Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải !!

232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải !!

Câu hỏi 1 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

A. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có thể có cùng giá trị bước sóng.

B. Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là bước sóng.

C. Các ánh sáng đơn sắc chỉ có cùng vận tốc trong chân không.

D. Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số.

Câu hỏi 2 :

Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm

A. các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.

B. một số vạch sáng riêng biệt cách nhau bằng khoảng tối.

C. các vạch từ đỏ tói tím cách nhau bằng những khoảng tối.

D. một vạch sáng nằm trên nến tối.

Câu hỏi 4 :

Trong quang phổ vạch của nguyên tử hidro, các vạch trong dãy Pasen được tạo thành khi các electron chuyển từ quỹ đạo bên ngoài vế quỹ đạo nào sau đây?

A. L.                          

B. N.                      

C. M.                     

D. K.

Câu hỏi 5 :

Trong nghiên cứu quang phổ vạch của một vật bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch người ta biết

A. các nguyên tố hoá học cấu thành vật đó.

B. nhiệt độ của vật khi phát quang.

C. các hợp chất hoá học tổn tại trong vật đó.

D. phương pháp kích thích vật dẫn đến phát quang.

Câu hỏi 6 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Nếu thực hiện thí nghiệm trên trong nước thì:

A. khoảng vân không đổi.

B. tần số thay đổi.

C. vị trí vân sáng trung tâm không đổi.  

D. bước sóng không đổi.

Câu hỏi 7 :

Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau.

C. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.

D. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.

C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyến qua lăng kính.

Câu hỏi 12 :

Thông tin nào sau đây là sai khi nói về tia X?

A. Có khả năng làm ion hóa không khí.

B. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

C. Có khả năng hủy hoại tế bào.

D. Có khả năng xuyên qua một tấm chì dày vài cm.

Câu hỏi 16 :

Nhận định nào sau đây về các loại quang phổ là sai:

A. Hiện tượng đảo vạch chứng tỏ nguồn phát xạ được bức xạ nào thì cũng chỉ hấp thụ được bức xạ đó

B. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của nguồn

C. Khi nhiệt độ tăng quang phổ liên tục mở rộng về hai phía, phía bước sóng lớn và phía bước sóng nhỏ

D. Quang phổ vạch phụ thuộc vào bản chất của nguồn

Câu hỏi 17 :

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì

A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần

B. so với tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam

C. tia khúc xạ là tia sáng vàng, còn tia lam bị phản xạ toàn phần

D. so với tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng

Câu hỏi 30 :

Hiện tượng nào sau được ứng dụng để đo bước sóng ánh sáng?

A. Hiện tượng giao thoa.

B. Hiện tượng quang điện.

C. Hiện tượng tán sắc.

D. Hiện tượng quang-phát quang

Câu hỏi 32 :

Tia tử ngoại được dùng

A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

Câu hỏi 37 :

Phát biểu nào là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc?

A. Đối với các môi trường khác nhau ánh sáng đơn sắc có cùng bước sóng.

B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

C. Đối với ánh sáng, góc lệch của các lăng kính khác nhau đều bằng nhau.

D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường truyền khi qua lăng kính.

Câu hỏi 38 :

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi qua thấu kính của buồng tối là

A. một chùm tia song song.

B. nhiều chùm tia sáng đơn sắc song song

C. một chùm tia phân kỳ nhiều màu.

D. một chùm tia phân kỳ màu trắng.

Câu hỏi 41 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là;

A. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

B. tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơnghen, tia tử ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

Câu hỏi 42 :

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng nếu tăng dần khoảng cách giữa hai khe S1, S1 thì hệ vân thay đổi thế nào với ánh sáng đơn sắc

A. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên.

B. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm.

C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi.

D. Hệ vân không thay đổi, chỉ sáng thêm lên.

Câu hỏi 43 :

Biết vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz, bước sóng của nó trong chân không là

A. 0,75 mm.              

B. 0,75 μm.            

C. 0,75 m.              

D. 0,75 nm.

Câu hỏi 45 :

Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.

B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, ở vùng ánh sáng nhln thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.

D. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

Câu hỏi 48 :

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. bản chất là sóng điện từ.

B. khả năng ion hoá mạnh không khí.

C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 52 :

Tia tử ngoại 

A. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.

B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước. 

C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.

D. không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 53 :

Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lãng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng.

B. nhiễu xạ ánh sáng.

C. khúc xạ ánh sáng

D. giao thoa ánh sáng.

Câu hỏi 59 :

Quang phổ liên tục

A. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

C. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

D. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

Câu hỏi 62 :

Tia hồng ngoại được dùng:

A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm

B. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu

D. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

Câu hỏi 66 :

Hiện tượng các tia sáng lệch phương khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau là hiện tượng

A. Tán sắc ánh sáng.    

B. Phản xạ ánh sáng.     

C. Khúc xạ ánh sáng.    

D. Giao thoa ánh sáng.

Câu hỏi 67 :

Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng có

A. Màu cam và tần số f.

B. Màu cam và tần số 1,5 f.

C. Màu đỏ và tần số f.

D. Màu đỏ và tần số 1,5 f.

Câu hỏi 70 :

Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: chàm, vàng, lam, tím là

A. ánh sáng tím         

B. ánh sáng chàm  

C. ánh sáng vàng   

D. ánh sáng lam

Câu hỏi 71 :

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu vàng thành ánh sáng đơn sắc màu lam và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. Khoảng vân không thay đổi.              

B. Khoảng vân tăng lên.

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi.         

D. Khoảng vân giảm xuống.

Câu hỏi 72 :

Máy quang phổ lăng kính gồm các bộ phận chính là

A. ống dẫn sáng, lăng kính, buồng sáng. 

B. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.

C. ống dẫn sáng, lăng kính, buồng tối. 

D. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng sáng.

Câu hỏi 73 :

Sóng điện từ nào sau đây thể hiện tính chất hạt mạnh nhất

A. Tia hồng ngoại.

B. Ánh sáng nhìn thấy.  

C. Tia X.    

D. Tia tử ngoại.

Câu hỏi 75 :

Khi nói về nguồn phát quang phổ, phát biểu đúng là

A. Các chất rắn khi bị kích thích phát ra quang phổ vạch phát xạ.

B. Các chất lỏng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nguồn phát quang phổ liên tục sẽ cho quang phổ hấp thụ.

 C. Các chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra quang phổ liên tục.

D. Các chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục.

Câu hỏi 76 :

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng là

A. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.

B. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.

C. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn.

D. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.

Câu hỏi 77 :

Quang phổ vạch phát xạ là

A. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

B. quang phổ gồm một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra.

D. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóng.

Câu hỏi 78 :

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu đúng là

A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.

C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Câu hỏi 80 :

Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì

A. màu sắc thay đổi, tần số không đổi, bước sóng giảm

B. màu sắc thay đổi, tần số không đổi, bước không đổi

C. màu sắc không đổi, tần số không đổi, bước sóng giảm.

D. màu sắc không đổi, tần số không đổi, bước sóng tăng.

Câu hỏi 82 :

Khi nói về chiết suất của môi trường, phát biểu sai

A. Chiết suất tuyệt đối ( thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không

B.  Chiết suất tuyệt đối ( thường gọi tắt là chiết suất ) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với không khí

C.  Chiết suất tỉ đối của môi trường hai so với môi trường một bằng tỷ số chiết suất tuyệt đối của môi trường hai và môi trường một

D.  Chiết suất tỉ đối của môi trường một so với môi trường hai bằng tỷ số chiết suất tuyệt đối của môi trường một và môi trường hai

Câu hỏi 83 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. là sóng siêu âm     

B. là sóng dọc        

C. có tính chất hạt 

D. có tính chất sóng

Câu hỏi 85 :

Khi nói về ứng dụng quang phổ, phát biểu đúng là

A. Quang phổ vạch phát xạ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

B. Quang phổ liên tục dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

C. Quang phổ vạch hấp thụ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

D. Quang phổ liên tục dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

Câu hỏi 86 :

Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu sai

A. Tia X có tính đâm xuyên mạnh, tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn.

B. Tia tử ngoại làm in hóa không khí gây hiện tượng quang điện trong, quang điện ngoài.

C. Tia hồng ngoại có tính nổi bật nhất là tác dụng nhiệt do vậy được dùng để sấy khô sưởi ấm

D. Tia X làm đen kính ảnh nên trong nhiếp ảnh, người ta dùng tia X để chụp ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp.

Câu hỏi 91 :

Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m 

A. tia tử ngoại.

B. ánh sáng nhìn thấy.

C. tia hồng ngoại.

D. tia Rơnghen.

Câu hỏi 93 :

Chùm bức xạ gồm các thành phần 340 nm, 450 nm, 650 nm và 780 nm rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua hệ tán sắc thu được số chùm tia sáng song song đơn sắc là

A. 1.                          

B. 2.                       

C. 3.                       

D. 4.

Câu hỏi 95 :

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ nguồn sáng J.

C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Câu hỏi 101 :

Khi nói về ánh sáng, phát biểu sai

A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.

C.Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.

D. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau đều khác nhau.

Câu hỏi 104 :

Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,1 mm. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng 750 nm . Trên màn vân tối có số vân đa thu được là

A. 267.                      

B. 75.                     

C. 133.                   

D. 175.

Câu hỏi 106 :

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biều đúng là

A. Ánh sáng trắng là tổng hợp của hai thành phần đỏ và tím.

B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành hai chùm sáng màu đỏ và tím là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

D. Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Câu hỏi 108 :

Khi nói về ứng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu đúng là

A. Tia X dùng để làm ống nhòm giúp quan sát ban đêm.

B. Tia tử ngoại dùng để sấy khô, sưởi ấm, chụp ảnh bên trong sản phẩm.

C. Tia hồng ngoại dùng để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm, chữa bệnh còi xương.

D. Tia hồng ngoại dùng để chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh hồng ngoại của thiên thể.

Câu hỏi 110 :

Khi nói về quang phổ, phát biểu đúng là

A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

Câu hỏi 113 :

Khi nói về chiết suất của một chất phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Chiết suất tuyệt đối của không khí gần bằng 1.

B. Chiết suất của chân không bằng 1.

C. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn lớn hơn 1.

D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn lớn hơn 1.

Câu hỏi 114 :

Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng

A. Tán sắc ánh sáng.    

B. Khúc xạ ánh sáng.     

C. Quang điện trong.     

D. Quang điện ngoài.

Câu hỏi 119 :

Khi nói về quang phổ phát biểu đúng là

A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. 

B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. 

C. Quang phổ liên tục là tập hợp đủ bảy thành phần đơn sắc đổ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.      

D. Gồm các vạch hay đám vạch tối trên nền màu trắng của ánh sáng trắng.

Câu hỏi 123 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Trên miền giao thoa, khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp là 8,4mm. Khoảng vân có giá trị là:

A. 1,2 mm                    

B. 1,0 mm                

C. 1,05 mm               

D. 1,4 mm

Câu hỏi 124 :

Khi nói về nguồn phát tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu đúng là

A. Đèn dây tóc nóng sáng ở 2000 độ chỉ phát ra tia hồng ngoại.

B. Đèn dây tóc nóng sáng ở nhiệt độ rất cao trên 2000 độ phát ra tia tử ngoại và tia X.

C. Cơ thể con người ở nhiệt độ 37 độ phát ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

D. Cơ thể con người ở nhiệt độ 37 độ chỉ có thể phát ra tia hồng ngoại.

Câu hỏi 125 :

Tìm phát biểu sai khi nói về về máy quang phổ?

A. Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm sáng song song.

B. Lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu tới.

C. Máy quang phổ là thiết bị dùng để phân tích chùm sáng đơn sắc thành những thành phần đơn sắc khác nhau.

D. Buồng tối cho phép thi được các vạch quang phổ trên một nền tối.

Câu hỏi 126 :

Ta thu được quang phổ vạch phát xạ khi

A. nung nóng hơi thủy ngân cao áp.       

B. đun nước tới nhiệt độ đủ cao.

C. nung một cục sắt tới nhiệt độ đủ cao.

D. cho tia lửa điện phóng qua khi hiđrô rất loãng.

Câu hỏi 129 :

Ánh sáng đơn sắc khi truyền trong thủy tinh có chiết suất n=1,5 có bước sóng là 0,5μm. Ánh sáng đó có màu

A. xanh.                    

B. lam.                   

C. lục.                    

D. đỏ.

Câu hỏi 130 :

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng đỏ.

B. khả năng gây ra được hiện tượng quang điện với nhiều kim loại.

C. tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ

D. khả năng đâm xuyên mạnh, làm ion hóa không khí.

Câu hỏi 132 :

Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ1 (với λ1λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ

A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1.   

B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.  

C. hai ánh sáng đơn sắc đó.       

D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.

Câu hỏi 136 :

Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, nếu chiếu vào mỗi khe S1, S2 một ánh sáng đơn sắc khắc nhau thì:

A. Hiện tượng giao thoa xảy ra, vân sáng có màu tổng hợp của hai màu đơn sắc

B. Hiện tượng giao thoa không xảy ra

C. Hiện tượng giao thoa xảy ra, trên màn hình quan sát có hai hệ vân đơn sắc chồng lên nhau

D.  Hiện tượng giao thoa xảy ra, trên màn hình quan sát có hai hệ vân đơn sắc nằm về hai phía của vân trung tâm

Câu hỏi 137 :

Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự tăng dần của bước sóng thì ta có dãy sau:

A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen

B. tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy

C. tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại

D. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy

Câu hỏi 139 :

Nguồn phát tia hồng ngoại:

A. Các vật bị nung nóng

B. Các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao hơn môi trường

C. Vật có nhiệt độ cao trên 

D. Bóng đèn dây tóc

Câu hỏi 140 :

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A. Sinh lý

B. Chiếu sáng

C. Nhiệt 

D. Kích thích sự phát quang

Câu hỏi 144 :

Khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tia tử ngoại.

B. Tia hồng quang gây ra hiện tượng phát quang cho nhiều chất hơn tia tử ngoại.

C. Bước sóng tia tử ngoại lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.

D. Cả hai loại bức xạ này đều tồn tại trong ánh sáng mặt trời.

Câu hỏi 145 :

Chọn phát biểu sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. có bước sóng xác định trong mọi môi trường.

B. có tần số xác định trong mọi môi trường.

C. có màu sắc xác định trong mọi môi trường.

D. không bị tán sắc.

Câu hỏi 148 :

Khi nói về các loại quang phổ, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát

B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng

C. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối

D. Quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của khí (hay hơi) đó

Câu hỏi 149 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. ánh sáng vàng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X

B. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia X, tia tử ngoại

C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng vàng, tia hồng ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia tử ngoại, tia X

Câu hỏi 150 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. ánh sáng vàng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X

B. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia X, tia tử ngoại

C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng vàng, tia hồng ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng vàng, tia tử ngoại, tia X

Câu hỏi 152 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng lục

B. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của tia X

D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ

Câu hỏi 154 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. có tính chất hạt

B. là sóng siêu âm          

C. là sóng dọc      

D. có tính chất sóng  

Câu hỏi 155 :

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của

A. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.

B. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

C. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu hỏi 156 :

Tia X không có ứng dụng nào sau đây ?

A. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại                     

B. Sấy khô, sưởi ấm

C. Chữa bệnh ung thư                                                         

D. Chiếu điện, chụp điện

Câu hỏi 157 :

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A. tăng cường độ chùm sáng

B. tán sắc ánh sáng

C. nhiễu xạ ánh sáng 

D. giao thoa ánh sáng

Câu hỏi 160 :

Trong đợt nắng nóng đỉnh điểm của Hà Nội vừa qua, làm cho làn da của chúng ta đen xạm đi. Tác nhân chủ yếu gây ra đen da là gì

A. Tia hồng ngoại  

B. Ánh sáng vàng  

C. Tỉa tử ngoại       

D. Ánh sáng màu đỏ

Câu hỏi 161 :

Khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa Y-âng xác định theo công thức

A.                    

B.                

C.                 

D. 

Câu hỏi 162 :

Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa vào hiện tượng:

A. Khúc xạ ánh sáng 

B. Giao thoa ánh sáng                         

C. Phản xạ ánh sáng       

D. Tán sắc ánh sáng

Câu hỏi 165 :

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A. chiếu sáng

B. Gây ra hiện tượng quang điện.

C. Sinh lí.

D. Kích thích sự phát quang.

Câu hỏi 166 :

Tia tử ngoại có cùng bản chất với tia

A. β- 

B. α   

C. γ   

D. β+

Câu hỏi 167 :

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục ?

A. Chất rắn

B. Chất khí ở áp suất lớn

C. Chất lỏng

D. Chất khí ở áp suất thấp

Câu hỏi 170 :

Chiếu xiên một tia sáng trắng từ không khí vào mặt nước thì

A. trong nước vận tốc của ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng vàng

B. tần số của các ánh sáng đơn sắc đều thay đổi

C. chiết xuất của nước lớn nhất đối với ánh sáng đỏ

D. so với tia tới, tia tím lệch nhiều nhất còn tia lục lệch ít nhất

Câu hỏi 173 :

Khi nói về tia hồng ngoại và tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

B. Tia hồng ngoại và tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

Câu hỏi 174 :

Quang phổ vạch phát xạ là

A. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

B. quang phổ gồm một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra.

D. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóng.

Câu hỏi 175 :

Trong các loại tia: Rơn – ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là

A. tia Rơn-ghen.        

B. tia tử ngoại.       

C. tia hồng ngoại.  

D. tia đơn sắc màu lục.

Câu hỏi 176 :

Khi đi từ không khí vào trong nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất?

A. Tím.                      

B. Lục.                   

C. Lam.                  

D. Đỏ.

Câu hỏi 178 :

Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa: “Tia tử ngoại là những bức xạ … có bước sóng ……… bước sóng của ánh sáng ………”.

A. Không nhìn thấy được - lớn hơn – tím. 

B. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn - đỏ.

C. Nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím.       

D. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím.

Câu hỏi 180 :

Một tia sáng khi đi qua lăng kính ló ra chỉ 1 màu duy nhất không phải là màu trắng thì đó là

A. ánh sáng đa sắc

B. ánh sáng đơn sắc.

C. ánh sáng bị tán sắc.

D. do lăng kính không có khả năng tán sắc.

Câu hỏi 181 :

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. tia Rơn-ghen.        

B. tia hồng ngoại.  

C. tia gamma.        

D. tia tử ngoại.

Câu hỏi 183 :

Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.

C. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu hỏi 185 :

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của

A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.

C. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu hỏi 187 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. có tính chất hạt.    

B. là sóng siêu âm. 

C. có tính chất sóng. 

D. là sóng dọc.

Câu hỏi 188 :

Trong chân không, tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng

A. từ 380 nm đến 760 nm.

B. từ 10-12 m đến 10-9 m.

C. từ vài nanômét đến 380 nm. 

D. từ 760 nm đến vài milimét.

Câu hỏi 189 :

Khi nói về quang phổ liên tục phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

B. Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

C. Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

D. Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

Câu hỏi 190 :

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng.

B. quang – phát quang.

C. hóa -  phát quang.

D. phản xạ ánh sáng.

Câu hỏi 191 :

Chiếu chùm sáng gồm 5 ánh sáng đơn sắc khác nhau là đỏ, cam, vàng, lục và tím đi từ nước ra không khí thì thấy ánh sáng màu vàng ló ra ngoài và là là trên mặt nước. Các bức xạ mà ta có thể quan sát được phía trên mặt nước là

A. chỉ có bức xạ màu vàng

B. chỉ có lục và tím ló ra khỏi mặt nước.

C. chỉ có bức xạ đỏ ló ra phía trên mặt nước.

D. ngoài vàng ra còn có cam và đỏ.

Câu hỏi 194 :

Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây?

A.       

B.             

C.             

D. 

Câu hỏi 195 :

Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen có bước sóng  lần lượt là λ1, λ2 và λ3. Biểu thức nào sau đây là đúng?

A. λ2  > λ3 > λ1.          

B. λ3 > λ2 > λ1.       

C. λ1  > λ2 > λ3.      

D. λ2  > λ1 > λ3.

Câu hỏi 198 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.

B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

C. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.

D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

Câu hỏi 199 :

Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì

A. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

B. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.

C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.

D. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.

Câu hỏi 202 :

Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch phụ thuộc vào

A. áp suất. 

B. cách kích thích.

C. nhiệt độ.

D. bản chất của chất khí.

Câu hỏi 204 :

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh.   

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 205 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt.

B. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được.

C. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

D. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm.

Câu hỏi 207 :

Trong y học, tia X được ứng dụng để

A. chiếu điện, chụp điện.

B. phẫu thuật mạch máu.

C. chữa một số bệnh ngoài da

D. phẫu thuật mắt.

Câu hỏi 208 :

Chiếu một chùm sáng trắng vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, trên kính ảnh của buồng tối ta thu được

A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

B. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau.

C. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

D. một dải ánh sáng trắng.

Câu hỏi 210 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn

A. cùng màu sắc.       

B. đơn sắc.             

C. kết hợp.             

D. cùng cường độ.

Câu hỏi 211 :

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, với a = 1 mm, D = 2 m, i = 1,1mm, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là

A. 0.55 mm.              

B. 0,55 μm.            

C. 1,1 mm.             

D. 0,2m.

Câu hỏi 213 :

Tia tử ngoại có cùng bản chất với tia

A. α.                          

B. β+.                     

C. γ.                       

D. β-.

Câu hỏi 214 :

Chiếu xiên một tia sáng trắng từ không khí vào mặt nước thì

A. tần số của các ánh sáng đơn sắc đều thay đổi.

B. trong nước vận tốc của ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc của vàng.

C. so với tia tới, tia tím lệch nhiều nhất còn tia lục lệch ít nhất.

D. chiết suất của nước lớn nhất ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 215 :

Chọn ý đúng. Trong các máy "chiếu điện", người ta cho chùm tia X đi qua một tấm nhôm trước khi chiếu vào cơ thể. Mục đích của việc này là

A. lọc tia X mềm đi, chỉ cho tia X cứng chiếu vào cơ thể.

B. lọc các sóng điện từ khác tia X, không cho chiếu vào cơ thể.

C. làm yếu chùm tia X trước khi chiếu vào cơ thể.

D. lọc tia X cứng đi, chỉ cho tia X mềm chiếu vào cơ thể.

Câu hỏi 218 :

Chọn ý đúng. Trong các máy "chiếu điện", người ta cho chùm tia X đi qua một tấm nhôm trước khi chiếu vào cơ thể. Mục đích của việc này là

A. lọc tia X mềm đi, chỉ cho tia X cứng chiếu vào cơ thể.

B. lọc các sóng điện từ khác tia X, không cho chiếu vào cơ thể.

C. làm yếu chùm tia X trước khi chiếu vào cơ thể.

D. lọc tia X cứng đi, chỉ cho tia X mềm chiếu vào cơ thể.

Câu hỏi 219 :

Chọn ý đúng. Trong các máy "chiếu điện", người ta cho chùm tia X đi qua một tấm nhôm trước khi chiếu vào cơ thể. Mục đích của việc này là

A. lọc tia X mềm đi, chỉ cho tia X cứng chiếu vào cơ thể.

B. lọc các sóng điện từ khác tia X, không cho chiếu vào cơ thể.

C. làm yếu chùm tia X trước khi chiếu vào cơ thể.

D. lọc tia X cứng đi, chỉ cho tia X mềm chiếu vào cơ thể.

Câu hỏi 222 :

Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ?

A. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và vạch phát xạ ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.

B. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.

C. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được nhiệt độ nguồn sáng.

D. Mỗi nguyên tố hoá học được đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và một quang phổ vạch hấp thụ.

Câu hỏi 223 :

Bức xạ có tần số lớn nhất trong bốn bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen và gamma là bức xạ

A. gamma.  

B. tử ngoại. 

C. hồng ngoại.      

D. rơn-ghen.

Câu hỏi 224 :

Tính chất hạt của ánh sáng không được thể hiện qua hiện tượng

A. quang điện.           

B. quang dẫn.        

C. nhiễu xạ.           

D. quang – phát quang.

Câu hỏi 227 :

Trong môi trường nước có chiết suất n = 4/3, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng trong khoảng

A. từ 0,285 μm đến 0,57 μm

B. từ 0,38 μm đến 0,76 μm.

C. từ 0,76 μm đến 1,12 μm.

D. 0,5 μm đến 1,01 μm.

Câu hỏi 228 :

Tia nào trong các tia sau đây là bức xạ điện từ không nhìn thấy?

A. Tia laze. 

B. Tia hồng ngoại. 

C. Tia tím.  

D. Ánh sáng trắng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK