Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Yên Thế

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Yên Thế

Câu hỏi 1 :

Giao tử đực của cây hạt kín là gì?

A. Hạt phấn.

B. Tinh tử.

C. Tế bào mẹ của hạt phấn.

D. Ống phấn.

Câu hỏi 2 :

Sơ đồ sau mô tả một cung phản xạ.

A. 1 → 2 → 3 → 4

B. 1 → 4 → 2 → 3

C. 4 → 2 → 1 → 3

D. 4 → 3 → 2 → 1

Câu hỏi 5 :

Loại đột biến nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

A. Đột biến thể một.

B. Đột biến mất đoạn NST.

C. Đột biến thể ba.

D. Đột biến đảo đoạn NST.

Câu hỏi 6 :

Loại đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên 1 NST?

A. Đột biến đảo đoạn NST.

B. Đột biến lặp đoạn NST.

C. Đột biến tứ bội.

D. Đột biến tam bội.

Câu hỏi 9 :

Gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?

A. Nằm trên NST thường.

B. Nằm trên NST X.

C. Nằm trên NST Y.

D. Nằm trong ti thể.

Câu hỏi 10 :

Mức phản ứng của kiểu gen sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?

A. Nguồn thức ăn thay đổi.

B. Nhiệt độ môi trường thay đổi.

C. Độ ẩm môi trường thay đổi.

D. Kiểu gen bị thay đổi.

Câu hỏi 12 :

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

A. Tạo giống dê sản xuất sữa có prôtêin của người.

B. Tạo ra cừu Đôli.

C. Tạo giống dâu tằm tam bội.

D. Tạo giống ngô có ưu thế lai cao.

Câu hỏi 13 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Di - nhập gen.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 15 :

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

A. phân bố ngẫu nhiên.

B. phân tầng.

C. phân bố đồng đều.

D. phân bố theo nhóm.

Câu hỏi 16 :

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.

B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.

D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.

Câu hỏi 21 :

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đưòng địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài.

D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí.

Câu hỏi 23 :

Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?

A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

C. Quá trình diễn thế luôn gắn liền với sự phá hại môi trường.

D. Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.

Câu hỏi 29 :

Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái.

B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.

Câu hỏi 41 :

Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng

A. thay thế cặp G – X bằng T – A.

B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.

C. thay thế cặp A – T bằng T – A.

D. thay thế cặp A – T bằng G – X.

Câu hỏi 42 :

Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

A. AaBbDd  x  Aabbdd.

B. AaBbDd  x  AaBbDd.

C. AabbDd  x  aaBbDd.

D. AaBBDd  x  aaBbDd.

Câu hỏi 43 :

Nếu tính trạng màu tóc, màu mắt và tính trạng có hay không có tàn nhang là di truyền cùng nhau thì điều giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Những tính trạng này đều lặn

B. Cả 2 bố mẹ đều có màu tóc, màu mắt và tàn nhang như nhau

C. Các gen qui định các tính trạng này đều nằm trên cùng một NST

D. Có sự nhân bản của gen

Câu hỏi 44 :

Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?

A. Châu chấu.

B. Chim.

C. Bướm.

D. Ruồi giấm.

Câu hỏi 45 :

Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau. Đây là bằng chứng về:

A. Cơ quan tương đồng. 

B. Cơ quan tương ứng.

C. Cơ quan tương tự.

D. Cơ quan thoái hoá.

Câu hỏi 46 :

Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là:

A. xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính.

B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.

C. hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi tr­ờng.

D. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi nhất.

Câu hỏi 47 :

Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng nào?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới. 

C. Bắc Cực.

D. Cận Bắc Cực.

Câu hỏi 48 :

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa

A. Đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định

B. Duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp

C.

Giúp khai thác tối ưu nguồn sống

D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

Câu hỏi 49 :

Loài ưu thế là loài:

A. có sự sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn tất cả các loài khác ở trong quần xã.

B. có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

C. chỉ có ở một quần xã mà không có ở các quần xã khác.

D. có ở tất cả các quần xã ở trong mọi môi trường sống.

Câu hỏi 50 :

Giả sử có một mạng lưới dinh dưỡng như sau:

A. Cào cào thuộc 2 chuỗi thức ăn.

B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng thứ 4.

C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô cũng bị chết.

D. Rắn, đại bàng là sinh vật phân hủy.

Câu hỏi 52 :

Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

A.  \(NH_4^ + \) thành \(NO_3^ - \).

B.  \({N_2}\) thành \(N{H_3}\).

C.  \(NO_3^ - \) thành \({N_2}\)

D.  \(N{H_3}\) thành \(NH_4^ + \).

Câu hỏi 53 :

Hình bên mô tả cơ quan sinh sản của nữ giới. Chức năng của bộ phận X là gì?

A. Chỉ tiết hoocmon

B. Chỉ tạo giao tử

C. Tạo giao tử và tiết hoocmon

D. Hình thành hợp tử và tiết hoocmon

Câu hỏi 54 :

Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là

A. 3’GAU5’.

B. 3’GUA5’.

C. 5’AUX3’.

D. 3’UAG5’.

Câu hỏi 55 :

Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau:

A. Gen điều hoà

B. Các gen cấu trúc

C. Vùng vận hành

D. Vùng khởi động

Câu hỏi 56 :

Đột biến xảy ra trong một quần thể cây lưỡng bội làm xuất hiện cây tứ bội. Cây tứ bội có khả năng sinh sản bình thường nên lâu dần đã xuất hiện quần thể cây tứ bội. Liệu ta có thể xem quần thể cây tứ bội là loài mới được không? Vì sao?

A. Không, vì các NST trong từng cặp tương đồng không đổi.

B. Có, vì số lượng NST tăng lên.

C. Không, vì quần thể cây 4n vẫn thụ phấn được với cây 2n.

D. Có, vì quần thể cây 4n tuy thụ phấn được với cây 2n nhưng con lai bất thụ (cách li sinh sản)

Câu hỏi 59 :

Trong số các quần thể sau đây, quần thể nào đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể 1 và 2.

B. Quần thể 3 và 4.

C. Quần thể 2 và 4.

D. Quần thể 1 và 3.

Câu hỏi 61 :

Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau và chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

Câu hỏi 63 :

Dáng đi thẳng của người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người?

A. Giải phóng chi trước khỏi chức năng di chuyển

B. Biến đổi của hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm

C. Bàn chân có dạng vòm

D. Bàn tay được hoàn thiện dần

Câu hỏi 65 :

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi nào?

A. Bắt đầu quá trình diễn thế.

B. Ở giai đoạn giữa của diễn thế.

C. Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế.

D. Môi trường thiếu thức ăn.

Câu hỏi 66 :

Cho sơ đồ các ổ sinh thái sau:

A. Loài E có ổ sinh thái rộng hơn loài G.

B. Ổ sinh thái loài C và loài D trùng lên nhau.

C. Các loài A, loài C và loài G có ổ sinh thái cách biệt nhau.

D. Ổ sinh thái loài A hẹp hơn loài B.

Câu hỏi 67 :

Giả sử 4 chuỗi thức ăn sau đây thuộc 4 hệ sinh thái và cả 4 hệ sinh thái đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau. Con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất ?

A. Tảo đơn bào → cá → người.

B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người.

C. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.

D. Tảo đơn bào → giáp xác → cá → người.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK