Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 95 câu trắc nghiệm lý thuyết Dòng điện xoay chiều cực hay có lời giải !!

95 câu trắc nghiệm lý thuyết Dòng điện xoay chiều cực hay có lời giải !!

Câu hỏi 2 :

Cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là

A. tăng điện áp tức thời.          

B. giảm điện áp tức thời tại trạm phát.

C. tăng điện áp hiệu dụng tại trạm phát.

D. giảm điện áp hiệu dụng tại trạm phát.

Câu hỏi 3 :

Người ta xây dựng đường dây tải điện 500kV để truyền tải điện năng nhằm mục đích

A. tăng công suất nhà máy điện.

B. tăng dòng điện trên dây tải.

C. tăng hệ số công suất nơi tiêu thụ.

D. giảm hao phí khi truyền tải.

Câu hỏi 4 :

Dòng điện tức thời luôn trễ pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch đó :

A. gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với tụ điện.

B. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm.

C. chỉ có tụ điện.

D. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện.

Câu hỏi 6 :

Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây sai?

A. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều

B. máy biến áp có thể làm giảm điện áp xoay chiều.

C. máy biến áp có thể làm tăng điện áp xoay chiều.

D. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi tần số xoay chiều

Câu hỏi 7 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động thì tốc độ quay của từ trường quay trong stato

A. lớn hơn tốc độ quay của roto.

B. giảm khi ma sát lớn.

C. nhỏ hơn tốc độ quay của roto.

D. tăng khi lực ma sát nhỏ.

Câu hỏi 8 :

Hiện nay, để giảm hao phí điện năng trên đường dây trong quá trình truyền tải điện, người ta thường sử dụng biện pháp.

A. tăng điện áp nơi phát trước khi truyền tải.

B. xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ.

C. dùng dây dẫn làm bằng vật liệu siêu dẫn.

D. tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.

Câu hỏi 9 :

Cho mạch RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u=Uocosωt Đại lượng nào sau đây biến đổi không thể làm cho mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện?

A. Điện dung C của tụ.

B. Độ tự cảm L của cuộn dây.

C. Điện trở thuần R.

D. Tần số của điện áp xoay chiều.

Câu hỏi 10 :

Trong mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, dòng điện trong mạch đang trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì phải

A. tăng điện dung tụ điện

B. tăng tần số của dòng điện

C. giảm giá trị của điện trở

D. giảm độ tự cảm của cuộn cảm

Câu hỏi 11 :

Đặt điện áp xoay chiều u=Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ điện không đổi thì dung kháng của tụ

A. Lớn khi tần số của dòng điện lớn.

B. Nhỏ khi tần số của dòng điện lớn.

C. Nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ.

D. Không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.

Câu hỏi 12 :

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào say đây là phù hợp với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?

A. Cho khung dây quay đều trong 1 từ trường đều quanh 1 trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.

B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong 1 từ trường đều.

C. Cho khung dây quay đều trong 1 từ trường đều quanh 1 trục cố định nằm vuông góc với mặt phẳng khung dây.

D. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hòa.

Câu hỏi 13 :

Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 14 :

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Nếu dung kháng của tụ điện bằng R thì cường độ dòng điện trong mạch

A. nhanh pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. chậm pha so với điện áp ở hai đầu tụ điện.

C. nhanh pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

D. chậm pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 15 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. Quang điện trong

B. Quang điện ngoài

C. Cộng hưởng điện

D. Cảm ứng điện từ

Câu hỏi 18 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đọa mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

A. lệch pha 900 so với cường độ dòng điện trong mạch.

B. trễ pha 600 so với dòng điện trong mạch.

C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

D. sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong mạch.

Câu hỏi 20 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto

A. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.

B. lớn hơn tốc độ biến thiên của dòng điện.

C. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

D. luôn bằng tốc độ quay của từ trường

Câu hỏi 21 :

Đặt điện áp xoay chiều vào đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Công suất đoạn mạch nào sau đây bằng không?

A. Hai đầu đoạn RL.

B. Hai đầu đoạn RLC.

C. Hai đầu đoạn LC.

D. Hai đầu R.

Câu hỏi 23 :

Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosϕ = 0), khi:

A. đoạn mạch có điện trở bằng không.

B. đoạn mạch không có cuộn cảm.

C. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.

D. đoạn mạch không có tụ điện.

Câu hỏi 24 :

Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu 

A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.  

B. cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.  

C. cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.  

D. tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.

Câu hỏi 25 :

Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

C. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều

D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

Câu hỏi 26 :

Mắc một vôn kế đo hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu một điện trở có dòng điện xoay chiều chạy qua. Số chỉ của vôn kế cho biết

A. hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở.

B. hiệu điện thế cực đại ở hai đầu điện trở.

C. cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua điện trở.

D. cường độ dòng điện cực đại chạy qua điện trở.

Câu hỏi 27 :

Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên

A. hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. tác dụng của từ trường lên dòng điện. 

C. hiện tượng quang điện.         

D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.

Câu hỏi 29 :

Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều. 

B. Máy biến áp có thể dùng biến đổi cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. 

C. Máy biến áp có thể giảm điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều. 

D. Máy biến áp có thể tăng điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

Câu hỏi 31 :

Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ

A. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

C. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.

Câu hỏi 33 :

Công thức nào sau đây đúng:

A.i=uRR

B.i=uZ

C.i=uCZC

D.i=uLZL

Câu hỏi 34 :

Số chỉ của ampe kế khi mắc nối tiếp vào đoạn mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị nào?

A. cường độ dòng điện tức thời

B. cường độ dòng điện hiệu dụng

C. cường độ dòng điện trung bình

D. cường độ dòng điện cực đại

Câu hỏi 35 :

Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng

A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp

B. giảm cường độ dòng điện tăng điện áp

C. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp

D. tăng cường độ dòng điện tăng điện áp

Câu hỏi 36 :

Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi

A. đoạn mạch chỉ có R và C mắc nối tiếp.

B. đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L.

C. đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.

D. đoạn mạch chỉ có L và C mắc nối tiếp.

Câu hỏi 38 :

Trong mạch điện xoay chiều, cường độ dòng điện luôn luôn nhanh pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi

A. đoạn mạch chỉ có L thuần cảm

B. đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp

C. đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp

D. đoạn mạch chỉ có R

Câu hỏi 40 :

Cho một số phát biểu sau:

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu hỏi 41 :

Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. giảm tiết diện đường dây.

B. tăng điện áp trước khi truyền tải.

C. giảm công suất truyền tải.

D. tăng chiều dài đường dây.

Câu hỏi 42 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto

A. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.

B. luôn bằng tốc độ quay của từ trường.

C. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.

D. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

Câu hỏi 43 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. giao thoa sóng điện.

B. cộng hưởng điện.

C. cảm ứng điện từ.

D. tự cảm.

Câu hỏi 44 :

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

B. Điện áp biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hòa cùng pha với nhau.

D. Suất điện động biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

Câu hỏi 45 :

Công suất của đoạn mạch xoay chiều được tính bằng công thức

A. P = RI2t.

B. P = U0I0cosφ.

C. P = UI.

D. P = UIcosφ.

Câu hỏi 46 :

Trong các đại lượng điện trở thuần, cảm kháng và dung kháng. Đại lượng nào tỉ lệ thuận với tần số dòng điện?

A. Điện trở thuần.

B. Cảm kháng và dung kháng.

C. Dung kháng.

D. Cảm kháng.

Câu hỏi 47 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dòng điện và điện áp có thể lệch pha với nhau một góc 1200.

B. Cường độ dòng điện trong mạch chỉ có điện trở thuần luôn trễ pha so với điện áp hai đầu điện trở.

C. Cường độ dòng điện trong mạch chỉ có tụ điện luôn trễ pha so với điện áp hai đầu tụ.

D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện luôn trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 48 :

Một trong những biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa đang được áp dụng rộng rãi là

A. giảm tiết diện dây truyền tải điện.

B. tăng chiều dài đường dây truyền tải điện.

C. giảm điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện.      

D. tăng điện áp hiệu dụng

Câu hỏi 49 :

Chọn câu sai dưới đây

A. Động cơ không đồng bộ ba pha biến điện năng thành cơ năng

B. Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.

C. Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ góc của khung dây luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.

D. Động cơ không đồng bộ ba pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.

Câu hỏi 50 :

Khi nói về hệ số công suất cosφcủa đoạn mạch xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?

A. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ=0

B. Với đoạn mạch có điện trở thuần thì cosφ=1

C. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ=0

D. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0<cosφ<1

Câu hỏi 51 :

Đặt điện áp xoay chiều (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.

C. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.

Câu hỏi 52 :

Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng

A. tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều.

B. tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

C. giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.

D. giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 53 :

Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng

A. tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều.

B. tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

C. giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.

D. giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 55 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thì cường độ dòng điện

A. trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. trong đoạn mạch trễ pha 0,5π với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. hiệu dụng trong đoạn mạch phụ thuộc vào tần số của điện áp.

D. trong đoạn mạch sớm pha 0,5 π  với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 56 :

Phát biểu nào sau đây sai về dòng điện xoay chiều ?

A. Điện áp tức thời tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện tức thời

B. Cường độ dòng điện tức thời độ lớn đạt cực đại hai lần trong một chu kỳ

C. Giá trị tức thời của cường độ dòng điện biến thiên điều hòa

D. Cường độ dòng điện cực đại bẳng lần cường độ dòng điện hiệu  dụng

Câu hỏi 57 :

Khi động cơ không đồng bộ hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của roto

A. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

B. luôn bằng tốc độ quay của từ trường

C. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng

D. lớn hơn tốc độ quay của từ trường

Câu hỏi 59 :

Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosφ = 0), khi

A. đoạn mạch có điện trở bằng không.

B. đoạn mạch không có tụ điện.

C. đoạn mạch không có cuộn cảm.

D. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.

Câu hỏi 60 :

Khi động cơ không đồng bộ hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của roto

A. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

B. luôn bằng tốc độ quay của từ trường.

C. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.

D. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.

Câu hỏi 61 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tụ điện

A. cho dòng không đổi qua

B. cho dòng điện biến thiên qua

C. cho dòng xoay chiều qua

D. luôn cản trở dòng xoay chiều

Câu hỏi 63 :

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào là đúng với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?

A. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hòa

B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều

C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu hỏi 64 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng:

A. tạo ra từ trường

B. tạo ra dòng điện xoay chiều

C. tạo ra lực quay máy

D. tạo ra suất điện động xoay chiều

Câu hỏi 65 :

Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng được gọi là

A. tần số góc của dòng điện.

B. chu kì của dòng điện.

C. tần số của dòng điện.

D. pha của dòng điện ở thời điểm t.

Câu hỏi 66 :

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải

A. giảm tần số của dòng điện.

B. giảm điện trở của mạch.

C. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.

D. tăng điện dung của tụ điện.

Câu hỏi 67 :

Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là

A. Để máy biến áp ở nơi khô thoáng.

B. Lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc.

C. Lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng cách điện với nhau.

D. Tăng độ cách điện trong máy biến áp.

Câu hỏi 68 :

Trong các thiết bị tiêu thụ điện sau, thiết bị nào là động cơ điện ?

A. Bóng đèn sợi đốt.

B. Máy bơm nước.

C. Nồi cơm điện.

D. Máy phát điện,

Câu hỏi 69 :

Tìm phát biểu đúng ?

A. Dung kháng có đơn vị là Fara (F).

B. Cảm kháng có đơn vị là Henri (H).

C. Độ tự cảm có đơn vị là Ôm .

D. Điện dung có đơn vị là Fara (F).

Câu hỏi 70 :

Dòng diện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng được gọi là

A. tần số góc của dòng điện.

B. chu kì của dòng điện.

C. tần số của dòng điện.

D. pha ban đầu của dòng điện

Câu hỏi 71 :

Mắc nối tiếp một bóng đèn sợi đốt và một tụ điện vào mạng điện xoay chiều thì đèn sáng bình thường. Nếu mắc thêm một tụ điện nối tiếp với tụ điện ở mạch trên thì

A. đèn sáng kém hơn trước

B. đèn sáng hơn trước

C. đèn sáng hơn hoặc kém sáng hơn tùy thuộc vào điện dung của tụ điện đó mắc thêm

D. độ sáng của đèn không thay đổi

Câu hỏi 72 :

Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở

A. khi và chỉ khi mạch chỉ chứa điện trở thuần R

B. trong mọi trường hợp

C. khi và chỉ khi mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện

D. khi và chỉ khi mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện

Câu hỏi 73 :

Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn sẽ có

A. trường hấp dẫn

B. từ trường

C. điện từ trường

D. điện trường

Câu hỏi 74 :

Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp

A. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

B. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong cuộn sơ cấp

C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

D. Luôn luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

Câu hỏi 75 :

Khi nói về máy phát điện xoay chiều ba pha, nhận xét nào dưới đây là sai ?

A. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ  

B. Biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng

C. Tần số của dòng điện ba pha bằng tần số quay của Rôto

D. Phần cảm là Stato và phần ứng là Rôto

Câu hỏi 76 :

Dung kháng của một mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta cần điều chỉnh theo hướng

A. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây

B. giảm điện trở

C. giảm tần số dòng điện

D. tăng điện dung của tụ điện

Câu hỏi 78 :

Khi có cộng hưởng điện trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh thì nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Cường độ dòng điện tức thời qua tụ điện ngược pha với cường độ dòng điện tức thời qua cuộn cảm

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu mạch

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện và điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đều bằng không

D. Điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm

Câu hỏi 79 :

Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. tăng điện áp trước khi truyền tải

B. giảm công suất truyền tải

C. giảm tiết diện dây

D. tăng chiều dài đường dây

Câu hỏi 80 :

Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. tăng điện áp trước khi truyền tải

B. giảm công suất truyền tải

C. giảm tiết diện dây

D. tăng chiều dài đường dây

Câu hỏi 81 :

Khi nói về máy biến thế, điều nào dưới đây sai ?

A.Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn trên một lõi thép kĩ thuật

BHoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

CLà thiết bị cho phép biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều mà không làm thay đổi tần số dòng điện

D. Máy biến thế có thể làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

Câu hỏi 82 :

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. bằng giá trị trung bình chia cho 2

B. bằng giá trị cực đại chia cho 2

C. được xác định dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

D. chỉ được đo bằng các ampe kế xoay chiều

Câu hỏi 84 :

Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể

A. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế

B. đặt ở đầu của nhà máy điện máy tăng thế và ở nơi tiêu thụ máy hạ thế

C. đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế

D. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế

Câu hỏi 85 :

Khi nói về mạch điện xoay chiều, điều nào dưới đây đúng ?

A. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở thuần biến thiên điều hoà sớm pha hơn dòng điện π/2.

B. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm thì sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm.

C. Dung kháng của tụ điện C tỉ lệ thuận với chu kì của dòng điện xoay chiều qua C.

D. Ở tụ điện thì tần số của hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn tần số của dòng điện qua tụ.

Câu hỏi 86 :

Phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha là phần

A. tạo ra dòng điện

B. tạo ra từ trường

C. gồm 2 vành khuyên và 2 chổi quét

D. đưa điện ra mạch ngoài

Câu hỏi 87 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha?

A. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha

B. Biến đổi điện năng thành năng lượng khác

C. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. 

D. Có hai bộ phận chính là roto và stato.

Câu hỏi 88 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

A. lệch pha 900 so với cường độ dòng điện trong mạch.

B. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

C. trễ pha 600 so với dòng điện trong mạch.

D. sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong mạch.

Câu hỏi 89 :

Số đo của vôn kể và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị:

A. trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

C. tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

D. hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 90 :

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần:

A. luôn lệch pha 0,5π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

C. cùng tần số với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0

D. cùng tần số và cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 91 :

Tại thành phố Hải Phòng có dạng nhà máy phát điện nào sau đây:

A. Nhà máy điện hạt nhân.

B. Nhà máy nhiệt điện.

C. Nhà máy thủy điện.

D. Nhà máy điện mặt trời.

Câu hỏi 92 :

Máy biến áp là một thiết bị dùng để

A. thay đổi điện áp và cường độ dòng điện.

B. thay đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số.

C. thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều.

D. thay đổi điện áp và công suất của nguồn điện xoay chiều.

Câu hỏi 93 :

Trong một đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ(với 0 <φ < 0,5π ) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó:

A. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm.

B. gồm điện trở thuần và tụ điện.

C. chỉ có cuộn cảm.

D. gồm cuộn thuần cảm và tụ điện.

Câu hỏi 94 :

Trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch

A. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện

B. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện

C. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện

D. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện

Câu hỏi 95 :

Máy biến áp là thiết bị dùng để biến đổi:

A. điện áp xoay chiều.

B. công suất điện xoay chiều.

C. hệ số công suất của mạch điện xoay chiều.

D. điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều.

Câu hỏi 96 :

Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, nếu tần số của dòng điện tăng thì

A. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch giảm

B. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch tăng.

C. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch giảm.

D. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch tăng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK