Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Câu hỏi 1 :

Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?

A. Khí khổng.

B. Bề mặt lá.

C. Mô dậu.

D. Mạch gỗ.

Câu hỏi 2 :

Thành phần nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Tĩnh mạch chủ.

B. Động mạch chủ.

C. Van tim.

D. Nút nhĩ thất.

Câu hỏi 3 :

Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

A. Riboxom.

B. Nhân tế bào.

C. Lizôxôm.

D. Bộ máy Gôngi.

Câu hỏi 4 :

Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là:

A. nguyên tắc nhân đôi.

B. chiều tổng hợp.

C. nguyên liệu dùng để tổng hợp.

D. số điểm đơn vị nhân đôi.

Câu hỏi 5 :

Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?

A. Đột biến đảo đoạn NST.

B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến lặp đoạn NST.

D. Đột biến đa bội.

Câu hỏi 6 :

Trong tế bào động vật, gen ngoài nhân nằm ở đâu?

A. Lục lạp.

B. Ti thể.

C. Màng nhân.

D. Ribôxôm.

Câu hỏi 7 :

Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1?

A. Aa × Aa.

B. Aa × aa.

C. aa × aa.

D. Aa × AA.

Câu hỏi 8 :

Cơ thể nào sau đây là cơ thể dị hợp về 1 cặp gen?

A. AaBbDdEe.

B. AaBBddEe.

C. AaBBddEE.

D. AaBBDdEe.

Câu hỏi 10 :

Ở cơ thể lưỡng bội, gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ tồn tại thành cặp alen?

A. Trên nhiễm sắc thể thường.

B. Trong lục lạp.

C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

D. Trong ti thể.

Câu hỏi 11 :

Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền?

A. 0,7Aa : 0,3aa.

B. 0,5AA : 0,5Aa.

C. 100%AA.

D. 100%Aa.

Câu hỏi 13 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ cấp?

A. Đột biến gen.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Di – nhập gen.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 14 :

Loài người được phát sinh ở đại nào sau đây?

A. Đại Tân sinh.

B. Đại Nguyên sinh

C. Đại Trung sinh.

D. Đại Cổ sinh.

Câu hỏi 15 :

Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất?

A. Giun đất.

B. Cá chép.

C. Thỏ.

D. Mèo rừng.

Câu hỏi 16 :

Ở mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?

A. Hội sinh.

B. Kí sinh.

C. Ức chế cảm nhiễm.

D. Cộng sinh.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các sản phẩm của pha sáng đều được pha tối sử dụng.

B. Tất cả các sản phẩm của pha tối đều được pha sáng sử dụng.

C. Nếu có ánh sáng nhưng không có CO2 thì cây cũng không thải O2.

D. Khi tăng cường độ ánh sáng thì luôn làm tăng cường độ quang hợp.

Câu hỏi 18 :

Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.

B. Từ tâm thất vào động mạch.

C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

D. Từ động mạch về tâm nhĩ.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.

B. Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST.

C. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST.

D. Đột biến mất đoạn NST thường xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.

Câu hỏi 22 :

Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử?

A. Hai loài có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.

B. Ngựa giao phối với lừa sinh ra con la bị bất thụ.

C. Hai loài sinh sản vào hai mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.

D. Hai loài phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một quần thể, khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì sẽ làm tăng cạnh tranh cùng loài.

B. Cạnh tranh cùng loài làm loại bỏ các cá thể của loài cho nên có thể sẽ làm cho quần thể bị suy thoái.

C. Trong những điều kiện nhất định, cạnh tranh cùng loài có thể làm tăng kích thước của quần thể.

D. Khi cạnh tranh cùng loài xảy ra gay gắt thì quần thể thường xảy ra phân bố theo nhóm để hạn chế cạnh tranh.

Câu hỏi 24 :

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở hệ sinh thái trên cạn, tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

B. Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì thường có lưới thức ăn càng đơn giản.

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

D. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn có độ phức tạp tăng dần.

Câu hỏi 31 :

Một quần thể cá chép ở một hồ cá tự nhiên có tỉ lệ nhóm tuổi là: 73% trước sinh sản; 25% sau sinh sản. Biết rằng nguồn sống của môi trường đang được giữ ổn định, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần thể có thể đang bị con người khai thác quá mức.

B. Quần thể đang ổn định về số lượng cá thể.

C. Quần thể có cấu trúc tuổi thuộc nhóm đang suy thoái.

D. Quần thể đang được con người khai thác hợp lí.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK