.

Câu hỏi 762 :

Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

A. cùng pha với li độ.

B. ngược pha với li độ.

C. lệch pha vuông góc so với li độ.

D. lệch pha π4 so với li độ.

Câu hỏi 763 :

Mạch dao động điện từ tự do có cấu tạo gm:

A. Tụ điện và cuộn cảm thuần mắc thành mạch kín.

B. Nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. Nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

D. Nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

Câu hỏi 764 :

Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng

A. điện - phát quang.

B. hóa - phát quang.

C. nhiệt - phát quang.

D. quang - phát quang.

Câu hỏi 765 :

Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là

A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

D. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau đều đặn.

Câu hỏi 767 :

Chọn phát biểu đúng. Hạ âm là

A. bức xạ điện từ có bước sóng ngắn.

B. âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

C. xạ điện từ có bước sóng dài.

D. âm có tần số trên 20 kHz.

Câu hỏi 768 :

Khẳng định nào sau đây sai khi nói về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch?

A. Cả hai loại phản ứng này đều tỏa năng lượng.

B. Con người đã chủ động tạo ra được hai phản ứng này.

C. Các hạt nhân sản phẩm bền vững hơn các hạt nhân tham gia phản ứng.

D. Một phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn một phản ứng phân hạch.

Câu hỏi 769 :

Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là xác định

A. nhiệt độ của các vật phát ra quang phổ liên tục.

B. hình dạng cấu tạo của vật sáng.

C. thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó.

D. nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó.

Câu hỏi 770 :

Pha của dao động được dùng để xác định

A. chu kì dao động.

B. trạng thái dao động.

C. tần số dao động.

D. biên độ dao động.

Câu hỏi 771 :

Tác dụng của thấu kính hội tụ trong buồng ảnh của máy phân tích quang phổ là

A. chuyển chùm sáng phân kì thành chùm sáng hội tụ.

B. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song đi ra từ lăng kính thành các vạch sáng đơn sắc riêng lẻ trên màn đặt tại tiêu diện.

C. chuyển chùm sáng hội tụ thành chùm sáng song song.

D. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng hội tụ.

Câu hỏi 778 :

Sóng dọc là sóng

A. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng.

B. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.

C. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

D. Cả A C.

Câu hỏi 782 :

Trong dao động cưỡng bức thì

A. gia tốc không đổi còn vận tốc và li độ biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. gia tốc, vận tốc và li độ đều biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. cả gia tốc, vận tốc và li độ đều giảm dần theo thời gian.

D. gia tốc và li độ biến thiên điều hòa còn vận tốc biến đổi đều theo thời gian.

Câu hỏi 803 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

A. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

D. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.

Câu hỏi 807 :

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ:

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia α.

D. Tia X.

Câu hỏi 808 :

Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiệu ứng quang điện đối với những kim loại nào dưới đây?

A. Bạc và Canxi.

B. Kali và Natri.

C. Xesi và Nhôm.

D. Đồng và Kẽm.

Câu hỏi 811 :

Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

D. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

Câu hỏi 812 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải n lần thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n lần.

B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n lần.

C. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n2 lần.

D. Tăng chiều dài dây dẫn.

Câu hỏi 841 :

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 2,5.1015Hz đến 3.1015Hz Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là c=3.108m/s.Dải sóng trên thuộc về

A. Vùng tia Rơn-ghen.

B. Vùng tia tử ngoại.

C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.

D. Vùng tia hồng ngoại.

Câu hỏi 842 :

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A. Các electron, proton, notron.

B. Các electron, proton.

C. Các proton, notron.

D. Các electron và notron.

Câu hỏi 844 :

Máy biến áp là thiết bị:

A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

B. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

C. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

D. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 845 :

Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X?

A. Khả năng đâm xuyên.

B. Làm đen kính ảnh.

C. Làm phát quang một số chất.

D. Hủy diệt tế bào.

Câu hỏi 848 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. Các photon trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.

B. Một photon bằng năng lượng nghỉ của một electron.

C. Một photon phụ thuộc vào khoảng cách từ photon đó tới nguồn phát ra nó.

D. Một photon tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với photon đó.

Câu hỏi 850 :

Đại lương nào sau đây không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi tường đàn hồi khác?

A. Tần số của sóng.

B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng.

C. Tốc độ truyền sóng.

D. Bước sóng và tần số của sóng.

Câu hỏi 851 :

Sóng điện từ

A. Là sóng dọc và truyền được trong chân không.

B. Là sóng ngang và truyền được trong chân không.

C. Là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

D. Là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 856 :

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.


B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

C. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu hỏi 882 :

Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên

A. tác dụng của từ trường lên dòng điện.

B. hiện tượng quang điện.

C. hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.

Câu hỏi 885 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?

A. Năng lượng liên kết riêng.

B. Năng lượng nghỉ.

C. Năng lượng liên kết.

D. Độ hụt khối.

Câu hỏi 887 :

Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra là

A. nhạc âm.

B. tạp âm.

C. hạ âm.

D. siêu âm.

Câu hỏi 889 :

Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, đại lượng không phụ thuộc vào thời gian là

A. điện tích trên một bản tụ.

B. năng lượng điện từ.

C. năng lượng từ và năng lượng điện.

D. cường độ dòng điện trong mạch.

Câu hỏi 890 :

Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. là phương ngang.

B. vuông góc với phương truyền sóng.

C. là phương thẳng đứng.

D. trùng với phương truyền sóng.

Câu hỏi 892 :

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A. tăng cường độ chùm sáng.

B. tán sắc ánh sáng.

C. nhiễu xạ ánh sáng.


D. giao thoa ánh sáng.


Câu hỏi 897 :

Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do hệ hai điện tích điểm A và B gây ra, dấu của các điện tích là
Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do hệ hai điện tích (ảnh 1)

A. A và B đều tích điện dương.

B. A tích điện dương và B tích điện âm.

C. A tích điện âm và B tích điện dương.

D. A và B đều tích điện âm.

Câu hỏi 900 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108 m/s.

C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.

D. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.

Câu hỏi 923 :

Chọn đáp án đúng nhất. Suất điện động của một pin quang điện có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị rất lớn.

B. Có giá trị rất nhỏ.

C. Có giá trị không đối, không phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng bên ngoài.


D. Chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.


Câu hỏi 924 :

Tương tác từ không xảy ra khi

A. một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

B. một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

C. hai thanh nam châm đặt gần nhau.

D. một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

Câu hỏi 926 :

Đặc điểm của tia tử ngoại là

A. bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh.

B. không truyền được trong chân không.


C. có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tím.


D. phát ra từ những vật bị nung nóng tới 1000°C.

Câu hỏi 928 :

Đặc điểm nào sau đây không phải là của sóng cơ?

A. Sóng cơ truyền trong chất khí nhanh hơn truyền trong chất rắn.

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

C. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng cơ có thể giao thoa, phản xạ, nhiễu xạ.

Câu hỏi 932 :

Nhận định nào sau đây không đúng về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Ánh sáng Mặt trời gồm bảy ánh sáng đơn sắc (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).


B. Chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào màu của ánh sáng đơn sắc.


C. Ánh sáng Mặt trời gồm vô số ánh sáng đơn sắc có dải màu nối liền nhau từ đỏ đến tím.

D. Tốc độ của ánh sáng đơn sắc đi trong lăng kính phụ thuộc vào màu của nó.

Câu hỏi 935 :

Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức điện trường tĩnh?

A. Qua mỗi điểm trong từ trường (điện trường) chỉ vẽ được một đường sức.

B. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

C. Chỗ nào từ trường (điện trường) mạnh thì phân bố đường sức mau.


D. Các đường sức là những đường cong khép kín.


Câu hỏi 943 :

Trên áo của những công nhân làm đường hay những lao công dọn vệ sinh trên đường phố thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang màu vàng hoặc lục. Những đường kẻ đó dùng để

A. chống vi khuẩn.

B. chống tia tử ngoại.

C. người và phương tiện giao thông nhận biết khi có ánh sáng chiếu vào.

D. giữ ấm cho cơ thể

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK