Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Võ Minh Đức

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Võ Minh Đức

Câu hỏi 1 :

Phân tử nào sau đây chỉ tồn tại dưới dạng mạch đơn?

A. ADN.

B. tARN.

C. rARN.

D. mARN.

Câu hỏi 2 :

Mã di truyền nào sau đây mã hóa cho một axit amin sử dụng trong quá trình dịch mã?

A. 5’UAA3’.

B. 3’UAU5’.

C. 3’GAU5’.

D. 5’UGA3’.

Câu hỏi 3 :

Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là gì?

A. Nhân đôi ADN ở kỳ trung gian.

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian.

C. Tiếp hợp trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I.

D. Phân li nhiễm sắc thể ở kỳ sau phân bào.

Câu hỏi 7 :

Trong lịch sử phát triển sự sống qua các đại địa chất, quá trình lên cạn của thực vật dẫn đến sự lên cạn của động vật xảy ra ở:

A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh. 

B. Kỷ Carbon của đại Cổ sinh.

C. Kỷ Tam điệp của đại Tân sinh.

D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh.

Câu hỏi 8 :

Tỉ lệ giới tính trong quần thể có giá trị xấp xỉ 1 : 1 ở quần thể nào?

A. Ngỗng. 

B. Muỗi.

C. Hươu, nai.

D. Người.

Câu hỏi 9 :

Đối tượng sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa amon (\(NH_4^ + \)) thành axit amin?

A. Nấm. 

B. Động vật. 

C. Thực vật.

D. Dây tơ hồng.

Câu hỏi 10 :

Ở người, cơ quan nào sau đây hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa lipid có mặt trong thức ăn?

A. Tuyến nước bọt.

B. Thực quản.

C. Dạ dày.

D. Túi mật.

Câu hỏi 11 :

Máu đi vào động mạch chủ dưới tác động lực co cơ của bộ phận nào?

A. Tâm thất trái.

B. Tâm thất phải.

C. Động mạch chủ.

D. Tâm nhĩ trái.

Câu hỏi 12 :

Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp protein từ một phân tử mARN có thể hình thành cấu trúc gọi là polyribosome. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của polyribosome:

A. Làm tăng năng suất tổng hợp các protein cùng loại trong một đơn vị thời gian.

B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.

C. Tăng số lượng các protein khác loại trong một đơn vị thời gian mà các ribosome có thể tổng hợp.

D. Tăng năng suất tổng hợp các loại protein khác nhau phục vụ cho các hoạt động sống của tế bào.

Câu hỏi 13 :

Trong quá trình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, sản phẩm hình thành sau quá trình phiên mã của operon là:

A. 1 loại protein tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzyme phân giải lactose.

B. 3 loại protein tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzyme phân hủy lactose, vận chuyển lactose và hoạt hóa lactose.

C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A sau đó chúng được dịch mã để tạo ra những sản phẩm cuối cùng tham dự vào quá trình vận chuyển và phân giải lactose.

D. 1 chuỗi polyribonucleotide mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.

Câu hỏi 14 :

Trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây, phát biểu chính xác về đột biến gen là:

A. Đột biến gen luôn gây hại cho thể đột biến vì phá vỡ trạng thái đã được chọn lọc qua một thời gian dài.

B. Đột biến gen là các đột biến điểm làm thay đổi trình tự một cặp nucleotide với các trường hợp: mất, đảo, lặp, chuyển một cặp nucleotide.

C. Đột biến gen có khả năng tạo ra các alen mới làm tăng sự đa dạng vốn gen của quần thể sinh vật.

D. Đột biến gen xuất hiện ngoài quá trình giảm phân hình thành giao tử đều không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Câu hỏi 15 :

Các nghiên cứu trên một loài động vật cho thấy, NST số 1 của chúng bị ngắn hơn so với NST dạng gốc ban đầu. Kiểu đột biến cấu trúc gây ra hiện tượng này chỉ có thể là do:

A. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST khác nhau trong tế bào.

B. Mất đoạn NST hoặc do hiện tượng đảo đoạn NST ở vùng chứa tâm động.

C. Chuyển đoạn trên cùng một cặp NST hoặc do hiện tượng mất đoạn NST.

D. Đảo đoạn NST ở vùng không chứa tâm động hoặc do hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST khác nhau.

Câu hỏi 20 :

Trong kỹ thuật lai tạo, để giải thích sự xuất hiện ưu thế lai ở đời con, giải thích nào sau đây là chính xác?

A. Nguyên nhân hình thành ưu thế lai là do phép lai giữa hai dòng thuần chủng với nhau.

B. Sự hình thành ưu thế lai do lai tạo các dòng thuần khác nhau về khu vực địa lí.

C. Ưu thế lai là do tổ hợp lai, tạo kiểu gen dị hợp, sự tương tác vật chất di truyền của bố và mẹ ở đời con.

D. Ưu thế lai xuất hiện và biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần qua mỗi thế hệ giao phối gần.

Câu hỏi 21 :

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào dưới đây là chính xác?

A. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản do đó khi hai quần thể bị cách li sẽ hình thành loài mới.

B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xuất hiện phổ biến ở động vật bậc cao có sinh sản vô tính.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có các nhân tố tiến hóa tác động.

D. Trong cùng một khu vực địa lí, luôn có sự giao thoa về mặt di truyền giữa các quần thể nên không thể tạo ra loài mới trong cùng khu vực.

Câu hỏi 22 :

Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?

A. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau.

B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, ...) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình.

C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên.

D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau.

Câu hỏi 23 :

Hiện tượng nào sau đây xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống?

A. Hiện tượng phân tầng.  

B. Hiện tượng phân bố đồng đều.

C. Hiện tượng liên rễ.

D. Hiện tượng ký sinh khác loài.

Câu hỏi 25 :

Trong số các phát biểu sau đây về hệ sinh thái, phát biểu nào không chính xác?

A. Thành phần của hệ sinh thái bao gồm quần xã và môi trường xung quanh, bao gồm các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, địa mạo của môi trường.

B. Các hệ sinh thái có kích thước lớn, quy mô của chúng chỉ có thể trải dài trên một khu vực, thậm chí cả lục địa mà không có các hệ sinh thái có kích thước nhỏ.

C. Bất kỳ một sự gắn kết nào giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức độ đơn giản nhất đều được coi là một hệ sinh thái.

D. Hệ sinh thái là một hệ thống mở, tự điều chỉnh và liên tục biến đổi để thích ứng với các biến đổi của môi trường.

Câu hỏi 26 :

Trong số các khẳng định dưới đây về chu trình sinh địa hóa, khẳng định nào không chính xác?

A. Các chu trình sinh địa hóa cho thấy sự tuần hoàn của vật chất và vật chất có thể tái sử dụng trong hệ sinh thái.

B. Trong chu trình Nitơ tự nhiên, hoạt động chuyển N2 thành nitơ có trong hợp chất hữu cơ được thực hiện trong các sinh vật sống.

C. Quá trình chuyển hóa N2 thành amon trong tự nhiên chỉ được thực hiện nhờ quá trình cố định đạm có trong các vi sinh vật cố định đạm.

D. Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, hơi và chu trình nước có tính toàn cầu.

Câu hỏi 27 :

Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình?

A. Pha sáng tạo ra oxy phục vụ cho hoạt động của pha tối của quá trình quang hợp và cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.

B. Pha sáng chuyển hóa và tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt động của pha tối.

C. Pha sáng cần thiết phải xảy ra để tiêu thụ nước được tạo ra trong quá trình quang hợp và tiêu thụ oxy giải phóng trong quang hợp.

D. Pha sáng là giai đoạn thiết yếu cho quá trình quang hợp được thực hiện vì nó thúc đẩy quá trình quang phân li nước.

Câu hỏi 28 :

Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotide như sau:Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, phát biểu nào sai?

A. Đột biến thay thế cặp nucleotide G - X ở vị trí 88 bằng cặp nucleotide A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide ngắn hơn so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

B. Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide giống với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

C. Đột biến mất một cặp nucleotide ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

D. Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide thay đổi một axit amin so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

Câu hỏi 30 :

Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng

A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb.

B. P: Aa; cây 1: Aa, cây 2 aa, trội lặn KHT.

C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb.

D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK