Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Vật lý THPT Sóc Sơn- Hà Nội

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Vật lý THPT Sóc Sơn- Hà Nội

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào dưới đây là sai 

A. Hằng số điện môi của chất rắn luôn lớn hơn hằng số điện môi của chất lỏng.

B. Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.

C. Vật nhiễm điện âm là do vật có tổng số electron nhiều hơn tổng số prôton.

D. Công của lực điện trường tĩnh không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Câu hỏi 2 :

Quy ước chiều dòng điện là 

A. chiều dịch chuyển của các electron.        

B. chiều dịch chuyển của các ion.

C. chiều dịch chuyển của các ion âm.    

D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây 

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron.

B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.

C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion.

D. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron và lỗ trống.

Câu hỏi 4 :

Phương của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường 

A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.

B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt.

C. vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

D. nằm trong mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

Câu hỏi 6 :

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ thuận với 

A. diện tích của mạch     

B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch

C. độ lớn từ thông gửi qua mạch          

D. điện trở của mạch

Câu hỏi 7 :

Trên vành của một kính lúp có ghi 10X, độ tụ của kính lúp này bằng 

A. 10 dp.         

B. 2,5 dp.      

C.  25 dp.   

D. 40 dp.

Câu hỏi 8 :

Gọi f1, f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi, Đ là khoảng cực cận của người quan sát, δ là độ dài quang học của kính hiển vi. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức  

A. \({G_\infty } = \frac{{{f_2}.D}}{{\delta .{f_2}}}\)

B. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}.{f_2}}}{{\delta .D}}\)

C. \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{{f_1}.{f_2}}}\)

D. \({G_\infty } = \frac{{\delta .{f_1}}}{{D.{f_2}}}\)

Câu hỏi 9 :

Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng

A. Trong một chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu hỏi 10 :

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 6cos(πt + 0,25π) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì 

A. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 6 cm.

B. chu kì dao động là 0,5 s.

C. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 12 cm/s.

D. thời điểm t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

Câu hỏi 11 :

Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo là k, khối lượng của vật nhỏ là m đang dao động điều hòa. Tần số góc của con lắc được tính bằng công thức

A. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)

B. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

C. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

D. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)

Câu hỏi 13 :

Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

A. A1 + A2.     

B. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)

C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)

D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào dưới đây là sai 

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần có cơ năng giảm dần theo thời gian.

C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

Câu hỏi 15 :

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm 

A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu hỏi 17 :

Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10-7 W/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó là 

A. 19 dB.          

B. 70 dB.            

C. 60 dB.               

D. 50 dB.

Câu hỏi 20 :

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số góc là 

A. 50 rad/s.       

B. 100π Hz.   

C. 50 Hz.   

D. 100π rad/s.

Câu hỏi 22 :

Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. \(\frac{{\omega L}}{R}\)

B. \(\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} }}\)

C. \(\frac{R}{{\omega L}}\)

D. \(\frac{{\omega L}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2}} }}\)

Câu hỏi 25 :

Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức

A. \(2\pi \sqrt {LC} \)

B. \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

C. \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

D. \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)

Câu hỏi 27 :

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây? 

A. Mạch tách sóng.      

B. Mạch khuyếch đại.

C. Mạch biến điệu.  

D. Anten.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK