Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý [Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) !!

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) !!

Câu hỏi 1 :

Mạch dao động điện từ tự do là mạch kín gồm:

A. điện trở thuần và tụ điện

B. điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện

C. cuộn thuần cảm và tụ điện

D. điện trở thuần và cuộn cảm

Câu hỏi 3 :

Khi sóng ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh thì:

A. tần số không đổi, bước sóng giảm

B. tần số giảm, bước sóng tăng

C. tần số không đổi, bước sóng tăng

D. tần số tăng, bước sóng giảm

Câu hỏi 7 :

Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

A. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài

B. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài

C. hoàn toàn ngẫu nhiên

D. Chọn D

Câu hỏi 10 :

Khung dây dẫn quay đều với vận tốc góc ω0 quanh một trục song song với các đường cảm ứng từ của từ trường đều. Từ thông qua khung

A. biến thiên với tần số góc ω<ω0.

B. không biến thiên

C. biến thiên với tần số góc ω>ω0.

D. biến thiên với tần số góc ω=ω0.

Câu hỏi 13 :

Chọn câu đúng. Sóng dừng là

A. Sóng trên sợi dây mà hai đầu cố định

B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường

C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ

D. Sóng không lan truyền nữa khi gặp vật cản

Câu hỏi 15 :

Trong thuỷ tinh, tốc độ ánh sáng sẽ:

A. lớn nhất đối với tia màu tím

B. lớn nhất đối với tia màu đỏ

C. bằng nhau đối với mọi tia sáng

D. bằng nhau đối với mọi màu khác nhau và vận tốc này chỉ phụ thuộc vào loại thuỷ tinh

Câu hỏi 23 :

Chọn câu đúng. Sóng ngang truyền được trong

A. rắn và khí

B. rắn và bề mặt chất lỏng

C. lỏng và khí

D. rắn, lỏng, khí

Câu hỏi 24 :

Hai nguồn phát sóng kết hợp là hai nguồn có cùng

A. tần số

B. biên độ

C. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian, dao động cùng phương

D. pha dao động

Câu hỏi 27 :

Trong thiết bị nào dưới đây có cả máy phát và thu sóng vô tuyến?

A. Điều khiển ti vi

B. Súng bắn tốc độ

C. Điện thoại bàn

D. Vô tuyến

Câu hỏi 28 :

Trong các phương án truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều sau đây, phương án nào tối ưu?

A. dùng đường dây tải điện có tiết diện lớn

B. dùng dòng điện khi truyền đi có giá trị lớn

C. dùng điện áp truyền đi có giá trị lớn

D. dùng đường dây tải điện có điện trở nhỏ

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh khi điện dụng của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện thì ω=1LC:

A. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại

B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại

C. cường độ dòng điện dao động cùng pha với hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

D. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại

Câu hỏi 33 :

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của lực cưỡng bức

B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần sốcủa lực cưỡng bức

C. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn

D. Biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của vật

Câu hỏi 34 :

Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Tần số con lắc không thay đổi khi

A. thay đổi khối lượng con lắc

B. tăng biên độ góc đến 45°.

C. thay đổi gia tốc trọng trường

D. thay đổi chiều dài con lắc

Câu hỏi 41 :

Một sóng cơ truyền theo trục Ox với phương u=2,5cos(20πt – 5x) mm (x tính bằng m, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tốc độ truyền sóng là 0,2 m/s. 

B. Tần số sóng là 10 Hz. 

C. Chu kì sóng là 0,1 s. 

D. Biên độ của sóng là 2,5 mm. 

Câu hỏi 42 :

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Sóng điện từ mang năng lượng. 

B. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. 

C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa. 

D. Sóng điện từ là sóng ngang. 

Câu hỏi 47 :

Hạt tải điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là 

A. electron.

B. ion dương. 

C. ion âm. 

D. lỗ trống. 

Câu hỏi 57 :

Để phân biệt được âm do các nguồn khác nhau phát ra, ta dựa vào đặc trưng nào sau đây của âm? 

A. Âm sắc. 

B. Tốc độ âm. 

C. Cường độ âm. 

D. Tần số âm. 

Câu hỏi 58 :

Thí nghiệm Y–âng được ứng dụng để 

A. đo tốc độ ánh sáng. 

B. đo tần số ánh sáng. 

C. đo bước sóng ánh sáng. 

D. đo chiết suất của môi trường. 

Câu hỏi 60 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc, các phôtôn đều giống nhau. 

B. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. 

C. Mọi phôtôn đều có năng lượng bằng nhau. 

D. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt là một phôtôn. 

Câu hỏi 61 :

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng 

A. electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng. 

B. electron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất quang dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp. 

C. Điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại. 

D. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp. 

Câu hỏi 65 :

Công của lực điện khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều có cường độ E là A=qEd. Trong đó d là 

A. đường kính của quả cầu tích điện. 

B. độ dài đại số của hình chiếu của đường đi lên hướng của một đường sức. 

C. chiều dài quỹ đạo của từ M đến N. 

D. chiều dài đoạn thẳng nối từ M đến N.

Câu hỏi 66 :

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có 

A. cùng biên độ nhưng tần số khác nhau. 

B. phương dao động khác nhau nhưng cùng tần số. 

C. cùng biên độ, tần số khác nhau và phương dao động thay đổi theo thời gian. 

D. cùng phương dao động, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian. 

Câu hỏi 70 :

Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? 

A. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; 

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; 

C. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau 

D. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức   

Câu hỏi 71 :

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v=2cos(2t) (m/s). Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng. Mốc thời gian là lúc chất điểm 

A. Đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. 

B. Ở biên dương. 

C. Đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. 

D. Ở biên âm.  

Câu hỏi 72 :

Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Trong quang phổ vạch phát xạ cho biết nhiệt độ của nguồn phát sáng 

B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch tối nằm trên nền màu của quang phổ liên tục. 

C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng. 

D. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.  

Câu hỏi 77 :

Chọn kết luận đúng. Khi âm thanh truyền từ nước ra không khí thì 

A. Bước sóng tăng nhưng tần số không đổi. 

B. Bước sóng giảm nhưng tần số không thay đổi. 

C. Bước sóng tăng nhưng tần số giảm. 

D. Bước sóng và tần số không đổi.  

Câu hỏi 83 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? 

A. Sóng điện từ được chia thành bốn loại là: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.    

B. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.   

C. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong điện môi.  

D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau. 

Câu hỏi 86 :

Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng 

A. Giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều. 

B. Giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều. 

C. Tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều. 

D. Tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.  

Câu hỏi 96 :

Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm L=640μH và một tụ điện có điện dung C = 36pF. Giả sử ở thời điểm ban đầu điện tích của tụ điện đạt giá trị cực đại Q0=6.106C. Biểu thức điện tích trên bản tụ điện và cường độ dòng điện là: 

A. q=6.106cos6,6.107tC;i=6,6cos1,1.107tπ2A

B. q=6.106cos6,6.107tC;i=39,6cos6,6.107t+π2A

C. q=6.106cos6,6.106tC;i=6,6cos1,1.106tπ2A

D. q=6.106cos6,6.106tC;i=39,6cos6,6.106t+π2A  

Câu hỏi 104 :

Một dòng điện xoay chiều có cường độ i=22cos100πt+π2(A). Chọn phát biểu sai:

A. Tần số f=50Hz

B. Pha ban đầu φ=π2

C. Tại thời điểm t=0,15s cường độ dòng điện cực đại

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng I=2A  

Câu hỏi 105 :

Bộ phận giảm xóc trong Ô - tô là ứng dụng của: 

A. Dao động tắt dần.   

B. Dao động duy trì. 

C. Dao động cưỡng bức. 

D. Dao động tự do.  

Câu hỏi 108 :

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm 

A. Gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 

B. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 

C. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha 

D. Gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.  

Câu hỏi 122 :

Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào sau đây không xảy ra?

A. Vòng dây sẽ chuyển động sang bên trái, cùng chiều dịch chuyển của nam châm. 

B. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây đi theo chiều Abc. 

C. Từ thông qua vòng dây tăng. 

D. Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.  

Câu hỏi 127 :

Khoảng vân là 

A. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân. 

B. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp trên màn hứng vân. 

C. Khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân. 

D. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối gần nó nhất.  

Câu hỏi 130 :

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần 

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 

B. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian. 

C. Động năng giảm dần còn thế năng thì biến thiên điều hòa. 

D. Trong dao động cơ tắt dần, cơ năng giảm theo thời gian.  

Câu hỏi 133 :

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau thì có thể kết luận: 

A. chúng đều là điện tích âm. 

B. chúng đề là điện tích dương. 

C. chúng cùng dấu nhau. 

D. chúng trái dấu nhau.  

Câu hỏi 134 :

Trong hình vẽ bên, xy là trục chính của thấu kính, A là điểm vật thật, A’ là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Chọn phát biểu sai khi nói về thấu kính trong trường hợp này?

A. Quang tâm O của thấu kính nằm ngoài khoảng AA’ trên trục chính. 

B. Quang tâm O của thấu kính nằm ngoài khoảng AA’ trên trục chính. 

C. Thấu kính thuộc loại phân kỳ. 

D. A’ là ảnh ảo.  

Câu hỏi 136 :

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. mạch biến điệu.   

B. mạch tách sóng. 

C. mạch phát sóng điện từ cao tần. 

D. mạch khuếch đại.  

Câu hỏi 137 :

Một sóng âm có chu kì 80ms. Sóng âm này là 

A. hạ âm. 

B. siêu âm. 

C. âm nghe được. 

D. luôn là sóng ngang.  

Câu hỏi 140 :

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần: 

A. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. 

B. cùng tần số và cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. 

C. cùng tần số với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0. 

D. luôn lệch pha 2π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.  

Câu hỏi 142 :

Để phân loại sóng dọc, sóng ngang người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây? 

A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng. 

B. Phương dao động của các phần tử môi trường với phương truyền sóng. 

C. Phương dao động của các phần tử môi trường và vận tốc truyền sóng. 

D. Phương trình sóng và bước sóng.  

Câu hỏi 143 :

Trong sóng điện từ, dao động của điện trường E và từ trường B tại một điểm luôn luôn 

A. lệch pha nhau một góc bất kì. 

B. đồng pha. 

C. ngược pha. 

D. vuông pha.  

Câu hỏi 144 :

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn vối góc nhỏ phụ thuộc vào: 

A. khối lượng của con lắc. 

B. biên độ dao động. 

C. cách kích thích dao động. 

D. chiều dài của con lắc.  

Câu hỏi 160 :

Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì:

A. Tần số không đổi

B. Tần số biến thiên điều hoà theo thời gian

C. Tần số tăng lên

D. Tần số giảm đi

Câu hỏi 161 :

Một vật dao động tắt dần, đại lượng giảm liên tục theo thời gian là:

A. Gia tốc

B. Vận tốc

C. Li độ

D. Biên độ dao động

Câu hỏi 163 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz

B. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2

C. Sóng âm không truyền được trong chân không

D. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz

Câu hỏi 165 :

Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:

A. Electron ngược chiều điện trường ngoài

B. Lỗ trống cùng chiều điện trường ngoài

C. Ion dương cùng chiều điện trường ngoài

D. Ion âm ngược chiều điện trường ngoài

Câu hỏi 166 :

Hạt nhân càng bền vững khi có:

A. Năng lượng liên kết riêng càng lớn

B. Số prôtôn càng lớn

C. Số nuclôn càng lớn

D. Năng lượng liên kết càng lớn

Câu hỏi 168 :

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây? 

A. Anten 

B. Mạch khuếch đại 

C. Mạch tách sóng 

D. Mạch biến điệu  

Câu hỏi 174 :

Xét dao động tổng hợp của hai dao động có cùng tần số và cùng phương dao động. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? 

A. Biên độ của dao động thứ nhất. 

B. Độ lệch pha của hai dao động. 

C. Biên độ của dao động thứ hai. 

D. Tần số chung của hai dao động.  

Câu hỏi 178 :

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ 

A. Sóng điện từ mang năng lượng. 

B. Sóng điện từ là sóng dọc. 

C. Sóng điện từ truyền được trong chân không. 

D. Sóng điện từ là sóng ngang.  

Câu hỏi 179 :

Công thức nào sau đây không đúng đối với mạch RLC nối tiếp ?

A. U=UR2+ULUC2

B. U=UR+UL+UC

C. u=uR+uL+uC

D. U=UR+UL+UC   

Câu hỏi 182 :

Tìm phát biểu sai về đặc điểm quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học khác nhau. 

A. Khác nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch. 

B. Khác nhau về số lượng vạch. 

C. Khác nhau về bề rộng các vạch quang phổ. 

D. Khác nhau về màu sắc các vạch.  

Câu hỏi 183 :

Tính chất cơ bản của từ trường là 

A. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. 

B. Gây ra lực điện trường tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. 

C. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. 

D. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.  

Câu hỏi 186 :

Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là đặc trưng sinh lý của âm? 

A. Cường độ âm. 

B. Âm sắc. 

C. Mức cường độ âm. 

D. Năng lượng.  

Câu hỏi 189 :

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu không đúng là 

A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. 

B. Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của ngoại lực. 

C. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn. 

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.  

Câu hỏi 190 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto:

A. Luôn bằng tốc độ quay của từ trường

B. Có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng

C. Nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

D. Lớn hơn tốc độ quay của từ trường

Câu hỏi 194 :

Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. 

B. Tia tử ngoại làm ion hóa không khí. 

C. Tia tử ngoại dễ dàng xuyên qua tấm chì dày vài xentimét. 

D. Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào da.  

Câu hỏi 199 :

Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hoà có độ lớn 

A. Tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng 

B. Tỉ lệ với bình phương biên độ 

C. Tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng không đổi 

D. Không đổi nhưng hướng thay đổi  

Câu hỏi 201 :

Có ba bức xạ là: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, và tia X. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. Tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy

B. Tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại

C. Tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy

D. Ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại

Câu hỏi 216 :

Thuyết lượng tử ánh sáng được dùng để giải thích:

A. Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện

B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

C. Hiện tượng khúc xạ

D. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

Câu hỏi 217 :

Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài

B. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung

C. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn

D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn

Câu hỏi 219 :

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch

B. Ria Rơn-ghen và tia gamma đều không nhìn thấy

C. Sóng ánh sáng là sóng ngang

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ

Câu hỏi 221 :

Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về sóng điện từ

A. Chỉ có từ trường mà không có điện trường

B. Là sóng ngang

C. Không truyền được trong chân không

D. Chỉ có điện trường mà không có từ trường

Câu hỏi 224 :

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng elctron bị bứt ra khỏi kim loại khi 

A. Chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. 

B. Cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. 

C. Tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. 

D. Chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân Heli.  

Câu hỏi 225 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha là dựa vào 

A. Hiện tượng quang điện. 

B. Hiện tượng điện hóa. 

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ. 

D. Hiện tượng tự cảm.  

Câu hỏi 226 :

Chọn câu đúng. Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường 

A. Có cả máy phát sóng và máy thu sóng vô tuyến. 

B. Không có máy phát sóng và máy thu sóng vô tuyến. 

C. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến. 

D. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.  

Câu hỏi 227 :

Mạng điện dân dụng Việt Nam có chu kì là 

A. 2s 

B. 0,5s 

C. 5s 

D. 0,02s  

Câu hỏi 229 :

Trong nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta dùng một bộ phận để “trộn” sóng âm tần với sóng mang. Việc làm này gọi là 

A. Giao thoa sóng điện từ. 

B. Biến điệu sóng điện từ. 

C. Cộng hưởng sóng điện từ. 

D. Tách sóng điện từ.  

Câu hỏi 231 :

Âm sắc là 

A. Đặc trưng vật lí của âm liên quan mật thiết vào đồ thị âm. 

B. Đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với mức cường độ âm. 

C. Đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc trực tiếp vào tần số âm. 

D. Đặc trưng sinh lí có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.  

Câu hỏi 233 :

Dao động của con lắc đồng hồ là 

A. Dao động cưỡng bức. 

B. Dao động tắt dần. 

C. Dao động duy trì. 

D. Dao động điều hòa.  

Câu hỏi 236 :

Khi bị nung nóng đến 30000C thì thanh Vonfram phát ra các bức xạ

A. Tử ngoại, hồng ngoại và tia X. 

B. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại. 

C. Ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại và tia X. 

D. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia X.  

Câu hỏi 240 :

Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là r0=5,3.1011m. Bán kính quỹ đạo dừng O là:

A. 21,2.1011m

B. 132,5.1011m

C. 47,7.1011m

D. 2,65.1010m

Câu hỏi 244 :

Độ cao của âm là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào 

A. Năng lượng âm 

B. Biên độ âm 

C. Vận tốc truyền âm 

D. Tần số âm 

Câu hỏi 245 :

Hạt tải điện trong chất điện phân là 

A. Các ion. 

B. Electron tự do. 

C. Lỗ trống. 

D. Ion và electron tự do.  

Câu hỏi 249 :

Chiếu một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc đến mặt bên của một lăng kính thì sau khi qua lăng kính, tia sáng 

A. Chỉ bị tán sắc và không bị lệch phương truyền. 

B. Không bị tán sắc và không bị lệch phương truyền. 

C. Không bị tán sắc, chỉ bị lệch phương truyền. 

D. Vừa bị tán sắc, vừa bị lệch phương truyền.  

Câu hỏi 253 :

Trong dao động điện từ của mạch LC lí tưởng, gọi u là điện áp giữa bàn A và bàn B của tụ điện thì điện tích của bản B biến thiên điều hòa cùng tần số và

A. Sớm pha π2 so với u.

B. Chậm pha π2 so với u.  

C. Cùng pha so với u.  

D. Ngược pha so với u.  

Câu hỏi 259 :

Cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có biểu thức i=I0cos(ωt+φ) I0>0,ω>0. Đại lượng I0 được gọi là 

A. Cường độ dòng điện cực đại. 

B. Cường độ dòng điện tức thời. 

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng. 

D. Pha của dòng điện.  

Câu hỏi 261 :

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số là 

A. 50πHz 

B. 100πHz 

C. 100Hz 

D. 50Hz 

Câu hỏi 265 :

Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau. 

A. Tác dụng cơ. 

B. Tác dụng nhiệt. 

C. Tác dụng hoá học. 

D. Tác dụng từ. 

Câu hỏi 266 :

Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì 

A. Tần số tăng.   

B. Bước sóng tăng. 

C. Tần số giảm. 

D. Bước sóng giảm.  

Câu hỏi 285 :

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động 

A. Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. 

B. Với tần số bằng tần số dao động riêng. 

C. Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. 

D. Mà không chịu ngoại lực tác dụng.  

Câu hỏi 289 :

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động 

A. Chậm dần. 

B. Chậm dần đều. 

C. Nhanh dần. 

D. Nhanh dần đều. 

Câu hỏi 299 :

Trong sóng điện từ dao động điện trường và dao động từ trường tại một điểm luôn

A. Ngược pha với nhau 

B. Cùng pha nhau 

C. Lệch pha nhau một góc 600

D. Vuông pha với nhau 

Câu hỏi 304 :

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là 

A. Tần số 

B. Chu kì 

C. Vận tốc truyền sóng 

D. Bước sóng 

Câu hỏi 320 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x=4cos(ωt+φ). Gia  tốc của vật có biểu thức là

A. a=ωAsin(ωt+φ)

B. a=ω2Acos(ωt+φ)

C. a=ω2Acos(ωt+φ)

D. a=ω2Asin(ωt+φ)

Câu hỏi 324 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và tốc độ

B. Li độ và tốc độ

C. Biên độ và gia tốc

D. Biên độ và cơ năng

Câu hỏi 325 :

Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa

B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng

D. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa

Câu hỏi 330 :

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không

B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn

C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí

D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng

Câu hỏi 331 :

Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?

A. Năng lượng liên kết

B. Năng lượng liên kết riêng

C. Số hạt proton

D. Số hạt nuclon

Câu hỏi 332 :

Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?

A. Mạch khuếch đại

B. Phần ứng

C. Phần cảm

D. Ống chuẩn trực

Câu hỏi 333 :

Chiếu chùm sáng trắng hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

A. Không bị lệch khỏi phương ban đầu

B. Bị phản xạ toàn phần

C. Bị thay đổi tần số

D. Bị tán sắc

Câu hỏi 334 :

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của

A. Các ion dương

B. Ion âm

C. Ion dương và ion âm

D. Ion dương, ion âm và electron tự do

Câu hỏi 339 :

Trong không gian Oxyz, tại một điểm M có sóng điện từ lan truyền qua như hình vẽ. Nếu véctơ a biểu diễn phương chiều của v thì véctơ b và c lần lượt biểu diễn

A. Cường độ điện trường E và cảm ứng từ B

B. Cường độ điện trường E và cường độ điện trường E

C. Cảm ứng từ B và cảm ứng từ E

D. Cảm ứng từ B và cường độ điện trường E

Câu hỏi 341 :

Tia hồng ngoại là những bức xạ

A. Bản chất là sóng điện từ

B. Khả năng ion hóa mạnh không khí

C. Khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm

D. Bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ

Câu hỏi 359 :

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc khi truyền trong một môi trường vật chất người ta dựa vào

A. phương dao động của phần tử vật chất và tốc độ truyền sóng

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng

C. phương dao động của phần tử vật chất và phương truyền sóng

D. phương truyền sóng và tần số sóng

Câu hỏi 361 :

Hai vật dao động điều hòa có phương trình li độ   x1=A1cosωt, x2=A2sinωt. Vào thời điểm nào đó, vật thứ nhất tới biên thì vật thứ hai đang

A. có động năng bằng thế năng

B. qua vị trí cân bằng

C. có động năng bằng ba lần thế năng

D. có gia tốc cực đại

Câu hỏi 367 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Tất cả các nguồn có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều phát ra tia hồng ngoại

B. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ

C.Tia hồng ngoại làm phát quang nhiều chất

D. Tác dụng nhiệt là tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại

Câu hỏi 370 :

Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không

D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản

Câu hỏi 371 :

Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì giống hệt nhau

B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng

D. là một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục

Câu hỏi 372 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện một điện áp xoay chiều thì dòng điện qua tụ

A. trễ pha hơn điện áp một góc π/2 rad

B. sớm pha hơi điện áp một góc π/4 rad

C. sớm pha hơn điện áp một góc π/2 rad

D. trễ pha hơn điện áp một góc π/4 rad

Câu hỏi 378 :

Khi nói về bản chất của ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng cho thấy ánh sáng có tính chất sóng

B. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất sóng càng thể hiện rõ

C. Hiện tượng quang điện ngoài là bằng chứng cho thấy ánh sáng có tính chất hạt

D. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ

Câu hỏi 380 :

Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh thì

A. phôtôn có năng lượng tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng

B. phôtôn có năng lượng giảm dần khi càng đi ra xa nguồn

C. cường độ của chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây

D. phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào hệ quy chiếu dùng để khảo sát chuyển động của nó

Câu hỏi 384 :

Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây ?

A. Có thể gây ra được hiện tượng giao thoa

B. Bị phản xạ khi gặp vật cản

C. Truyền được trong chân không

D. Mang năng lượng

Câu hỏi 385 :

Đối với hệ thống thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Micro giúp biến đổi dao động âm thành dao động điện có cùng tần số

B. Mạch khuếch đại làm tăng cường độ và tăng tần số của tín hiệu

C. Mạch biến điệu biên độ là để làm biến đổi tần số của sóng cần truyền đi

D. Sóng âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số sóng âm tần nhỏ hơn tần số của sóng cao tần

Câu hỏi 386 :

Đường sức điện cho biết

A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy

B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy

C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy

D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy

Câu hỏi 387 :

Hạt tải điện trong kim loại là

A. ion dương và ion âm

B. electron và ion dương

C. electron

D. electron, ion dương và ion âm

Câu hỏi 388 :

Đơn vị của cảm ứng từ là

A. T (Tesla)

B. Wb (Vêbe)

C. V (Vôn)

D. A (Ampe)

Câu hỏi 402 :

Quang phổ gồm một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là

A. quang phổ đám

B. quang phổ liên tục

C. quang phổ vạch phát xạ

D. quang phổ vạch hấp thụ 

Câu hỏi 406 :

Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó

B. không thay đổi theo thời gian

C. biến thiên điều hòa theo thời gian

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian 

Câu hỏi 407 :

Tia Ron-ghen có

A. điện tích âm 

B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng màu hồng

C. cùng bản chất với sóng âm

D. cùng bản chất với sóng vô tuyến 

Câu hỏi 408 :

Chiết suất tuyệt đối của rượu ở các nhiệt độ khác nhau

A. luôn nhỏ hơn 1

B. bằng 1

C. có thể bằng 0

D. luôn lớn hơn 1 

Câu hỏi 409 :

Bước sóng là 

A. khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên phương truyền sóng dao động vuông pha 

B. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha 

C. quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian 

D. quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ sóng 

Câu hỏi 413 :

Sóng điện từ 

A. không truyền được trong chân không 

B. có thành phần điện trường và thành phần từ trường dao động cùng phương tại một điểm 

C. là điện từ trường lan truyền trong không gian 

D. là sóng dọc hoặc sóng ngang 

Câu hỏi 415 :

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. ánh sáng được truyền trong sợi quang

B. ánh sáng bị phản xạ toàn phần tại bề mặt của một chất bán dẫn

C. điện trở của một chất bán dẫn tăng khi được chiếu sáng

D. điện trở của một chất bán dẫn giảm khi được chiếu sáng 

Câu hỏi 417 :

Máy biến thể dùng để biến đổi hiệu điện thế hiệu dụng của

A. Acquy Đồng Nai

B. Pin Con thỏ

C. nguồn điện một chiều

D. dòng điện xoay chiều 

Câu hỏi 418 :

Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là r0=5,3.1011  m. Bán kính quỹ đạo dùng M là

A. 47,7.1011  m 

B. 21,2.1011  m

C. 84,8.1011  m

D. 132,5.1011  m 

Câu hỏi 419 :

Trong chân không, bức xạ có bước sóng A = 0,3μm

A. bức xạ tử ngoại

B. ánh sáng khả kiến

C. sóng vô tuyến

D. bức xạ hồng ngoại 

Câu hỏi 422 :

Đơn vị đo cường độ âm là

A. Niutơn trên mét vuông (N/m2)

B. Oát trên mét (W/m)

C. Ben (B) 

D. Oát trên mét vuông (W/m2

Câu hỏi 439 :

Quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô ứng với số lượng tử n có bán kính

A. tỉ lệ nghịch với n2.

B. tỉ lệ thuận với n.

C. tỉ lệ thuận với n2.

D. tỉ lệ nghịch với n. 

Câu hỏi 440 :

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ? Sóng cơ lan truyền được trong

A. chất rắn.

B. chân không.

C. chất khí.

D. chất lỏng. 

Câu hỏi 441 :

Mặt Trời phát ra là quang phổ

A. vạch hấp thụ.

B. liên tục.

C. đám.

D. vạch phát xạ. 

Câu hỏi 442 :

Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân

A. càng lớn, thì hạt nhân càng bền vững.

Bcàng nhỏ, thì hạt nhân càng bền vững.

C. có thể âm hoặc dương.

D. càng lớn, thì hạt nhân càng kém bền vững. 

Câu hỏi 443 :

Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz, trong một giây dòng điện đổi chiều

A. 100 lần.

B. 30 lần.

C. 60 lần.

D. 120 lần. 

Câu hỏi 444 :

Sóng nào sau đây dùng được trong thông tin liên lạc giữa các tàu ngầm?

A. Sóng cực ngắn.

B. Sóng trung.

C. Sóng dài.

D. Sóng ngắn. 

Câu hỏi 445 :

Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, nếu tăng tần số của điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì

A. cảm kháng giảm.

B. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

C. dung kháng tăng.

D. điện trở tăng. 

Câu hỏi 447 :

Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được xác định bằng hệ thức

A. G=Đf1δf2.

B. G=δĐ2f1f.

C. G=f1f2δĐ.

D. G=Đf2δf1. 

Câu hỏi 448 :

Cho chuỗi phóng xạ của Urani phân rã thành Radi:

A. Hạt nhân 90234Th và Hạt nhân 91234Pa.

B. Hạt nhân 92238U và Hạt nhân 90234Th.

C. Hạt nhân 92238U và Hạt nhân 90230Th.

D. Chỉ có hạt nhân 90234Th

Câu hỏi 450 :

Linh kiện nào dưới đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong?

A. Tế bào quang điện.

B. Đèn LED.

C. Nhiệt điện trở.

D. Quang trở. 

Câu hỏi 453 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

B. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

D. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. 

Câu hỏi 454 :

Hiện nay bức xạ được dùng để kiểm tra hành lý của hành khách đi máy bay là

A. tia tử ngoại.

B. tia gamma.

C. tia hồng ngoại.

D. tia X. 

Câu hỏi 455 :

Trong mạch dao động điện từ tự do LC, so với dòng điện trong mạch thì điện áp giữa hai bản tụ điện luôn 

A. vuông pha.

B. sớm pha hơn một góc π/4.

C. ngược pha.

D. cùng pha. 

Câu hỏi 480 :

Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Ở biên, gia tốc của vật bằng không 

B. Véctơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng 

C. Véctơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng 

D. Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của vật cực tiểu  

Câu hỏi 481 :

Trong phản ứng hạt nhân: H11 + X -> N1122a + α24, hạt nhân X có

A. 12 prôtôn và 25 nơ trôn  

B. 12 prôtôn và 13 nơ trôn 

C. 25 prôtôn và 12 nơ trôn

D. 13 prôtôn và 12 nơ trôn  

Câu hỏi 482 :

Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây sai 

A. Do các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng 

B. Gồm một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục 

C. Không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng 

D. Các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì quang phổ khác nhau  

Câu hỏi 483 :

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng 

A. Cảm ứng điện từ

B. Quang điện ngoài

C. Quang điện trong

D. Quang – Phát quang  

Câu hỏi 485 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai ? 

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước. 

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. 

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc 

D. Sóng âm trong không khí có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang  

Câu hỏi 487 :

Cho một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acosωt+φ, A > 0 và ω>0. Trong phương trình dao động đó, φ được gọi là

A. pha của dao động ở thời điểm t.

B. tần số.

C. pha ban đầu của dao động.

D. tần số góc.

Câu hỏi 488 :

Khi xe ôtô khách dừng lại nhưng vẫn nổ máy thì thân xe sẽ dao động 

A. duy trì 

B. điều hòa

C. tắt dần

D. cưỡng bức 

Câu hỏi 489 :

Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hoà 

A. cùng pha so với li độ

B. ngược pha so với li độ 

C. sớm pha π/2 so với li độ

D. trễ pha π/2 so với li độ 

Câu hỏi 490 :

Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên 

A. Tác dụng của từ trường lên dòng điện

B. Hiện tượng quang điện 

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Tác dụng của dòng điện lên nam châm  

Câu hỏi 492 :

Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường 

A. trùng với phương truyền sóng

B. là phương thẳng đứng

C. là phương ngang

D. vuông góc với phương truyền sóng 

Câu hỏi 493 :

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây? 

A. Mạch tách sóng

B. Mạch khuếch đại

C. Micro 

D. Anten phát  

Câu hỏi 494 :

Cơ năng của một vật dao động điều hòa 

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật 

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi 

C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật

Câu hỏi 495 :

Một vật dao động tắt dần thì biên độ dao động của vật 

A. không đổi theo thời gian

B. tăng dần theo thời gian 

C. giảm dần theo thời gian

D. biến thiên điều hòa theo thời gian  

Câu hỏi 497 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. li độ và tốc độ

B. biên độ và gia tốc 

C. biên độ và tốc độ

D. biên độ và năng lượng 

Câu hỏi 499 :

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây ? 

A. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất nên dùng để phát hiện khuyết tật bên trong sản phẩm 

B. Những vật có nhiệt độ lớn hơn 25000 C thì phát ra tia X   

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại 

D. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng tốt    

Câu hỏi 501 :

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai

A. Sóng dọc lan truyền được trong chất khí

B. Sóng dọc lan truyền được trong chất rắn 

C. Sóng ngang lan truyền được trong chất khí

D. Sóng ngang lan truyền được trong chất rắn 

Câu hỏi 505 :

Điện dung của tụ điện có đơn vị là 

A. vôn trên mét (V/m)

B. vôn nhân mét (V.m)

C. culông (C)

D. fara (F) 

Câu hỏi 506 :

Sóng điện từ 

A. không mang năng lượng

B. không truyền được trong chân không 

C. là sóng ngang

D. là sóng dọc  

Câu hỏi 512 :

Chọn phát biểu đúng về chu kỳ con lắc đơn

A. Chu kì con lắc đơn không phụ thuộc vào độ cao 

B. Chu kỳ con lắc đơn phụ thuộc vào khối tượng 

C. Chu kỳ con lắc phụ thuộc vào chiều dài dây 

D. Không có đáp án đúng 

Câu hỏi 520 :

Li độ, vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa phụ thuộc thời gian theo quy luật của một hàm sin có 

A. cùng pha

B. cùng biên độ

C. cùng pha ban đầu

D. cùng tần số 

Câu hỏi 521 :

Bước sóng λ của sóng cơ học là 

A. quãng đường sóng truyền đi trong thời gian 1 chu kỳ sóng 

B. khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng 

C. quãng đường sóng truyền được trong 1 s 

D. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vuông pha trên phương truyền sóng 

Câu hỏi 529 :

Cho hai dao động cũng phương, có phương trình lần lượt là:  x1=20cos100πt0,5π  cm, x2=10cos100πt+0,5π  cm.Phương trình dao động tổng hợp là

A. x=20cos100πt+0,5π  cm 

B. x=30cos100πt0,5π  cm

C. x=10cos100πt0,5π  cm

D. x=10cos100πt+0,5π  cm 

Câu hỏi 559 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng? Máy biến áp 

A. Làm biến đổi điện áp xoay chiều. 

B. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. 

C. Có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. 

D. Làm biến đổi cường độ dòng điện xoay chiều.  

Câu hỏi 560 :

Tốc độ truyền âm có giá trị nhỏ nhất trong môi trường nào sau đây? 

A. Đồng. 

B. Khí ôxi. 

C. Sắt. 

D. Nước biển.  

Câu hỏi 561 :

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào 

A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. 

B. Hiện tượng quang điện ngoài. 

C. Hiện tượng phát quang của chất rắn. 

D. Hiện tượng quang điện trong.  

Câu hỏi 563 :

Tán sắc ánh sáng là hiện tượng 

A. Tia sáng đơn sắc bị đổi màu khi đi qua lăng kính. 

B. Chùm ánh sáng phức tạp bị phân tích thành nhiều màu đơn sắc khi đi qua lăng kính. 

C. Chùm tia sáng trắng bị lệch về phía đáy lăng kính khi truyền qua lăng kính. 

D. Chùm ánh sáng trắng bị phân tích thành 7 màu khi đi qua lăng kính.  

Câu hỏi 564 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về tia X 

A. Có thể xuyên qua một tấm chì dày vài centimet. 

B. Do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. 

C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. 

D. Có thể được phát ra từ các đèn điện.  

Câu hỏi 565 :

Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng lam thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là 

A. Ánh sáng chàm. 

B. Ánh sáng vàng. 

C. Ánh sáng đỏ. 

D. Ánh sáng lục.  

Câu hỏi 566 :

Cường độ điện trường có đơn vị là 

A. Culong trên mét (C/m). 

B. Vôn trên mét (V/m). 

C. Fara (F). 

D. Niutơn trên mét (N/m).  

Câu hỏi 570 :

Hạt tải điện trong kim loại là 

A. Electron và ion dương. 

B. Ion dương và ion âm. 

C. Electron, ion dương và ion âm. 

D. Electron.  

Câu hỏi 571 :

Điện năng được đo bằng 

A. Công tơ điện. 

B. Ampe kế. 

C. Vôn kế. 

D. Tĩnh điện kế.  

Câu hỏi 574 :

Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch 

A. Phụ thuộc vào bản chất của chất khí. 

B. Phụ thuộc vào cách kích thích. 

C. Phụ thuộc vào áp suất. 

D. Phụ thuộc vào nhiệt độ.  

Câu hỏi 576 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần? 

A. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. 

B. Lực ma sát càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh. 

C. Cơ năng của dao động giảm dần theo thời gian. 

D. Li độ dao động biến thiên điều hòa theo thời gian.  

Câu hỏi 578 :

Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ 

A. Luôn ngược pha sóng tới. 

B. Cùng pha với sóng tới nếu vật cản cố định. 

C. Ngược pha sóng tới nếu vật cản cố định. 

D. Ngược pha sóng tới nếu vật cản tự do.  

Câu hỏi 582 :

Sóng điện từ có bước sóng 25m thuộc loại sóng nào dưới đây? 

A. Sóng dài. 

B. Sóng trung. 

C. Sóng ngắn. 

D. Sóng cực ngắn.  

Câu hỏi 600 :

Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật 

A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí cân bằng 

B. tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo 

C. có giá trị không đổi 

D. có độ lớn tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và luôn hướng về vị trí cân bằng  

Câu hỏi 601 :

Tần số của hệ dao động tự do 

A. chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài 

B. phụ thuộc vào cách kích thích dao động và đặc tính của hệ dao động 

C. phụ thuộc vào điều kiện ban đầu và biên độ của dao động 

D. chỉ phụ thuộc vào cách kích thích dao động và không phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động  

Câu hỏi 603 :

Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là

A. Δφ=2nπ (với n)

B. Δφ=2n+1π (với n

C. Δφ=2n+1π2 (với n

D. Δφ=2n+1π4 (với n)  

Câu hỏi 604 :

Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi: 

A. Vận tốc 

B. Tần số 

C. Bước sóng 

D. Năng lượng  

Câu hỏi 611 :

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Khái niệm cường độ điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện. 

B. Khái niệm cường độ điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. 

C. Khái niệm cường độ điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện. 

D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.  

Câu hỏi 612 :

Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện 

A. tăng lên 2 lần 

B. tăng lên 4 lần 

C. giảm đi 2 lần 

D. giảm đi 4 lần.  

Câu hỏi 613 :

Công thức tính tổng trở của đoạn mạch mắc nối tiếp là

A. Z=R2+(ZL+ZC)2

B. Z=R2(ZL+ZC)2

C. Z=R2+(ZLZC)2

D. Z=R+ZL+ZC  

Câu hỏi 615 :

Chon câu đúng. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều hoạt động là 

A. dựa trên tác dụng của từ trường lên dòng điện. 

B. dựa trên tác dụng của dòng điện lên nam châm. 

C. dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. 

D. cho nam châm chuyển động tịnh tiến với khung dây  

Câu hỏi 616 :

Chọn đáp án đúng. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ là

A. từ trường quay với vận tốc góc ω thì khung dây quay theo với ω0 < ω  

B. từ trường quay với vận tốc góc ω thì khung dây quay theo với ω0 > ω  

C. dựa trên hiện tượng dòng điện Fu-Cô  

D. từ trường quay với vận tốc góc ω thì khung dây quay theo với ω0 =ω  

Câu hỏi 619 :

Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin? 

A. Xem truyền hình cáp. 

B. Điều khiển tivi từ xa. 

C. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn. 

D. Xem băng video.  

Câu hỏi 621 :

Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I ?

A. B=2.107IR.

B. B=2π.107.IR  

C. B=2π.107.IR

D. B=4π.107.IR  

Câu hỏi 638 :

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. 

A. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. 

B. cùng tần số và cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. 

C. luôn lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. 

D. cùng tần số với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0. 

Câu hỏi 643 :

Phát biểu nào sau đây là đúng? Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành

A. hóa năng. 

B. điện năng. 

C. quang năng. 

D. nhiệt năng. 

Câu hỏi 644 :

Trong máy thu sóng điện từ không có bộ phận nào trong các bộ phận sau 

A. mạch biến điệu 

B. mạch chọn sóng 

C. mạch khuếch đại âm tần 

D. mạch tách sóng 

Câu hỏi 645 :

Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường 

A. là phương thẳng đứng. 

B. trùng với phương truyền sóng. 

C. vuông góc với phương truyền sóng. 

D. là phương ngang. 

Câu hỏi 646 :

Đặc tính nào sau đây không phải đặc tính sinh lí của âm?

A. Cường độ âm. 

B. Âm sắc. 

C. Độ to. 

D. Độ cao. 

Câu hỏi 648 :

Công thức nào sau đây được dùng để tính tần số dao động của con lắc lò xo?

A. f=12πkm

B. f=1πmk

C. f=12πmk

D. f=2πkm 

Câu hỏi 649 :

Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào

A. cách kích thích cho nó dao động. 

B. khối lượng của con lắc. 

C. chiều dài con lắc. 

D. biên độ dao động. 

Câu hỏi 653 :

Hai sóng kết hợp có đặc điểm nào dưới đây? 

A. Có cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi. 

B. Có cùng tần số. 

C. Có cùng pha hoặc hiệu số pha không

D. Có cùng biên độ.

Câu hỏi 660 :

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào

A. phương truyền sóng và tần số sóng. 

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng. 

C. phương dao động và phương truyền sóng. 

D. phương dao động và tốc độ truyền sóng. 

Câu hỏi 679 :

Cường độ dòng điện xoay chiều luôn luôn trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch khi 

A. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp 

B. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp 

C. Đoạn mạch chỉ có tụ điện 

D. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp 

Câu hỏi 680 :

Chiều một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng 

A. Tán sắc ánh sáng 

B. Nhiễu xạ ánh sáng 

C. Giao thoa ánh sáng 

D. Khúc xạ ánh sáng 

Câu hỏi 683 :

Chọn đáp án sai. Một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định U vào hai đầu đoạn mạch điện không phân nhánh gồm điện trở thuần R (không đổi), tụ điện C, cuộn dây cảm thân L, Khi xảy ra cộng hưởng điện thì

A. Công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại 

B. C=Lω2

C. Điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm bằng điện áp cực đại hai đầu tụ điện.

D. Hệ số công suất cosφ=0,5 

Câu hỏi 686 :

Chiết suất n của chất làm lăng kính thay đổi theo 

A. Góc tới i của tia sáng đến lăng kính 

B. Hình dạng của lăng kính 

C. Tần số ánh sáng qua lăng kính 

D. Góc chiết quang của lăng kính 

Câu hỏi 690 :

Vật thật qua thấu kính mỏng cho ảnh ảo lớn hơn vật. Gọi O là quang tâm của thấu kính và F là tiêu điểm vật chính của thấu kính. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vật ở xa thấu kính hơn so với ảnh 

B. Đó là thấu kính phân kỳ 

C. Đó là thấu kính hội tụ và vật nằm ngoài khoảng OF 

D. Đó là thấu kính hội tụ và vật nằm trong khoảng OF 

Câu hỏi 692 :

Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích

A. Hiện tượng quang ‒ phát quang. 

B. Hiện tượng quang điện 

C. Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện 

D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng 

Câu hỏi 695 :

Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.1019  J. Bức xạ này thuộc miền

A. hồng ngoại 

B. sóng vô tuyến 

C. tử ngoại 

D. ánh sáng nhìn thấy 

Câu hỏi 697 :

Kết luận nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại có tác dụng chữa bệnh còi xương 

B. Người ta thường dùng tia hồng ngoại để điều khiển từ xa các thiết bị điện từ 

C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát, quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn phát

D. Tia tử ngoại thường dùng để sấy khô sản phẩm nông nghiệp, tia X có thể dùng để kiểm tra khuyết tật của sản phẩm công nghiệp 

Câu hỏi 698 :

Khi nói về photon, phát biểu nào dưới đây đúng

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều mang năng lượng như nhau 

B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên 

C. Năng lượng của photon ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng photon ánh sáng đỏ 

D. Năng lượng photon càng lớn thì bước sóng ánh sáng ứng với photon đó càng lớn 

Câu hỏi 699 :

Tia hồng ngoại có khả năng 

A. đâm xuyên mạnh 

B. ion hoá không khí mạnh 

C. giao thoa và nhiễu xạ 

D. kích thích một số chất phát quang 

Câu hỏi 708 :

Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Ta có bước sóng nhỏ nhất là 

A. Tia đơn sắc lục 

B. Tia tử ngoại 

C. Tia X 

D. Tia tử ngoại 

Câu hỏi 709 :

Vai trò của lăng kính trong máy quang phổ dùng lăng kính là 

A. Giao thoa ánh sáng 

B. Khúc xạ ánh sáng 

C. tán sắc ánh sáng 

D. phản xạ ánh sáng 

Câu hỏi 712 :

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

A. cả hai sóng đều giảm 

B. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng 

C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm 

D. cả hai sóng đều không đổi 

Câu hỏi 718 :

Khi nói về sóng điện từ. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, điện trường và từ trường biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha

B. Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong các điện môi thì nhỏ hơn trong chân không

C. Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện từ trường

D. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó bị phản xạ và khúc xạ

Câu hỏi 720 :

Sóng vô tuyến được ứng dụng trong thông tin liên lạc giữa Trái Đất và vệ tinh là

A. Sóng trung

B. Sóng dài

C. Sóng cực ngắn

D. Sóng ngắn

Câu hỏi 722 :

Một trong những ứng dụng của tia tử ngoại là

A. Diệt khuẩn

B. Chiếu điện, chụp điện

C. Sấy nông sản

D. Chụp ảnh trong bóng tối

Câu hỏi 723 :

Sóng cơ không lan truyền được trong môi trường nào sau đây?

A. Chất lỏng

B. Chất khí

C. Chất rắn

D. Chân không

Câu hỏi 724 :

Tiếng trống trường khi lan truyền trong không khí là

A. Sóng ngang

B. Siêu âm

C. Sóng dọc

D. Hạ âm

Câu hỏi 726 :

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng các eletron bị bật ra khỏi bản kim loại do

A. Khối kim loại có nhiệt độ cao

B. Tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp

C. Tác dụng của từ trường mạnh

D. Tác dụng của ánh sáng có cường độ lớn

Câu hỏi 728 :

Hai nguyên tử A và B là đồng vị của nhau, hạt nhân của chúng có cùng

A. Số nuclôn

B. Số nơtrôn

C. Khối lượng

D. Số prôtôn

Câu hỏi 729 :

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tia X làm ion hóa không khí

B. Tia X gây ra phản ứng quang hợp

C. Tia X còn có tên gọi khác là tia Rơn – ghen

D. Tia X không bị lệch khi truyền trong điện trường

Câu hỏi 731 :

Nếu một con lắc đang dao động duy trì thì

A. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều không đổi

B. Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần

C. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều giảm dần

D. Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi

Câu hỏi 735 :

Quang phổ của một vật rắn nóng sáng phát ra là

A. Một dải có 7 màu

B. Một hệ thống gồm các vạch tối trên dải màu sắc biến đổi liên tục

C. Một dải các màu sắc biến đổi liên tục

D. Một hệ thống gồm cách vạch màu ngăn cách bởi các khoảng tối

Câu hỏi 739 :

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm cho phép ta phân biệt được các âm

A. Có cùng độ to do các nhạc cụ khác nhau phát ra

B. Có cùng biên độ do các nhạc cụ khác nhau phát ra

C. Có cùng tần số do các nhạc cụ khác nhau phát ra

D. Có cùng biên độ do một nhạc cụ phát ra ở các thời điểm khác nhau

Câu hỏi 756 :

Một mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L và tụ có điện dung C được mắc như hình vẽ.

A. R=150Ω;ZL=503Ω;ZC=2003Ω

B. R=503Ω;ZL=2003Ω;ZC=503Ω

C. R=50Ω;ZL=1503Ω;ZC=2003Ω

D. R=300Ω;ZL=1003Ω;ZC=503Ω

Câu hỏi 757 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ? 

A. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. 

B. Trong sóng điện tử, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. 

C. Trong sóng điện tử, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn ngược pha nhau. 

D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường  

Câu hỏi 758 :

Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có điện áp hiệu dụng là

A. 110V

B. 2202V

C. 220V  

D. 1102V  

Câu hỏi 761 :

Trong sự truyền sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong môi trường nào sau đây? 

A. Chất rắn. 

B. Chất lỏng. 

C. Chân không. 

D. Chất khí.  

Câu hỏi 762 :

Trong các bức xạ điện từ sau: tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia đơn sắc màu đỏ, bức xạ có tần số nhỏ nhất là 

A. tia tử ngoại. 

B. tia hồng ngoại. 

C. tia X. 

D. tia đơn sắc màu đỏ.  

Câu hỏi 763 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau.   

B. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. 

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng. 

D. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.    

Câu hỏi 765 :

Một hệ dao động cơ đang dao động dưới tác dụng của lực cưỡng bức biến thiên điều hòa. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi 

A. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ. 

B. tần số của lực cưỡng bức bằng hai lần tần số riêng của hệ. 

C. tần số của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng của hệ. 

D. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.  

Câu hỏi 766 :

Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng 

A. quang - phát quang. 

B. nhiễu xạ ánh sáng. 

C. tán sắc ánh sáng. 

D. giao thoa ánh sáng.  

Câu hỏi 768 :

Hiện tượng các electron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành các eletron dẫn gọi là hiện tượng 

A. quang điện trong. 

B. quang điện ngoài. 

C. điện - phát quang. 

D. quang – phát quang.  

Câu hỏi 769 :

Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường không phụ thuộc vào 

A. cường độ của điện trường. 

B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. 

C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. 

D. hình dạng của đường đi.  

Câu hỏi 770 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của thì tốc độ quay của rôto 

A. luôn bằng tốc độ quay của từ trường. 

B. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc vào tải sử dụng. 

C. luôn lớn hơn tốc độ quay của từ trường. 

D. luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.  

Câu hỏi 773 :

Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự -10 cm. Biết AB cách thấu kính một khoảng 10 cm. Khi đó, ta thu được 

A. ảnh ảo A'B', vô cùng lớn. 

B. ảnh ảo A'B', cách thấu kính 5 cm. 

C. ảnh thật A'B', cách thấu kính 5 cm. 

D. ảnh thật A'B', vô cùng lớn.  

Câu hỏi 775 :

Một ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 589 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này là

A. 3,37.10-19 J.          

B. 3,37.10-28 J.          

C. 1,30.10-28 J.           

D. 1,30.10-19 J.  

Câu hỏi 797 :

Số nuclôn có trong hạt nhân1327Al là

A. 14

B. 40

C. 13

D. 27  

Câu hỏi 801 :

Quang điện (ngoài) là hiện tượng electron bật ra khỏi 

A. kim loại bị nung nóng. 

B. kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp. 

C. nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác. 

D. kim loại khi bị ion dương đập vào.  

Câu hỏi 803 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phôtôn luôn bay với tốc độ c=108m/s dọc theo tia sáng.

B. Ánh sáng được tạo thành từ các hạt, gọi là phôtôn. 

C. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau mang năng lượng khác nhau. 

D. Không có phôtôn ở trạng thái đứng yên.  

Câu hỏi 807 :

Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là 

A. làm ion hóa không khí. 

B. tác dụng sinh học. 

C. tác dụng nhiệt. 

D. làm phát quang một số chất.  

Câu hỏi 816 :

Mắc điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm thuần L vào điện áp xoay chiều u = U0cosωt. Biết ω=RL, cường độ dòng điện tức thời trong mạch

A. trễ pha π4 so với điện áp u.

B. sớm pha π4 so với điện áp u.  

C. trễ pha π2 so với điện áp u.

D. sớm pha π2 so với điện áp u.   

Câu hỏi 817 :

Sóng vô tuyến có khả năng xuyên qua tầng điện li là 

A. sóng dài. 

B. sóng trung. 

C. sóng cực ngắn. 

D. sóng ngắn.  

Câu hỏi 821 :

Đặt điện áp u=U2cosωt vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Biểu thức cường độ dòng điện tức thời là

A. i=U2Cωcos(ωtπ2)  

B. i=UCω2cos(ωtπ2)

C. i=UCω2cos(ωt+π2)

D. i=U2Cωcos(ωt+π2)  

Câu hỏi 828 :

Quang phổ liên tục không được phát ra bởi 

A. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng. 

B. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng. 

C. chất rắn bị nung nóng. 

D. chất lỏng bị nung nóng.  

Câu hỏi 831 :

Các bức xạ có tần số giảm dần theo thứ tự: 

A. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại. 

B. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X. 

C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X. 

D. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy.  

Câu hỏi 838 :

Dao động tắt dần có

A. Biên độ giảm dần

B. Động năng giảm dần

C. Vận tốc giảm dần

D. Thế năng giảm dần

Câu hỏi 841 :

Các hạt tải điện trong chất điện phân là 

A. Electron và lỗ trống. 

B. Electron. 

C. Ion dương và ion âm. 

D. Electron, ion dương và ion âm. 

Câu hỏi 842 :

Một chùm sáng hẹp coi như một tia sáng khi đi qua lăng kính mà không bị tán sắc thì chứng tỏ 

A. Ánh sáng được sử dụng là ánh sáng trắng. 

B. Ánh sáng được sử dụng là một tia sáng nên không thể bị tán sắc. 

C. Ánh sáng được sử dụng là một tia sáng nên không thể bị tán sắc. 

D. Ánh sáng được sử dụng là ánh sáng đơn sắc. 

Câu hỏi 843 :

Tốc độ truyền âm có giá trị nhỏ nhất trong môi trường nào sau đây: 

A. Khí Oxi.

B. Nước biển. 

C. Nhôm. 

D. Sắt. 

Câu hỏi 844 :

Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian là dao động 

A. Điều hòa 

B. Tuần hoàn 

C. Tắt dần 

D. Duy trì 

Câu hỏi 845 :

Gọi A là công thoát electron khỏi một kim loại và ε là năng lượng của một photon trong chùm ánh sáng kích thích. Hiện tượng quang điện chỉ có thể xảy ra đối với kim loại đó nếu

A. ε ≥ A và chùm sáng kích thích có cường độ sáng đủ lớn. 

B. Chỉ cần ε ≥ A. 

C. ε < A và chùm sáng kích thích có cường độ sáng đủ lớn. 

D. ε có giá trị tùy ý miễn cường độ sáng đủ lớn. 

Câu hỏi 847 :

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào có thể được giải thích dựa vào hiện tượng quang điện trong?

A. Hiện tượng phát xạ quan 800g phổ vạch của đám nguyên tử. 

B. Hiện tượng điện trở suất của một chất quang dẫn giảm mạnh khi được chiếu sáng. 

C. Hiện tượng điện trở suất của một kim loại tăng khi tăng nhiệt độ của nó. 

D. Hiện tượng electron bật ra khỏi bề mặt kim loại khi được chiếu sáng. 

Câu hỏi 850 :

Khi nói về đặc điểm của quang phổ liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ liên tục đặc trưng. 

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. 

C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. 

D. Nhiệt độ càng cao quang phổ liên tục càng mở rộng về vùng ánh sáng có bước sóng ngắn. 

Câu hỏi 857 :

Đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp với một điện trở thuần. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch điện thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây gấp 3 lần điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở. Cường độ dòng điện chạy qua mạch

A. Sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch một góc π3rad

B. Trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch một góc π6rad

C. Trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch một góc π3rad

D. Sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch một góc π6rad 

Câu hỏi 859 :

Trong giao thoa sóng cơ, để hai sóng có thể giao thoa được với nhau thì chúng phải xuất phát từ hai nguồn có

A. Cùng tần số nhưng khác nhau phương dao động. 

B. Cùng phương, cùng biên độ nhưng có hiệu số pha thay đổi theo thời gian. 

C. Cùng biên độ, nhưng khác tấn số dao động. 

D. Cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. 

Câu hỏi 866 :

V/m (vôn/mét) là đơn vị của 

A. Cường độ điện trường

B. Điện thế 

C. Công của lực điện trường 

D. Điện tích 

Câu hỏi 867 :

Trong một mạch điện kín, lực làm di chuyển các điện tích bên trong nguồn điện, giữa hai cực của nguồn là 

A. Lực lạ. 

B. Lực từ. 

C. Lực điện trường. 

D. Lực hấp dẫn. 

Câu hỏi 868 :

Khi nói về sóng dừng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vị trí các bụng luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng. 

B. Vị trí các nút luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lần nửa bước sóng. 

C. Hai điểm đối xứng nhau qua nút luôn dao động cùng pha. 

D. Hai điểm đối xứng nhau qua bụng luôn dao động cùng pha. 

Câu hỏi 884 :

Đặt vào hai bản tụ điện có điện dung C=104πF một điện áp xoay chiều u=120cos100πtπ6(V). Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ điện là .

A. i=1,2cos100πt+π3(A)  

B. i=1,2cos100πtπ3(A)

C. i=12cos100πt2π3(A)

D. i=12cos100πt+π3(A).  

Câu hỏi 885 :

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (chiều dài dây treo không đổi) thì chu kì dao động điều hoà của nó sẽ 

A. giảm vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường. 

B. không đổi vì chu kì dao động điều hoà của con lắc không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. 

C. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao. 

D. tăng vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.  

Câu hỏi 886 :

Thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ: 

A. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại. 

B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy. 

C. Ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. 

D. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.  

Câu hỏi 887 :

Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì 

A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.      

B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ. 

C. giống nhau nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp.  

D. giống nhau nếu chúng có cùng nhiệt độ.  

Câu hỏi 892 :

Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm M có độ lớn tăng lên khi điểm M dịch chuyển 

A. theo hướng song song với dây. 

B. theo một đường sức từ của dòng điện. 

C. theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây. 

D. theo hướng vuông góc với dây và rời xa dây.  

Câu hỏi 893 :

Ở mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai sóng  kết hợp có bước sóng λ. Tại những điểm có cực đại giao thoa thì hiệu khoảng cách từ điểm đó tới hai nguồn bằng 

A. kλ  (với k=0,±1,±2,)      

B. k+12λ2 (với k=0,±1,±2,)    

C. k+12λ (với k=0,±1,±2,)     

D. kλ2 (với k=0,±1,±2,)      

Câu hỏi 894 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tia X và tia tử ngoại đều 

A. tác dụng mạnh lên kính ảnh. 

B. kích thích một số chất phát quang. 

C. bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh. 

D. có bản chất là sóng điện từ.  

Câu hỏi 895 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên 

A. khung dây quay trong điện trường. 

B. hiện tượng tự cảm . 

C. hiện tượng cảm ứng điện từ. 

D. khung dây chuyển động trong từ trường.  

Câu hỏi 901 :

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên hiện tượng 

A. quang - phát quang. 

B. quang điện trong. 

C. quang điện ngoài. 

D. siêu dẫn.  

Câu hỏi 902 :

Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng 

A. bước sóng. 

B. tần số. 

C. cường độ âm. 

D. năng lượng.  

Câu hỏi 906 :

Trong đời sống hàng ngày dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng với thiết bị điện nào? 

A. Máy giặt. 

B. Lò vi sóng. 

C. Máy sát gạo. 

D. Tivi.  

Câu hỏi 924 :

Máy biến áp là thiết bị có chức năng biến đổi 

A. tần số của dòng điện xoay chiều. 

B. công suất trung bình của dòng điện xoay chiều. 

C. dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. 

D. điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. 

Câu hỏi 929 :

Cho các bộ phận sau: micrô, loa, anten thu, anten phát, mạch biến điệu, mạch tách sóng. Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là 

A. micrô, anten phát, mạch biến điệu. 

B. loa, anten thu, mạch tách sóng. 

C. micrô, anten thu, mạch biến điệu. 

D. loa, anten phát, mạch tách sóng.  

Câu hỏi 931 :

Trong dao động cơ học, biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào 

A. lực cản môi trường tác dụng lên vật. 

B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

C. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 

D. bản chất của ngoại lực cưỡng bức.   

Câu hỏi 932 :

Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì 

A. bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi. 

B. tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi. 

C. cả tần số và bước sóng đều thay đổi. 

D. cả tần số và bước sóng đều không đổi. 

Câu hỏi 936 :

Chọn phát biểu sai. Ở trạng thái dừng 

A. các electron chuyển động xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng. 

B. nguyên tử có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. 

C. nguyên tử không bức xạ. 

D. nguyên tử không mang năng lượng. 

Câu hỏi 937 :

Dòng điện không đổi là dòng điện có 

A. chiều và cường độ thay đổi theo thời gian. 

B. cường độ không thay đổi theo thời gian. 

C. chiều không đổi theo thời gian.   

D. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.  

Câu hỏi 938 :

Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng 

A. biên độ nhưng khác tần số. 

B. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian. 

C. pha ban đầu nhưng khác tần số. 

D. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.  

Câu hỏi 939 :

Phát biểu nào là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại một điểm luôn dao động vuông pha nhau. 

B. Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. 

C. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. 

D. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. 

Câu hỏi 940 :

Máy biến áp là một thiết bị dùng để 

A. thay đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số. 

B. thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều. 

C. thay đổi điện áp và công suất của nguồn điện xoay chiều. 

D. thay đổi điện áp và làm thay đổi tần số.  

Câu hỏi 942 :

Khi một vật dao động điều hòa thì 

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ. 

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.  

Câu hỏi 943 :

Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường 

A. lỏng, khí. 

B. rắn, lỏng, khí. 

C. rắn, lỏng và chân không. 

D. rắn, khí và chân không.  

Câu hỏi 944 :

So với cường độ dòng điện, điện áp hai đầu đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện

A. sớm pha hơn một góc π2

B. sớm pha hơn một góc π4

C. trễ pha hơn một góc π2

D. trễ pha hơn một góc π4 

Câu hỏi 946 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về đường sức điện. 

A. Qua mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ được ít nhất hai đường sức điện. 

B. Các đường sức điện không cắt nhau. 

C. Nơi nào điện trường mạnh hơn thì nơi đó đường sức điện được vẽ thưa hơn. 

D. Các đường sức điện xuất phát từ các điện tích âm.  

Câu hỏi 948 :

Một máy đang phát sóng điện từ ở Hà Nội có phương truyền thẳng đứng hướng lên. Vào một thời điểm, tại điểm M trên phương truyền, véc-tơ cường độ điện trường đang có độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véc-tơ cảm ứng từ có

A. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. 

B. độ lớn bằng không. 

C. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Đông.  

D. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Tây.  

Câu hỏi 949 :

Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa vào hiện tượng

A. Quang điện. 

B. Tán sắc ánh sáng. 

C. Giao thoa ánh sáng. 

D. Phản xạ toàn phần. 

Câu hỏi 950 :

Xét hai bức xạ đơn sắc đỏ và tím truyền trong nước. Kết luận nào sau đây là đúng? 

A. Tốc độ truyền của bức xạ tím lớn hơn tốc độ truyền của bức xạ đỏ. 

B. Bước sóng của bức xạ tím lớn hơn bước sóng của bức xạ đỏ. 

C. Tốc độ truyền của bức xạ tím bằng tốc độ truyền của bức xạ đỏ. 

D. Tần số bức xạ tím lớn hơn tần số bức xạ đỏ. 

Câu hỏi 953 :

Đơn vị đo mức cường độ âm là 

A. Oát trên mét (W/m) 

B. Oát trên mét vuông (W/m2

C. Ben (B) 

D. Jun trên mét vuông (J/m2)  

Câu hỏi 954 :

Hạt nhân817O có 

A. 9 proton, 17 notron. 

B. 8 proton, 9 notron. 

C. 9 proton, 8 nơtron. 

D. 8 proton, 17 nơtron.  

Câu hỏi 956 :

Dùng một ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện trong một mạch điện xoay chiều, số chỉ của ampe kế cho biết 

A. cường độ dòng điện cực đại trong mạch. 

B. cường độ dòng điện trung bình trong mạch. 

C. cường độ dòng điện tức thời trong mạch. 

D. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.  

Câu hỏi 957 :

Hạt mang điện trong chất điện phân là 

A. ion dương. 

B. ion âm. 

C. ion. 

D. electron tự do.  

Câu hỏi 958 :

Thông tin nào sau đây sai khi nói về tia X?

A. Có khả năng làm ion hóa không khí. 

B. Có khả năng đâm xuyên qua một tấm chì dày vài xentimet. 

C. Có khả năng hủy hoại tế bào. 

D. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại. 

Câu hỏi 959 :

Hiện tượng quang - phát quang là 

A. sự hấp thụ điện năng và chuyển hóa thành quang năng. 

B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn. 

C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. 

D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.  

Câu hỏi 960 :

Cho dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực 

A. Tỉ lệ thuận với điện tích của loại ion đi đến điện cực. 

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. 

C. Tỉ lệ nghịch với thời gian diễn ra quá trình điện phân. 

D. Tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình điện phân. 

Câu hỏi 964 :

Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có tần số nhỏ nhất là 

A. tia hồng ngoại. 

B. tia đơn sắc lục. 

C. tia X. 

D. tia tử ngoại.  

Câu hỏi 968 :

Trong các phản ứng hạt nhân đại lượng không bảo toàn là 

A. năng lượng toàn phần. 

B. khối lượng nghỉ. 

C. điện tích. 

D. số nuclon.  

Câu hỏi 970 :

Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích 

A. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. 

B. hiện tượng quang điện. 

C. hiện tượng quang – phát quang. 

D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.  

Câu hỏi 971 :

Chiết suất n của chất làm lăng kính thay đổi theo 

A. hình dạng của lăng kính. 

B. góc tới i của tia sáng đến lăng kính. 

C. tần số ánh sáng qua lăng kính. 

D. góc chiết quang của lăng kính.  

Câu hỏi 973 :

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là 

A. Đồ thị dao động âm. 

B. Cường độ âm. 

C. Mức cường độ âm. 

D. Tần số âm. 

Câu hỏi 976 :

Cường độ dòng điện i=2cos100πt(A) có pha tại thời điểm t là 

A. 70πt rad. 

B. 100πt rad. 

C. 50πt rad. 

D. 0 rad.  

Câu hỏi 1000 :

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào sau đây bị nung nóng phát ra? 

A. Chất khí ở áp suất thấp. 

B. Chất khí ở áp suất cao. 

C. Chất rắn. 

D. Chất lỏng.  

Câu hỏi 1001 :

Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng vật lý của âm? 

A. Độ to. 

B. Âm sắc. 

C. Tần số. 

D. Độ cao.  

Câu hỏi 1002 :

Máy biến áp 

A. hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. 

B. gồm hai cuộn dây có số vòng bằng nhau quấn trên lõi thép. 

C. là thiết bị biến đổi tần số của dòng điện. 

D. có cuộn thứ cấp là cuộn dây nối với mạng điện xoay chiều.  

Câu hỏi 1003 :

Một vật nếu không được chiếu ánh sáng vào ta sẽ không nhìn thấy nó. Nếu chiếu chùm ánh sáng trắng vào vật ta thấy nó có màu đỏ. Nếu chiếu vào nó chùm ánh sáng màu lục thì ta sẽ 

A. nhìn thấy vật có màu pha trộn giữa đỏ và lục. 

B. không nhìn thấy vật. 

C. nhìn thấy vật có màu đỏ.    

D. nhìn thấy vật có màu lục.  

Câu hỏi 1004 :

Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra ở loại dao động nào sau đây? 

A. Dao động tự do. 

B. Dao động tắt dần. 

C. Dao động cưỡng bức. 

D. Dao động duy trì.  

Câu hỏi 1005 :

Hạt tải điện trong chất điện phân là 

A. êlectron và ion âm. 

B. êlectron và ion dương.

C. êlectron.  

D. ion dương và ion âm.  

Câu hỏi 1006 :

Đơn vị của cường độ điện trường là 

A. V (Vôn) 

B. W (Oát) 

C. A (Ampe) 

D. V/m (Vôn/mét)  

Câu hỏi 1007 :

Trong mạch điện xoay chiều RLC, điện áp tức thời trên tụ điện và điện áp tức thời trên cuộn cảm 

A. cùng pha nhau.  

B. lệch pha nhau π4

C. ngược pha nhau. 

D. lệch pha nhau π2.  

Câu hỏi 1009 :

Trong các tia α,β+,β,γ tia nào đâm xuyên mạnh nhất?

A. Tia α  

B. Tia γ

C. Tia β+

D. Tia β−   

Câu hỏi 1012 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về tia X? 

A. Tia X có tính chất nổi bật là khả năng đâm xuyên. 

B. Tia X được khám phá bởi nhà vật lí người Đức Rơn-ghen. 

C. Tia X bị lệch trong điện trường và trong từ trường. 

D. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.  

Câu hỏi 1014 :

Truyền hình vệ tinh sử dụng loại sóng vô tuyến nào sau đây? 

A. Sóng ngắn 

B. Sóng trung. 

C. Sóng dài.   

D. Sóng cực ngắn.  

Câu hỏi 1015 :

Đối với sóng dừng trên sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng 

A. nửa bước sóng 

B. hai lần bước sóng 

C. một phần tư bước sóng 

D. một bước sóng  

Câu hỏi 1017 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về các nuclôn trong một hạt nhân nguyên tử? 

A. Prôtôn có khối lượng lớn hơn khối lượng nơtron. 

B. Prôtôn mang điện tích nguyên tố dương. 

C. Nơtron không mang điện. 

D. Tổng số nơtrôn và prôtôn gọi là số khối.  

Câu hỏi 1023 :

Chọn phát biểu đúng. Quang phổ liên tục của một vật

A. Chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật

B. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật

C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật

D. Phụ thuộc vào cả nhiệt độ và bản chất của vật

Câu hỏi 1027 :

Cho phản ứng hạt nhân: X+919F24He+816O. Hạt nhân X là hạt 

A. êlectron 

B. nơtron 

C. pôzitron 

D. prôtôn  

Câu hỏi 1034 :

Theo nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mọi phôton đều mang năng lượng bằng nhau, không phụ thuộc vào tần số ánh sáng

B. Mỗi lần nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ thì chúng phát ra hoặc hấp thụ một phôton

C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là các phôton

D. Trong chân không, phôton bay với tốc độ c=3.108m/s dọc theo tia sáng

Câu hỏi 1036 :

Hạt tải điện trong kim loại là

A. Lỗ trống

B. Ion dương

C. Êlectron tự do

D. Ion âm

Câu hỏi 1040 :

Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp gồm điện trở R và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi. Thay đổi điện dung C của tụ điện sao cho tần số của dòng điện có giá trị f=12πLC. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cường độ dòng điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại

C. Tổng trở của mạch đạt cực đại

D. Công suất tiêu thụ của mạch điện đạt cực đại

Câu hỏi 1041 :

Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

A. Không bị tán sắc

B. Bị thay đổi tần số

C. Bị đổi màu

D. Không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu

Câu hỏi 1050 :

Tia α là

A. Chùm hạt pôzitron

B. Chùm hạt êletron

C. Chùm hạt prôton

D. Chùm hạt nhân 24He.

Câu hỏi 1051 :

Ngoài ứng dụng trong y tế, tia Rơn-ghen (tia X) còn có ứng dụng nào sau đây?

A. Kiểm tra hành lý của hành khách đi máy bay

B. Sấy khô trong công nghiệp

C. Chụp ảnh hay quay phim ban đêm

D. Truyền tín hiệu trong các bộ điều khiển từ xa

Câu hỏi 1054 :

Theo kí hiệu, hạt nhân ZAX được cấu tạo từ

A. Z notron và (A + Z) prôton

B. Z prôton và A notron

C. Z prôton và (A − Z) notron

D. Z notron và A prôton

Câu hỏi 1055 :

Dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ i=I0cos(ωt+φ)I0>0. Đại lượng I0 được gọi là

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng

B. Cường độ dòng điện cực đại

C. Pha ban đầu của dòng điện

D. Tần số của dòng điện

Câu hỏi 1056 :

Trong sóng dọc, các phần tử của môi trường có phương dao động

A. Trùng với phương truyền sóng

B. Theo phương nằm ngang

C. Vuông góc với phương truyền sóng

D. Theo phương thẳng đứng

Câu hỏi 1057 :

Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

A. Một bước sóng

B. Hai lần bước sóng

C. Một phần tư bước sóng

D. Nửa bước sóng

Câu hỏi 1058 :

Chọn câu trả lời đúng khi nói về máy biến áp

A. Máy biến áp là thiết bị biến đồi điện áp dòng điện một chiều

B. Lõi thép của máy biến áp là một khối thép đặc

C. Hai cuộn dây của máy biến áp có số vòng giống nhau

D. Máy biến áp hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu hỏi 1078 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron.

B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.

C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion.

D. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron và lỗ trống.

Câu hỏi 1081 :

Sóng cơ truyền được trong các môi trường 

A. Rắn, lỏng và khí.

B. Lỏng, khí và chân không.

C. Chân không, rắn và lỏng.

D. Khí, chân không và rắn.

Câu hỏi 1082 :

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

A. của cả hai sóng đều giảm.

B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.

C. của cả hai sóng đều không đổi.

D. của sóng điện từ giảm, cùa sóng âm tăng.

Câu hỏi 1083 :

Biết là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là 

A. L=2lgII0(dB)

B. L=10lgII0(dB)

C. L=10lgI0I(dB)

D. L=2lgI0I(dB)

Câu hỏi 1087 :

Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là :  

A. 0.

B. 0,25π.

C. π.                                 

D. 0,5π

Câu hỏi 1088 :

Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là:

A. Tia tử ngoại.

B. Tia hồng ngoại.

C. Tia đơn sắc màu lục.

D. Tia Rơn-ghen.

Câu hỏi 1091 :

So với hạt nhân 88226Ra,, hạt nhân  có nhiều hơn

A. 3 prôtôn và 4 nơtron.              

 B. 4 prôtôn và 5 nơtron  

C. 4 prôtôn và 4 nơtron.

D. 4 prôtôn và 6 nơtron.

Câu hỏi 1093 :

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng.

B. Tốc độ truyền sóng.

C. Biên độ của sóng.

D. Bước sóng.

Câu hỏi 1098 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức. 

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

     D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

Câu hỏi 1118 :

Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng  ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp. Đại lượng Z=R2+ZLZC2 là 

A. điện trở của mạch.

B. điện áp của mạch.

C. tổng trở của mạch.

D. điện năng của mạch.

Câu hỏi 1121 :

Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm?

A. Tần số âm.

B. Độ cao của âm.

C. Âm sắc.

D. Độ to của âm.

Câu hỏi 1124 :

Điện áp u = 200cos(100πt + 0,5π) (V) có giá trị hiệu dụng bằng

A.1002 V

B. 200 V

C. 100 V

D.2002 V

Câu hỏi 1125 :

Ánh sáng trắng là 

A. ánh sáng đơn sắc.

B. ánh sáng có một tần số xác định. 

C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím. 

    D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Câu hỏi 1128 :

Quang phổ vạch phát xạ do 

A. chất rắn bị nung nóng phát ra.

B. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra.

C. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng phát ra.

D. chất lỏng bị nung nóng phát ra.

Câu hỏi 1129 :

Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là 

A. sóng trung.

B. sóng cực ngắn.

C. sóng ngắn.

D. sóng dài.

Câu hỏi 1158 :

Một vật dao động điều hòa với tần số góc π rad/s, bắt đầu đi từ vị trí biên dương đến biên âm với quĩ đạo dài 16 cm thì

A. Phương trình dao động: x=8cos(2πt)cm. 

B. Gia tốc cực đại:amax=16π2cm/s2 .  

C. Tốc độ cực đại vmax=16πcm/s.

D. Phương trình vận tốc: v=8πcos(πt+π2)cm/s 

Câu hỏi 1159 :

Các bức xạ nào sau đây được phát ra từ nguồn hồ quang nóng sáng?

A. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại.

B. Tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.

C. Tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại.

D. Ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

Câu hỏi 1165 :

Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh thì

A. Phôtôn có năng lượng tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng.

B. nguồn phát ra số phôtôn càng nhiều thì cường độ chùm sáng do nguồn phát ra càng nhỏ.

C. mỗi lần nguyên tử hay phân tử phát xạ ánh sáng thì chúng phát ra một phôtôn.

D. Phôtôn có năng lượng giảm dần khi càng đi xa nguồn.

Câu hỏi 1168 :

Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, cùng pha ban đầu là một dao động điều hòa

A. cùng biên độ, cùng phương, cùng tần số với các dao động thành phần.

B. cùng pha ban đầu, cùng biên độ, cùng phương với các dao động thành phần.

C. cùng phương, cùng tần số, cùng pha ban đầu với các dao động thành phần.

D. cùng tần số, cùng pha ban đầu, cùng biên độ với các dao động thành phần.

Câu hỏi 1173 :

Trong kim cương có chiết suất 2,42 thì ánh sáng truyền với tốc độ bằng

A. 267.103 km/s.

B. 124.106 m/s.

C. 241.106 m/s.

D. 726.103 km/s.

Câu hỏi 1174 :

Đáp án nào sau đây là sai khi nói về lớp chuyển tiếp p − n:

A. có điện trở lớn, vì ở gần đó hầu như không có hạt tải điện tự do.

B. dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n.

C. dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p. 

D. có tính chất chỉnh lưu.

Câu hỏi 1177 :

Trải qua bao nhiêu phóng xạ α và β thì hạt nhân I77198r biến thành hạt nhân P78194t?

A. 3α và 1β+.

B. 3α và 1β-.

C. 1α và 3β+.

D. 1α và 3β-.

Câu hỏi 1180 :

Xét điện trường tổng hợp gây ra bởi hai điện tích q1 = + 3.10-8 C đặt tại A và q2 = -12.10-8 C đặt tại B, cách A 15 cm. Tại điểm nào sau đây, cường độ điện trường bằng không?

A. Điểm M cách A 5,0 cm, cách B 10 cm.

B. Điểm P cách A 15 cm, cách B 30 cm. 

C. Điểm N cách A 5,0 cm, cách B 20 cm.

D. Điểm Q cách A 3,0 cm, cách B 12 cm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK