Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 250 Bài tập Lượng tử ánh sáng ôn thi THPT Quốc gia cực hay có lời giải !!

250 Bài tập Lượng tử ánh sáng ôn thi THPT Quốc gia cực hay có lời giải !!

Câu hỏi 1 :

Hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:

A.Hiện tượng quang điện. 

B. Hiện tượng nhiễu xạ.

C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

D. Hiện tượng giao thoa.

Câu hỏi 6 :

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. Giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng vào

B. Ánh sáng giải phóng electron liên kết tạo thành electron dẫn và lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện trong chất bán dẫn

C. Electron hấp thụ một phôtôn đề chuyển lên trạnh thái kích thích có năng lượng cao

D. Sóng ánh sáng truyền đi trong sợi cáp quang

Câu hỏi 7 :

Chất quang dẫn là chất:  

A. Chỉ dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào

B. Phát sáng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

C. Cho ánh sáng truyền qua

D. Dẫn điện tốt khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

Câu hỏi 8 :

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu sáng vào

B. ánh sáng giải phóng electron liên kết tạo thành electron dẫn và lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện trong chất bán dẫn

C. electron hấp thụ một phôtôn để chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao

D. sóng ánh sáng truyền đi trong sợi cáp quang

Câu hỏi 9 :

Chỉ ra phát biểu sai

A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng.

B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong.

C. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài.

D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó.

Câu hỏi 11 :

Khi bị nung nóng đến 3000oC thì thanh vonfam phát ra

A. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen

C. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại

Câu hỏi 13 :

Bốn vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro là

A. đỏ, da cam, chàm, tím  

B. đỏ, da cam, lục chàm

C. đỏ, lục, lam, chàm 

D. đỏ, lam, chàm, tím

Câu hỏi 14 :

Dãy Lai – man trong quang phổ của nguyên tử hidro gồm các vạch phổ thuộc miền

A. Tử ngoại   

B. Ánh sáng nhìn thấy

C. Hồng ngoại 

D. Ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại

Câu hỏi 17 :

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng mầu lục thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng:

A. Màu cam

B. Màu lam

C. Màu đỏ             

D. Màu vàng

Câu hỏi 21 :

Hiện tượng không liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là

A. Hiện tượng phát ra vạch quang phổ. 

B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. Hiện tượng quang điện.

D. Hiện tượng quang phát quang.

Câu hỏi 25 :

Động năng ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi tấm kẽm cô lập về điện được chiếu bởi ánh sáng thích hợp phụ thuộc vào

A. Cường độ của chùm sáng kích thích

B. Thời gian chiếu sáng kích thích.

C. Diện tích chiếu sáng.

D. Bước sóng của ánh sáng kích thích.

Câu hỏi 29 :

Chọn câu đúng về hiện tượng quang phát quang:

A. Trong hiện tượng quang phát quang, có thể làm cho một chất phát ra ánh sáng có bước sóng tùy ý.

B. Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn

C. Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích

D. Hiện tượng quang phát quang giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng

Câu hỏi 30 :

Khi nguyên từ chuyển trạng thái dùng thì tương ứng các electron sẽ:

A. chuyển quỹ đạo chuyển động quanh hạt nhân và giữ nguyên vận tốc chuyển động.

B. giữ nguyên quỹ đạo dừng và đổi vận tốc.

C. các electron chuyển quỹ đạo dừng và đổi vận tốc.

D. các electron giữ nguyên quỹ đạo dừng và vận tốc.

Câu hỏi 32 :

Theo mẫu nguyên tử của Bo thì ở trạng thái cơ bản

A. Nguyên tử liên tục bức xạ năng lượng.

B. Nguyên tử kém bền vững nhất.

C. Các electron quay trên các quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

D. Nguyên tử có mức năng lượng lớn nhất.

Câu hỏi 33 :

Một quang điện trở được nối vào hiệu điện thế không đổi, thay đổi cường độ ánh sáng kích thích thích hợp chiếu vào quang điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua quang điện trở thay đổi thế nào?

A. Không đổi khi cường độ chùm sáng không đổi.

B. Giảm đi khi cường độ chùm sáng tăng.

C. Tăng lên khi cường độ chùm sáng tăng.  

D. Luôn khác không với mọi ánh sáng chiếu tới.

Câu hỏi 34 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phát quang ?

A. Sự huỳnh quang thường xảy ra đối với chất lỏng và chất khí.

B. Sự lân quang thường xảy ra đối với chất rắn.

C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Câu hỏi 36 :

Hiện tượng quang điện trong khác hiện tượng quang điện ngoài ở điểm nào?

A. Không giải phóng electron khỏi liên kết.

B. Không có giới hạn cho bước sóng ánh sáng kích thích.

C. Không làm cho chất bán dẫn tích điện nhưng làm cho kim loại tích điện. 

D. Không làm electron hấp thụ năng lượng của phôtôn.

Câu hỏi 39 :

Biết bán kính Bo là r0=5,3.10-11m Bán kính quỹ đạo M trong nguyên tử hiđrô là:

A.132,5.10-11m

B. 84,8.10-11m 

C. 21,2.10-11m

D. 47,7.10-11m

Câu hỏi 40 :

Trong chân không tất cả mọi phôtôn đều có cùng:

A. Tần số

B. Bước sóng         

C. Năng lượng       

D. Vận tốc

Câu hỏi 41 :

Tia laze không có đặt điểm nào sau đây ?

A. Độ đơn sắc cao. 

B. Độ định hướng cao. 

C. Cường độ lớn. 

D. Công suất lớn.

Câu hỏi 44 :

Tia Laze không được ứng dụng trong trường hợp nào?

A. Thông tin liên lạc vô tuyến. 

B. Phẫu thuật.

C. Máy soi hành lí.

D. Đầu đọc đĩa CD.

Câu hỏi 45 :

Vạch Lam trong dãy Ban-me được tạo thành khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo nào về quỹ đạo nào?

A. M -> N               

B. N->L                

C. O->L

D. P->N.

Câu hỏi 48 :

Chọn câu sai. Khi hiện tượng quang điện trong xảy ra trong khối chất bán dẫn thì:

A. Mật độ các hạt mang điện tự do trong bán dẫn tăng. 

B. Cả khối bán dẫn bị nhiễm điện.

C. Điện trở suất của khối bán dẫn giảm.

D. Độ dẫn điện của khối bán dẫn tăng.

Câu hỏi 50 :

Biết bán kính B0  là r0=5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng

A. 84,8.10-11 m

B. 21,2.10-11 m     

C. 26,5.10-11 m   

D. 132,5.10-11 m

Câu hỏi 52 :

Để nguyên tử hyđrô đang ở trạng thái dừng có năng lượng En hấp thụ prôtôn, thì prôtôn đó phải có năng lượng  ε :

A. ε=Em với m>n  

B. ε=Et  

C. ε=Em với m=n+1

D. ε=Em -En với m>n 

Câu hỏi 53 :

Các vạch thuộc dãy Banme ứng với sự chuyển của electron từ các quỹ đạo ngoài về:

A. quỹ đạo K         

B. quỹ đạo L          

C. quỹ đạo M        

D. quỹ đạo O

Câu hỏi 56 :

Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được:

A. hiện tượng quang – phát quang

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện

D. hiện tượng quang điện ngoài

Câu hỏi 57 :

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn ánh sáng chuyển động hay đứng yên

C. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon càng nhỏ

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon

Câu hỏi 58 :

Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các electron ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chum sáng đó lên 3 lần thì

A. số lượng electron thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng lên 3 lần

B. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng 3 lần

C. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng 9 lần

D. công thoát của electron giảm 3 lần

Câu hỏi 62 :

Vạch quang phổ có bước sóng 0,103 μm là vạch thuộc dãy

A. Banme hoặc Pasen                           

B. Pasen                 

C. Laiman    

D. Banme

Câu hỏi 67 :

Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử năng lượng:

A. Không thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách nguồn sáng xa hay gần

B. Thay đổi, và phụ thuộc khoảng cách nguồn sáng xa hay gần

C. Thay đổi theo môi trường ánh sáng truyền

D. Chỉ không bị thay đổi khi ánh sáng truyền trong chân không

Câu hỏi 68 :

Thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh không có nội dung nào?

A. chùm ánh sáng là một chùm hạt phôtôn

B. ánh sáng có bản chất là sóng điện từ

C. phôtôn bay dọc tia sáng với tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng

D. mỗi lần nguyên tử hấp thụ hay phát xạ năng lượng thì nó hấp thụ hay phát xạ một phôtôn

Câu hỏi 69 :

Theo thuyết tương đối, khi vật chuyển động thì năng lượng toàn phần của nó là:

A. Tổng năng lượng nghỉ và động năng của vật

B. Tổng động năng và nội năng của vật

C. Tổng động năng và thế năng của vật

D. Tổng động năng phân tử và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu hỏi 70 :

Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài. 

B. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.

C. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. 

D. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

Câu hỏi 71 :

Chùm ánh sáng laze không  được ứng dụng 

A. trong truyền tin bằng cáp quang. 

B. làm dao mổ trong y học .  

C. làm nguồn phát siêu âm.

D. trong đầu đọc đĩa CD.

Câu hỏi 76 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.

B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.

C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.

D. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động

Câu hỏi 78 :

Một chùm sáng trắng truyền trong chân không, tất cả các photon trong chùm sáng đó cùng 

A. tốc độ    

B. bước sóng  

C. tần số  

D. năng lượng

Câu hỏi 79 :

Trong thí nghiệm Hec-xơ, nếu sử dụng ánh sáng hồ quang điện sau khi đi qua tấm thủy tinh thì

A. hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra khi cường độ của chùm sáng kích thích đủ lớn

B. hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì giới hạn quang điện của kẽm là ánh sáng nhìn thấy.

C. hiệu ứng quang điện không xảy ra vì thủy tinh hấp thụ hết tia tử ngoại.

D. hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì thủy tinh trong suốt đối với mọi bức xạ

Câu hỏi 83 :

Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

A. 47,7.10-11m. 

B. 21,2.10-11 m. 

C. 84,8.-11m. 

D. 132,5.10-11m.

Câu hỏi 87 :

Giới hạn quang điện của một kim loại là λ0 = 0,30mm. Công thoát electron của kim loại đó là

A. 4,14eV;          

B. 1,16eV;        

C. 2,21eV;         

D. 6,62eV

Câu hỏi 88 :

Trong các thiết bị, pin quang điện, quang điện trở, tế bào quang điện, ống tia X, có hai thiết bị mà nguyên tắc hoạt động dựa trên cùng một hiện tượng vật lí, đó là  

A. tế bào quang điện và quang điện trở. 

B. pin quang điện và tế bào quang điện.

C. pin quang điện và quang điện trở.

D. tế bào quang điện và ống tia X.

Câu hỏi 90 :

Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang − phát quang? 

A. Sự phát sáng của con đom đóm.

B. Sự phát sáng của đèn dây tóc.

C. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.

D. Sự phát sáng của đèn LED.

Câu hỏi 92 :

Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử : 

A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.

B. là trạng thái mà các êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động. 

C. chỉ là trạng thái kích thích. 

D. chỉ là trạng thái cơ bản.

Câu hỏi 93 :

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi 

A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. 

B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. 

C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. 

D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt

Câu hỏi 94 :

Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điếm nào ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.

C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.

D. Trạng thái có năng lượng ổn định.

Câu hỏi 98 :

Phát biểu nào sau đây chưa đúng khi nói về pin quang điện?

A. suất điện động của một pin vào khoảng 0,5 V đến 0,8 V

B. bộ phận chính là lớp tiếp xúc p-n

C. hiệu suất lớn

D. thiết bị biến đổi quang năng thành điện năng

Câu hỏi 104 :

Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu hỏi 105 :

Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?

A. Quang điện ngoài.

B. Lân quang. 

C. Quang điện trong. 

D. Huỳnh quang.

Câu hỏi 106 :

Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?

A. Tia γ.               

B. Tia laze.    

C. Tia hồng ngoại.  

D. Tia α.

Câu hỏi 108 :

Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về

A. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử

B. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử

C. sự hình thành các vch quang phổ của nguyên tử

D. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđro

Câu hỏi 109 :

Giới hạn quang điện của kim loại đồng là 300 nm. Công thoát electron kim loại này là

A. 3,12 eV.             

B. 2,5 eV.      

C. 6,25 eV.      

D. 4,14 eV.

Câu hỏi 110 :

Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng

A. màu vàng.        

B. màu đỏ.  

C. màu cam.                  

D. màu tím.

Câu hỏi 111 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt

A. notron.   

B.phôtôn.            

C. prôtôn.           

D. eletron.

Câu hỏi 112 :

Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử

A.chỉ là trạng thái cơ bản

B. chỉ là trạng thái kích thích

C. là trạng thái mà các êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động

D. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.

Câu hỏi 113 :

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi ro là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng

A. 3r0,                   

B. 2r0                    

C. 4r0                    

D. 9r0.

Câu hỏi 115 :

Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của

A. điện - phát quang.      

B. hóa - phát quang.

C. nhiệt - phát quang. 

D. quang - phát quang.

Câu hỏi 118 :

Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia g. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là

A. tia tử ngoại, tia g, tia X, tia hồng ngoại.

B. tia g, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.

C. tia X, tia g, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.

D. tia g, tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại,

Câu hỏi 119 :

Khi chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì dung dịch này sẽ phát ra

A. tia anpha.

B. bức xạ gamma.

C. tia X. 

D. ánh sáng màu lục

Câu hỏi 122 :

Khi bị nung nóng đến 3000oC thì thanh vonfam phát ra

A. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.

C. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại.

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại

Câu hỏi 125 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu hỏi 127 :

Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,36mm. Công thoát electron ra khỏi kim loại đó xấp xỉ bằng

A. 5,52.10-19J  

B. 5,52.10-25J 

C. 3,45.10-19J  

D. 3,45.10-25J

Câu hỏi 129 :

Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10−11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng

A. 47,4.10−11 m. 

B. 132,5.10−11 m. 

C. 84,8.10−11 

D. 21,2.10−11 m.

Câu hỏi 133 :

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Định hướng cao.         

B. Kết hợp cao.      

C. Cường độ lớn.  

D. Công suất lớn.

Câu hỏi 137 :

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng quang điện ngoài. 

B. Hiện tượng ion hóa.

C. Hiện tượng quang điện trong. 

D. Hiện tượng phát quang.

Câu hỏi 140 :

Trong y học, laze không được ứng dụng để

A. phẫu thuật mạch máu.          

B. chữa một số bệnh ngoài da.

C. phẫu thuật mắt.

D. chiếu điện, chụp điện.

Câu hỏi 141 :

Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10−11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng

A. 47,4.10−11 m. 

B. 132,5.10−11 m. 

C. 84,8.10−11 

D. 21,2.10−11 m.

Câu hỏi 142 :

Một chùm sáng trắng truyền trong chân không, tất cả các photon trong chùm sáng đó cùng   

A. tốc độ 

B. bước sóng   

C. tần số

D. năng lượng

Câu hỏi 145 :

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu vàng thì ánh sáng huỳnh quang có thể là

A. ánh sáng đỏ 

B. ánh sáng lam     

C. ánh sáng lục      

D. ánh sáng tím

Câu hỏi 146 :

Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

B. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

C. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

Câu hỏi 149 :

Pin quang điện là hệ thống biến đổi

A. hóa năng thành điện năng 

B. quang năng thành điện năng

C. nhiệt năng thành điện năng  

D. cơ năng thành điện năng

Câu hỏi 150 :

Gọi λ12 lần lượt là bước sóng trong chân không của các ánh sáng đơn sắc (1) và (2). Nếu λ12 thì

A. ánh sáng (1) có tần số lớn hơn

B. photon của ánh sáng (1) có năng lượng lớn hơn

C. trong nước, ánh sáng (1) có vận tốc lan truyền lớn hơn

D. chiết suất của nước đối với ánh sáng (1) lớn hơn

Câu hỏi 151 :

Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

B. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

D. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

Câu hỏi 153 :

Trong sơ đồ hình vẽ bên: R là quang trở, AS là ánh sáng kích thích; A là ampe kế; V là vôn kế. Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi như thế nào nếu tắt chùm sáng AS ?

A. Số chỉ của cả A và V đều giảm

B. Số chỉ của V tăng còn số chỉ của A giảm

C. Số chỉ của cả A và V đều tăng

D. Số chỉ của V giảm còn số chỉ của A tăng

Câu hỏi 154 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ánh sáng ?

A. Vì ánh sáng có tính chất hạt nên gây ra được hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại

B. Thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện

C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt được gọi là một phôtôn

D. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ

Câu hỏi 157 :

Khi electrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hiđrô được xác định bởi công thức En=-13,6n2eV (với n=1,2,3...). Khi electrôn trong nguyên tử Hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n=3 về quỹ đạo dừng n=2 thì nguyên tử Hiđrô

A. phát ra phôtôn có tần số 4,56.1014 Hz

B. hấp thụ phôtôn có bước sóng 0,66μm

C. hấp thụ phôtôn có năng lượng 1,89eV

D. hấp thụ phôtôn có tần số 4,56.1014 Hz

Câu hỏi 158 :

Chùm tia laze được tạo bởi các hạt là photon, các photon trong chùm có

A. khác tần số, cùng pha 

B. cùng tần số, ngược pha

C. cùng tần số, cùng pha 

D. khác tần số, ngược pha

Câu hỏi 159 :

Chọn phát biểu sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng ?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt,đứt quãng

B. Chùm ánh sáng là dòng hạt,mỗi hạt gọi là một phôtôn

C. Khi ánh sáng truyền đi,các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi,không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng

D. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau,không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng

Câu hỏi 160 :

Cho bước sóng vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng N về L là 0,487 μm. Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển từ quỹ đạo L (n = 2) lên quỹ đạo N (n = 4) là do

A. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 2,55 eV

B. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 2,55 eV

C. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 0,85 eV

D. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 0,85 eV

Câu hỏi 161 :

Nhận xét nào dưới đây là đúng ? Ánh sáng huỳnh quang

A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích

B. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích

C. do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp

D. có bước sóng nhỉnh hơn bước sóng ánh sáng kích thích

Câu hỏi 163 :

Trạng thái dừng của nguyên tử là

A. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân

B. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại

C. trạng thái đứng yên của nguyên tử

D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử

Câu hỏi 164 :

Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu hỏi 165 :

Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn ra khỏi kim loại này. Giả sử mỗi photon trong chùm sáng chiếu tới kim loại làm bật ra một êlectrôn. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần th

A. công thoát của êlectrôn giảm ba lần

B. động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần

C. số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần

D. động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần

Câu hỏi 169 :

Tìm phát biểu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện.

A. Tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy

B. Công thoát của kim loại lớn hơn công cần thiết để bứt electron liên kết trong bán dẫn

C. Phần lớn tế bào quang điện hoạt động được với bức xạ hồng ngoại

D. Các quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và có thể thay thế tế bào quang điện trong các mạch tự động

Câu hỏi 170 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, hạt ánh sáng gọi là phôton

B. Năng lượng của phôton càng lớn thì tần số của ánh sáng càng nhỏ

C. Năng lượng của phôton càng nhỏ thì cường độ của chùm sáng càng nhỏ

D. Phôton có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào môi trường truyền sáng

Câu hỏi 173 :

“Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một photon”. Đây là nội dung của

A. Tiên đề Bohr

B. Thuyết lượng tư năng lượng

C. Thuyết lượng tử ánh sáng

D. Lý thuyết sóng ánh sáng

Câu hỏi 174 :

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Công suất lớn   

B. Độ định hướng cao 

C. Độ đơn sắc cao

D. Cường độ lớn

Câu hỏi 175 :

Theo mẫu nguyên tử Borh, khi electron trong nguyên tử Hydro chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì động năng của electron

A. tăng 3 lần          

B. tăng 9 lần.         

C. tăng 4 lần          

D. giảm 3 lần

Câu hỏi 178 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. phôtôn giảm dần khi nó đi xa dần khỏi nguồn sáng phát ra nó

B. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc có thể khác nhau

C. một phôtôn tăng lên khi bước sóng ánh sáng giảm xuống

D. phôtôn không thady đổi khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu hỏi 179 :

Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, người ta cho quang êlectron bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với các véctơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo êlectron sẽ tăng khi

A. tăng cường độ chùm sáng kích thích 

B. giảm bước sóng của ánh sáng kích thích

C. tăng bước sóng của ánh sáng kích thích

D. giảm cường độ chùm sáng kích thích

Câu hỏi 183 :

Pin quang điện là hệ thống biến đổi

A. quang năng ra điện năng.  

B. cơ năng ra điện năng.

C. nhiệt năng ra điện năng.  

D. hóa năng ra điện năng.

Câu hỏi 184 :

Công thoát của mỗi kim loại là

A. bước sóng dài nhất của kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện

B. công lớn nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

C. năng lượng nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

D. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện

Câu hỏi 187 :

Năng lượng 1 photon ánh sáng

A. giảm khi truyền trong môi trường hấp thụ

B. không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn

C. giảm dần theo thời gian

D. giảm khi khoảng cách tới nguồn tăng lên

Câu hỏi 188 :

Hiđrô có 3 đồng vị là

A. H01, H12, H13

B. H11, H12, H13  

C.H11, H22, H33  

D. H11, H12, H14

Câu hỏi 191 :

Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì tấm kẽm

A. mất dần điện tích âm 

B. có điện tích âm không đổi

C. mất dần điện tích dương

D. trở nên trung hoà về điện

Câu hỏi 195 :

Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng  trạng thái

A.  năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được

B.  ta  thể tính được chính xác năng lượng của 

C. nguyên tử không hấp thụ năng lượng

D. trong đó nguyên tử  năng lượng xác định  không bức xạ

Câu hỏi 198 :

Khi so sánh hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong, nhận định nào dưới đây là sai ?

A. Đều làm bứt electron ra khỏi chất bị chiếu sáng

B. Mở ra khả năng biến năng lượng ánh sáng thành điện năng

C. Bước sóng giới hạn ở hiện tượng quang điện ngoài thường nhỏ hơn bước sóng giới hạn ở hiện tượng quang điện trong

D. Phải có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện hoặc giới hạn quang dẫn

Câu hỏi 199 :

Theo mẫu nguyên tử Bohr, khi nguyên tử ở trong một trạng thái dừng thì

A. có ít nhất một electron chuyển động trên quỹ đạo dừng

B. tất cả electron đều chuyển động trên quỹ đạo K

C. tất cả electron đều chuyển động trên cùng một quỹ đạo dừng

D. mỗi electron của nguyên tử chuyển động trên một quỹ đạo có bán kính xác định

Câu hỏi 200 :

Tia laze không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Công suất lớn   

B. Độ định hướng cao

C. Cường độ lớn 

D. Độ đơn sắc cao

Câu hỏi 203 :

Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây gọi là sự phát quang ?

A. Ngôi sao băng   

B. Ngọn nến          

C. Đèn pin             

D. Con đom đóm

Câu hỏi 205 :

Phát biểu nào là sai?

A. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy

B. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

C. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn

D. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng

Câu hỏi 206 :

Giới hạn quang điện của kim loại có công thoát A=6,625.10-19J là

A. 0,275 μ

B. 0,30 μm

C. 0,25 μm   

D. 0,375 μm

Câu hỏi 208 :

Phát biểu nào dưới đây là sai ? Trong hiện tượng quang dẫn

A. năng lượng cần để bứt electron ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường lớn nên chỉ các photon trong vùng tử ngoại mới có thể gây ra hiện tượng quang dẫn

B. mỗi photon ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết để nó trở thành một electron dẫn

C. là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng

D. các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện

Câu hỏi 210 :

Giới hạn quang điện của kẽm là 0,350 μm, của đồng là 0,300 μm. Nếu lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng 0,320 μm vào một tấm kẽm tích điện dương và một tấm đồng tích điện âm đặt cô lập thì

A. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng vẫn tích điện âm như trước

B. Điện tích dương của tấm kẽm càng lớn dần, tấm đồng sẽ mất dần điện tích âm

C. Tấm kẽm vẫn tích điện dương, tấm đồng dần trở nên trung hoà về điện

D. Tấm kẽm và tấm đồng đều dần trở nên trung hoà về điện

Câu hỏi 213 :

Biểu hiện nào sau đây không phải là đặc trưng của tính chất hạt của ánh sáng?

A. Tác dụng phát quang

B. Khả năng đâm xuyên và ion hóa

C. Tác dụng quang điện

D. Khả năng phản xạ, khúc xạ và giao thoa

Câu hỏi 215 :

Để gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ chiếu vào kim loại phải có

A. năng lượng phôtôn nhỏ hơn công thoát electrôn của kim loại.

B. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại Natri.

C. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện của kim loại.

D. năng lượng phôtôn lớn hơn hoặc bằng công thoát electrôn của kim loại.

Câu hỏi 218 :

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K. Khi nguyên tử nhận một năng lượng ε= EN-EK thì

A. không xác định được cụ thể sự chuyển quỹ đạo của electron

B. electron chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo L đến quỹ đạo M sau đó lên quỹ đạo N

C. electron chuyển lên quỹ đạo L rồi sau đó chuyển thẳng lên quỹ đạo N

D. eletron chuyển thẳng từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N 

Câu hỏi 220 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về pin quang điện?

A. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong

B. Pin quang điện là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng

C. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng

D. Pin quang điện trực tiếp tạo ra dòng điện xoay chiều công suất nhỏ 

Câu hỏi 223 :

Khi nói về nội dung giả thuyết của Bo, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra phôtôn

B. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tố đó ở trạng thái dừng

C. Trong các trạng thái dừng,nguyên tử không hấp thụ hay bức xạ năng lượng

D. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau 

Câu hỏi 225 :

Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào

A. điện trường giữa anôt cà catôt

B. bước sóng của anh sáng chiếu vào catôt

C. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện

D. bản chất của kim loại

Câu hỏi 229 :

Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

C. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau 

Câu hỏi 233 :

Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10−19J. Bức xạ này thuộc miền

A. ánh sáng nhìn thấy 

B. hồng ngoại

C. sóng vô tuyến   

D. tử ngoại

Câu hỏi 237 :

Mẫu nguyên tử Borh khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào sau đây ?

A. Trạng thái có năng lượng ổn định.

B. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

C. Hình dạng quỹ đạo của electron.

D. Biểu thức lực hút giữa hạt nhân và electron.

Câu hỏi 240 :

Mẫu nguyên tử Bo (Bohr) khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho (Rutherford) ở nội dung nào dưới đây ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

B. Bản chất lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

C. Hình dạng quỹ đạo của các electron.

D. Trạng thái dừng có năng lượng xác định.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK