Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bình Phú

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bình Phú

Câu hỏi 1 :

Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ra khỏi lá vào mạch rây là:

A. C6H12O6

B. Tinh bột

C. Saccarôzơ

D. Saccarôzơ và tinh bột

Câu hỏi 2 :

Những động vật đa bào có kích thước lớn không tiến hành trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, sự trao đổi khí chủ yếu thực hiện nhờ các cơ quan hô hấp như mang, phổi vì:

A. tỉ lệ S/V nhỏ.

B. đã có cơ quan chuyên trách hô hấp.

C. cơ thể hoạt động luôn cần lượng khí lớn.

D. bề mặt trao đổi khí mỏng.

Câu hỏi 3 :

Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?

A. \(5'UAG3'\)

B. \(3'UAG5'\)

C. \(5'UAX3'\)

D. \(5'AUG3'\)

Câu hỏi 4 :

Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?

A. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.

B. Số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn.

C. Thành phần và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm.

D. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

Câu hỏi 5 :

Khi nói về NST, nhận định nào sau đây sai?

A. Sợi cơ bản có đường kính 11 nm.

B. Thành phần gồm ADN và rARN.

C. Có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

D. NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.

Câu hỏi 6 :

Các giai đoạn của diễn thế sinh thái nguyên sinh diễn ra theo trật tự nào sau đây?1. Môi trường chưa có sinh vật.

A. 1 → 3 → 4 → 2.

B. 1 → 4 → 3 → 2.

C. 1 → 2 → 4 → 3.

D. 1 → 2 → 3 → 4.

Câu hỏi 7 :

Loài nào sau đây có họ hàng xa nhất đối với loài người hiện đại?

A. Đười ươi.

B. Vượn Gibbon.

C. Khỉ.

D. Gôrila.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của loài người, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự tương đồng về trình tự ADN cho thấy tổ tiên của loài người là tinh tinh.

B. Các đặc điểm tương đồng giữa người và vượn người hiện đại cho thấy chúng ta có tổ tiên chung với vượn người.

C. Loài người đầu tiên có dáng đứng thẳng là người đứng thẳng H. erectus.

D. Hiện tại vẫn tồn tại các loài người da đen, da trắng, da vàng trên Trái Đất.

Câu hỏi 12 :

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

B. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

C. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.

D. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

B. Cây có hoa phát triển ư thế so với các nhóm thực vật khác.

C. Ở kỉ thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô.

D. Ở kỉ thứ 3 (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.

Câu hỏi 15 :

Sinh quyển là gì?

A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của vỏ Trái Đất.

B. môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên Trái Đất.

C. vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển.

D. toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.

Câu hỏi 16 :

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Sẽ phản ứng với  tạo nên kết tủa  làm đục nước vôi trong.

B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì nước vôi trong không bị vẩn đục.

C. Nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ thấp thì lượng  được thải ra càng ít.

D. Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt để cung cấp nước cho quá trình thủy phân chất hữu cơ.

Câu hỏi 17 :

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

B. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

C. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.

D. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

Câu hỏi 19 :

Cà độc dược có 2n = 24. Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Thể đột biến này là thể ba.

B. Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loạn nguyên phân.

C. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

D. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

Câu hỏi 20 :

Ở một loài động vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Cho biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Nếu hai cây P có kiểu gen khác nhau thì tần số hoán vị là 20%.

B. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích, có thể thu được đời con với tỉ lệ kiểu gen.

C. Ở F1 loại kiểu hình có 1 tính trạng trội chiếm 42%.

D. F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng

Câu hỏi 21 :

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 22 :

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

B. Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.

D. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.

Câu hỏi 24 :

Một loài động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

A. Cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 loại tinh trùng.

B. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8.

C. 5 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa 10 loại tinh trùng.

D. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 1/2.

Câu hỏi 25 :

Một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và quy định 3 cặp tính trạng khác nhau, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Cho cá thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng lai phân tích. Sẽ có tối đa 6 sơ đồ lai.

B. Cho cá thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng lai với cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng. Sẽ có tối đa 90 sơ đồ lai.

C. Cho cá thể trội về một tính trạng giao phấn với cá thể trội về một tính trạng, có thể thu đuợc đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau.

D. Cho cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, thu được đời con có tối đa 14 loại kiểu gen.

Câu hỏi 26 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

D. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Câu hỏi 28 :

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

A. Có 15 chuỗi thức ăn.

B. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.

C. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.

D. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

Câu hỏi 31 :

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

A. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

B. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.

D. Thể đột biến D có thể là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK