Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Vật lý lần 7

Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Vật lý lần 7

Câu hỏi 3 :

Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ: 

A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.   

B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

C. Vôn kế, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian. 

D. Vôn kế, ampe kế, đồng đo thời gian.

Câu hỏi 4 :

Quy tắc nắm bàn tay phải dùng kế 

A.  Xác định chiều của lực lorenxơ

B. Xác định chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

C. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín

D. Xác định chiều của đường sức từ

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i2 có giá trị bé nhất.

B. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc tới i1 có giá trị bé nhất.

C. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló ibằng góc tới i1.

D. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló ibằng hai lần góc tới i1.

Câu hỏi 15 :

Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng 

A. 100dB        

B. 20dB          

C.  30dB            

D. 40dB

Câu hỏi 20 :

Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây là sai

A. máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số.

B. máy biến áp có thể là máy tăng áp hoặc máy hạ áp.

C. máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi tần số của điện áp xoay chiều.

Câu hỏi 22 :

Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng? 

A. điện áp.           

B.  chu kỳ.            

C. tần số.           

D. công suất.

Câu hỏi 26 :

Micro trong máy phát thanh vô tuyến có tác dụng: 

A. Khuếch đại dao động âm từ nguồn phát

B. Trộn dao động âm tần với dao động điện cao tần

C. Biến dao động âm từ nguồn phát thành dao động điện từ cùng quy luật

D. Hút âm thanh do nguồn phát ra vào bên trong

Câu hỏi 27 :

Phát biều nào sao đây là sai khi nói về sóng điện từ? 

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

D. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

Câu hỏi 29 :

Khi nói về ứng dụng quang phổ, phát biểu đúng là 

A. Quang phổ vạch phát xạ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

B. Quang phổ liên tục dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

C. Quang phổ vạch hấp thụ dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

D. Quang phổ liên tục dùng để xác định nhiệt độ của các vật.

Câu hỏi 30 :

Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu sai là 

A. Tia X có tính đâm xuyên mạnh, tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn.

B. Tia tử ngoại làm in hóa không khí gây hiện tượng quang điện trong, quang điện ngoài.

C. Tia hồng ngoại có tính nổi bật nhất là tác dụng nhiệt do vậy được dùng để sấy khô sưởi ấm

D. Tia X làm đen kính ảnh nên trong nhiếp ảnh, người ta dùng tia X để chụp ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp.

Câu hỏi 33 :

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng mầu lục thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng: 

A. Màu cam               

B. Màu lam       

C. Màu đỏ          

D. Màu vàng

Câu hỏi 40 :

Chọn phát biểu đúng khi có sóng dừng trên sợi dây dài l 

A. Dây có một đầu cố định, một đầu tự do thì \(l = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\frac{\lambda }{2}\) với k = 0,1,2,3...

B. Hai nút hoặc hai bụng sóng cách nhau  λ/2

C. Dao động ở các bụng sóng giống nhau về biên độ, tần số và pha.

D.  Dao động ở hai múi sóng dừng liền kề luôn ngược pha nhau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK