Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 440 câu trắc nghiệm Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học trường chuyên !!

440 câu trắc nghiệm Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học trường chuyên !!

Câu hỏi 4 :

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(6πt + π/2) (cm). Trong mỗi giây chất điểm thực hiện được

A. 3 dao động toàn phần và có tốc độ cực đại là 30π cm/s

B. 6 dao động toàn phần và đi được quãng đường 120 cm.

C. 3 dao động toàn phần và có tốc độ cực đại là 30 cm/s.

D. 6 dao động toàn phần và đi được quãng đường 60 cm.

Câu hỏi 8 :

Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi:

A. ngược pha với vận tốc.

B. trễ pha 0,25π so với vận tốc.

C. lệch pha 0,5π so với vận tốc.

D. cùng pha với vận tốc

Câu hỏi 10 :

Chọn câu sai:

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.

C. Khi cộng hưởng dao động, tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ.

D. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

Câu hỏi 19 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5 cos(10πt) Xác định chu kì, tần số dao động chất điểm:

A. f = 10 Hz, T = 0,1s

B. f = 5 Hz, T= 0,2s.

C. f = 5π Hz, T = 0,2s

D. f = 0.2Hz, T = 5s

Câu hỏi 20 :

Chọn phát biểu đúng:

A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta làm mất lực cản của môi trường.

B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào vật dao động.

C. Dao động duy trì là dao động tắt dần được cấp bù năng lượng sau mỗi chu kì một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó.

D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta kích thích lại dao động khi nó tắt hẳn.

Câu hỏi 21 :

Dao động tắt dần là dao động có:

A. Biên độ giảm dần do ma sát.

B. Chu kì giảm dần theo thời gian.

C. Tần số giảm dần theo thời gian.

D. Chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.

Câu hỏi 23 :

Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến:

A. động năng cực đại.

B. gia tốc cực đại.

C. vận tốc cực đại.

D. tần số dao động.

Câu hỏi 26 :

Phương trình vận tốc của một vật dao đồng điều hòa có dạng v = ωAcosωt  Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ x = +A.

B. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

C. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

D. Gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ x = -A.

Câu hỏi 29 :

Trong dao động điều hòa, những đại lượng dao động cùng tần số với li độ là:

A. Vận tốc, động năng và thế năng.

B. Động năng, thế năng và lực kéo về.

C. Vận tốc, gia tốc và động năng.

D. Vận tốc, gia tốc và lực kéo về.

Câu hỏi 30 :

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa có dạng:

A. đường thẳng.

B. đoạn thẳng.

C. đường parabol.

D. đường hình sin.

Câu hỏi 31 :

Cho hai dao động điều hòa lần lượt có phương trình x1 = A1cos(ωt + π2)x2 = A2 sin(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.

B. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.

C. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.

 D. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.

Câu hỏi 50 :

Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi nào?

A. khi pha cực đại.

B. khi li độ bằng không.

C. khi li độ có độ lớn cực đại.

D. khi gia tốc có độ lớn cực đại.

Câu hỏi 52 :

Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu:

A. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.

B. giảm độ lớn lực ma sát thì tần số giảm.

C. giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng.

D. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.

Câu hỏi 55 :

Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc và gia tốc là đúng?

A. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng chiều.

B. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn cùng chiều.

C. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn ngược chiều.

D. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều.

Câu hỏi 62 :

Phương trình dao động của vật có dạng x=Acos2(ωt + π4). Chọn kết luận mô tả đúng dao động của vật:

A. Vật dao động có tần số góc ω

B. Vật dao động có biên độ A, tần số góc ω

C. Vật dao động có biên độ A

D. Vật dao động có biên độ 0,5A

Câu hỏi 65 :

Trong dao động điều hòa, vector gia tốc:

A. đổi chiều ở vị trí biên.

B. luôn hướng về vị trí cân bằng khi li độ x0

C. có hướng không thay đổi.

D. luôn cùng hướng với vector vận tốc.

Câu hỏi 67 :

Nhận xét nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

A. Cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Ma sát càng lớn, dao động tắt dần càng nhanh.

C. Không có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng.

D. Biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 68 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về dao động điều hòa?

A. hợp lực tác dụng vào vật có giá trị lớn nhất khi vật đi qua vị trí cân bằng.

B. động năng của vật biến đổi tuần hoàn với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật.

C. tốc độ của vật lớn nhất khi vật đi qua vị trí cân bằng.

D. vận tốc của vật lệch pha 0,5π với li độ dao động.

Câu hỏi 69 :

Vật dao động tắt dần có:

A. biên độ luôn giảm dần theo thời gian.

B. động năng luôn giảm dần theo thời gian.

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.

D. tốc độ luôn giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 70 :

Xét dao động điều hòa của con lắc đơn tại một điểm trên mặt đất. Khi con lắc đơn đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. độ lớn li độ tăng.

B. tốc độ giảm.

C. độ lớn lực phục hồi giảm.

D. thế năng tăng.

Câu hỏi 71 :

Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = A1cosωt cm và x2 = -A2cosωt cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Hai dao động ngược pha.

B. hai dao động vuông pha.

C. Hai dao động cùng pha.

D. Hai dao động lệch pha nhau một góc 0,25π.

Câu hỏi 78 :

Tại một nơi chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. căn bậc hai chiều dài con lắc.

B. gia tốc trọng trường.

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường

D. chiều dài con lắc.

Câu hỏi 80 :

Dao động cưỡng bức có tần số:

A. nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

B. bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 85 :

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + 0,5π). Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm:

A. qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

B. qua li độ 0,5A theo chiều dương.

C. qua li độ 0,5A theo chiều âm.

D. qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

Câu hỏi 89 :

Vận tốc của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Mốc thời gian được chọn là lúc chất điểm

A. qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

B. qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

C. ở biên âm.

D. ở biên dương.

Câu hỏi 95 :

Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 10cos(ωt) cm và x2 = 8cos(ωt-π2)cm. Tại thời điểm t, dao động thứ nhất có li độ 53 cm và chuyển động nhanh dần. Khi đó dao động thứ hai:

A. có li độ -4 và chuyển động nhanh dần đều.

B. có li độ -4 và chuyển động chậm dần đều.

C. có li độ 4 và chuyển động chậm dần đều.

D. có li độ 4 và chuyển động nhanh dần đều.

Câu hỏi 103 :

Một con lắc đơn dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của quả nặng hai lần và giữ nguyên biên độ dao động thì so với khi chưa tăng khối lượng,

A. chu kì giảm 2 lần, cơ năng không đổi.

Bchu kì tăng 2 lần, cơ năng tăng 2 lần.

C. chu kì giảm không đổi, cơ năng tăng 2 lần.

D. chu kì và cơ năng của con lắc có giá trị không đổi.

Câu hỏi 110 :

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 10cos2πt cm. Nhận định nào không đúng?

A. Gốc thời gian lúc vật ở li độ x = 10 cm.

B. Biên độ A = 10 cm 

C. Chu kì T = 1 s . 

D. Pha ban đầu φ = – 0,5π  rad

Câu hỏi 111 :

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do

A. trọng lực tác dụng lên vật.

B. lực cản môi trường.

C. lực căng dây treo. 

D. dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu hỏi 118 :

Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng:

A. Thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng.

B. Động năng của vật nặng khi qua vị trí biên.

C. Động năng của vật nặng.

D. Tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì

Câu hỏi 119 :

Dao động cơ học điều hòa đổi chiều khi 

A. lực tác dụng bằng không.

B. lực tác dụng đổi chiều.

C. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

D. lực tác dụng có độ lớn cực đại

Câu hỏi 139 :

Kết luận nào sau đây không đúng? Đối với một chất điểm dao động cơ điều hoà với tần số f thì

A. động năng biến thiên điều hoà với tần số f.

B. vận tốc biến thiên điều hoà với tần số f.

C. gia tốc biến thiên điều hoà với tần số f.

D. thế năng biến thiên điều hoà với tần số 2f.

Câu hỏi 141 :

Trong dao động điều hoà thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. biên độ; tần số góc; gia tốc.

B. động năng; tần số; lực.

C. lực; vận tốc; năng lượng toàn phần.

D. biên độ; tần số góc; năng lượng toàn phần.

Câu hỏi 142 :

Phương trình dao động của con lắc lò xo có dạng x = Acos(πt + 0,5π) cm. Gốc thời gian được chọn vào lúc:

A. Vật qua vị trí x = -A.

B. Vật qua vị trí cân bằng  theo chiều âm.

C. Vật qua vị trí x = +A

D. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

Câu hỏi 144 :

Viết biểu thức cơ năng của con lắc đơn khi biết góc lệch cực đại α0 của dây treo:

A. mgl(1 – cosα0).

B. mglcosα0.

C. mgl.

D. mgl(1 + cosα0).

Câu hỏi 146 :

Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi 

A. sớm pha 0,5π so với vận tốc.

B. cùng pha với vận tốc.

C. ngược pha với vận tốc.

D. trễ pha 0,5π so với vận tốc.

Câu hỏi 147 :

Với gốc thế năng tại vị trí cân bằng. Chọn câu sai khi nói về cơ năng của con lắc đơn khi dao động điều hòa. 

A. Cơ năng bằng thế năng của vật ở vị trí biên.

B. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng của vật khi qua vị trí bất kỳ.

C. Cơ năng của con lắc đơn tỉ lệ thuận với biên độ góc.

D. Cơ năng bằng động năng của vật khi qua vị trí cân bằng

Câu hỏi 148 :

Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến

A. gia tốc cực đại.

B. vận tốc cực đại.

C. tần số dao động.

D. động năng cực đại. 

Câu hỏi 149 :

Vận tốc của con lắc đơn có vật nặng khối lượng m, chiều dài dây treo l, dao động với biên độ góc αm khi qua li độ góc α là

A. v2 = 2mgl(cosα – cosαm).

B. v2 = mgl(cosαm – cosα).

C. v2 = 2gl(cosα – cosαm).

D. v2 = mgl(cosα – cosαm).

Câu hỏi 161 :

Chọn phát biểu sai. Con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kì

A. phụ thuộc vào hệ số đàn hồi của lò xo.

B. phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng gắn vào đầu lò xo.

C. không phụ thuộc vào cách kích thích dao động.

D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại nơi treo lò xo.

Câu hỏi 164 :

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ dao động luôn giảm dần theo thời gian. 

D. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

Câu hỏi 166 :

Một con lắc đơn dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O, có vị trí hai biên là M và N. Chọn phát biểu đúng?

A. Khi đi từ M đến O, con lắc chuyển động nhanh dần đều.

B. Khi đi từ O đến N, con lắc chuyển động chậm dần.

C. Khi đi từ N đến O, con lắc chuyển động đều.

D. Khi đi từ O đến M, con lắc chuyển động tròn đều

Câu hỏi 171 :

Khi nói về dao động cưỡng bức đã ổn định, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức

Câu hỏi 176 :

Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.

B. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

D. Tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.

Câu hỏi 177 :

Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi điều hòa

A. cùng pha với vận tốc.

B. ngược pha với vận tốc.

C. sớm pha 0,5π so với vận tốc.

D. chậm pha 0,5π so với vận tốc.

Câu hỏi 179 :

Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m, gắn vào đầu dưới của một dây không dãn có chiều dài l. Kích thích cho con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động của nó được xác định bởi công thức

Câu hỏi 182 :

Khi nói về một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vecto vận tốc của vật đổi chiều khi vật qua vị trí cân bằng.

B. Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Vecto gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

D. Vecto vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu hỏi 191 :

Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu hỏi 195 :

Hai con lắc đơn A, B có cùng khối lượng vật nặng, chiều dài dây treo tương ứng là lA và lB với 16lA = 9lB, dao động với cơ năng như nhau tại một nơi trên Trái Đất. Nếu biên độ của con lắc A là 3,6o thì biên độ của con lắc B là:

A. 4,8o.

B. 2,4o.

C. 6,4o.

D. 2,7o.

Câu hỏi 213 :

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.

B. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

C. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.

D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 216 :

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x= 6cos(πt) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s

B. Tần số của dao động là 2 Hz.

C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2

D. Chu kỳ của dao động là 0,5 s.

Câu hỏi 219 :

Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 10cos2πt cm. Nhận định nào không đúng?

A. Pha ban đầu φ = –0,5π rad.

B. Chu kỳ T = 1 s.

C. Gốc thời gian lúc vật ở li độ x = 10 cm.

D. Biên độ A = 10 cm.

Câu hỏi 235 :

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động:

A. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. cùng tần số, cùng phương.

Câu hỏi 237 :

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do:

A. dây treo có khối lượng đáng kể.

B. lực căng dây treo.

C. trọng lực tác dụng lên vật.

D. lực cản môi trường.

Câu hỏi 248 :

Trong dao động điều hòa, các cặp đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ?

A. Li độ và thế năng.

B. Vận tốc và động năng.

C. Li độ và động năng. 

D. Thế năng và động năng.

Câu hỏi 249 :

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ:

A. dưới tác dụng của lực quán tính.

B. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. dưới tác dụng của lực đàn hồi.

D. trong điều kiện không có lực ma sát

Câu hỏi 253 :

Biên độ dao động:

A. là quãng đường vật đi được trong nửa chu kì dao động.

B. là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.

C. là độ dài lớn nhất của vật trong quá trình dao động

D. là quãng đường vật đi được trong một chu kì dao động

Câu hỏi 254 :

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo?

A. quỹ đạo là một đoạn thẳng.

B. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.

C. quỹ đạo là một đường hình sin. 

D. gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.

Câu hỏi 267 :

Chọn phát biểu đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang:

A. Tại vị trí biên, vận tốc của vật triệt tiêu và gia tốc của vật triệt tiêu.

B. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

C. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

D. Quỹ đạo của vật là đường hình sin.

Câu hỏi 269 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về gia tốc trong dao động điều hòa của chất điểm dọc theo trục Ox:

A. Luôn hướng về vị trí cân bằng và ngược pha so với ly độ.

B. Luôn không đổi về hướng.

C. Đạt cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

D. Phụ thuộc vào thời gian theo quy luật dạng sin với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động.

Câu hỏi 276 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. li độ và tốc độ.

B. biên độ và gia tốc.

C. biên độ và tốc độ.

D. biên độ và năng lượng.

Câu hỏi 283 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức

Câu hỏi 294 :

Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào

A. pha của ngoại lực.

B. biên độ của ngoại lực.

C. tần số của ngoại lực.

D. tần số riêng của hệ.

Câu hỏi 302 :

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì nó va chạm và dính vào một vật nhỏ đang đứng yên. Sau đó :

A. Biên độ dao động của con lắc tăng.

B. Chu kì dao động của con lắc giảm.

C. Tần số dao động của con lắc giảm.

D. Năng lượng dao động của con lắc tăng.

Câu hỏi 310 :

Nếu m là khối lượng của vật, k là độ cứng của lò xo thì 2π3k có đơn vị là:

A. s (giây).

B. N (niutơn) 

C. rad/s.

D. Hz (hec).

Câu hỏi 311 :

Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà

A. có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

B. luôn ngược chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

C. có chiều luôn hướng ra xa vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

D. luôn cùng chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

Câu hỏi 314 :

Hai chất điểm thực hiện dao động trên hai đường thẳng song song, nằm ngang, có gốc tọa độ nằm trên cùng đường thẳng có phương thẳng đứng. Phương trình dao động của mỗi vật tương ứng là x1 = A1cosπt+π3, x2 = 12cosπt+2π3 cm.  Gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động, khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật được biểu diễn bởi phương trình d = Acos(πt + φ). Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì :

A. A = 6 cm, A1 = 63 cm

B. A = 12 cm, A1 = 6 cm

C. A = 12 cm, A1 = 63 cm

D. A = 63 cm, A1 = 6 cm

Câu hỏi 316 :

Phương trình nào sau đây không biểu diễn một dao động điều hòa:

A. x = 2cos2πt+π6

B. x = 3sin5πt cm.

C. x = 2tcos0,5πt cm.

D. x = 5cosπt + 1 cm.

Câu hỏi 318 :

Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường elip.

B. một đường sin.

C. một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.

D. một đường thẳng song song với trục hoành.

Câu hỏi 319 :

Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với

A. biên độ dao động.

B. li độ dao động.

C. bình phương biên độ dao động.

D. tần số dao động.

Câu hỏi 320 :

Sự cộng hưởng dao động cơ xảy ra khi:

A. dao động trong điều kiện ma sát nhỏ.

B. ngoại lực tác dụng biến thiên tuần hoàn.

C. hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn.

D. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 327 :

Một con lắc đơn dao động điều hoà trong trọng trường. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì lực căng dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

 B. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì gia tốc có giá trị cực tiểu.

C. Khi vật đi qua vị trí biên thì vectơ gia tốc vuông góc với dây treo.

D. Chu kì của con lắc phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu hỏi 332 :

Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng cơ ?

A. Chu kỳ của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kỳ riêng của hệ

B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó

C. Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều so với tần số riêng của hệ

D. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ

Câu hỏi 338 :

Hệ thống giảm xóc ở ôtô , môtô, … được chế tạo dựa vào ứng dụng của

A. Hiện tượng cộng hưởng

 B. dao động duy trì

C. dao động tắt dần 

D. dao động cưỡng bức

Câu hỏi 351 :

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai:

A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực

B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực

C. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian

D. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.

Câu hỏi 352 :

Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động:

A. không đổi theo thời gian.

B. tỉ lệ bậc nhất với thời gian.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. là hàm bậc hai của thời gian.

Câu hỏi 354 :

Cho hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều

B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều

C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng lực hướng tâm trong chuyển động

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều

Câu hỏi 355 :

Chọn phát biều sai về dao động duy trì

A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ

B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần  năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ

C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ

D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ

Câu hỏi 362 :

Năng lượng vật dao động điều hòa

A. Tỉ lệ với biên độ dao động

B. Bằng thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.

C. Bằng thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

D. Bằng động năng của vật khi có li độ cực đại.

Câu hỏi 368 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

 C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin

Câu hỏi 375 :

Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng dao động điều hoà của con lắc đơn, không cần thiết dùng tới vật dụng hoặc dụng cụ nào sau đây?

A. Cân chính xác

B. Đồng hồ và thước đo độ dài

C. Giá đỡ và dây treo

D. Vật nặng có kích thước nhỏ

Câu hỏi 381 :

Trong một dao động điều hòa có phương trình: x = Acosωt+φ, rad/s là đơn vị của đại lượng nào?

A. Chu kì dao động T.

B. Tần số góc ω.

C. Biên độ A

D. Pha dao động (ωt+φ)

Câu hỏi 388 :

Dao động cơ học đổi chiều khi:

A. Hợp lực tác dụng có độ lớn cực đại.

B. Hợp lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

C. Hợp lực tác dụng bằng không

D. Hợp lực tác dụng đổi chiều

Câu hỏi 389 :

Khi một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

C. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

D. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng

Câu hỏi 400 :

Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi.

A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động

B. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ hơn rất nhiều biên độ dao động riêng của hệ dao động.

C. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động..

D. biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng của hệ dao động

Câu hỏi 411 :

Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

Câu hỏi 422 :

Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là không đúng?

A. Chu kì có thể không bằng chu kì dao động riêng của hệ.

B. Tần số luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Chu kì luôn bằng chu kì của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức

Câu hỏi 423 :

Một vật dao động điều hòa thì

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

D. động năng của vật có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK