Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 3) !!

1300 bài tập Dao động điều hòa trong đề thi thử Đại học có lời giải (Phần 3) !!

Câu hỏi 1 :

Vật dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Li độ có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên.

B. Gia tốc có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí biên.

C. Tốc độ của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Li độ, vận tốc và gia tốc biến thiên với cùng tần số.

Câu hỏi 3 :

Vật dao động điều hòa. Đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?

A. Li độ.

B. Vận tốc.

C. Biên độ.

D. Gia tốc.

Câu hỏi 6 :

Một vật dao động tắt dần thì phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ năng giảm dần. 

B. Cơ năng giảm tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

D. Biên độ giảm dần.

Câu hỏi 10 :

Một vật dao động duy trì thì phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số bằng tần số riêng của hệ.

B. Chu kì không đổi.

C. Biên độ không đổi.

D. Khi tần số ngoại lực càng gần tần số riêng thì biên độ càng tăng.

Câu hỏi 13 :

Con lắc lò xo dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ năng bằng động năng khi vật ở biên

B. Cơ năng tỉ lệ với biên độ dao động.

C. Động năng và thế năng biến thiên cùng chu kì.

D. Cơ năng bằng thế năng khi vật ở vị trí cân bằng.

Câu hỏi 24 :

Trong dao động điều hòa thì

A. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn là những vecto không đổi.

B. vecto vận tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật, vecto gia tốc hướng về vị trí cân bằng.

C. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng.

D. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật.

Câu hỏi 28 :

Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi

A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.

B. tần số của lực cưỡng bức lớn.

C. lực ma sát của môi trường lớn.

D. lực ma sát của môi trường nhỏ.

Câu hỏi 32 :

Pha ban đầu của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào

A. đặc tính của hệ dao động.

B. biên độ của vật dao động.

C. gốc thời gian và chiều dương của hệ tọa độ.

D. kích thích ban đầu.

Câu hỏi 41 :

Một vật dao động điều hòa trên một đoạn đường thẳng. Nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm A. Tại thời điểm t1 vật xuất hiện gần điểm A nhất và tại thời điểm t2 xa điểm A nhất. Như vậy

A. tại thời điểm t1 vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t2 có vận tốc nhỏ nhất.

B. tại thời điểm t2 vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t1 có vận tốc nhỏ nhất.

C. vật có vận tốc lớn nhất tại cả t1 và t2.

D. tại cả 2 thời điểm t1 và t2 vật đều có vận tốc bằng không.

Câu hỏi 46 :

Khi con lắc đơn dao động

A. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.

B. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất.

C. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.

D. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất nhất.

Câu hỏi 47 :

Một thang máy chuyển động với gia tốc nhỏ hơn gia tốc trọng trường g tai nơi đặt thang máy. Trong thang máy có con lắc đơn dao động nhỏ. Chu kì dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vecto gia tốc của thang máy

A. hướng lên trên và độ lớn là 0,11g.

B. hướng lên trên và có độ lớn là 0,21g.

C. hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,11g.

D. hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,21g.

Câu hỏi 49 :

Phương trình dao động của một chất điểm có dạng x=Acos(πt-π2) cm. Gốc thời gian đã được chọn lúc nào?

A. Lúc vật qua vị trí x = + A.

B. Lúc vật qua vị trí x = - A.

C. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

D. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

Câu hỏi 58 :

Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc không thay đổi khi

A. Thay đổi chiều dài của con lắc.

B. Thay đổi gia tốc trọng trường.

C. Tăng biên độ góc lên đến 300.

D. Thay đổi vị trí địa lý đặt con lắc.

Câu hỏi 62 :

Một vật đang dao động cưỡng bức thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

A. với tần số lớn hơn tần số riêng.

B. với tần số bằng tần số riêng.

C. với tần số nhỏ hơn tần số riêng.

D. không còn chịu tác dụng của ngoại lực.

Câu hỏi 63 :

Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa có dạng x = 8cos(2πt + 0,5π) cm. Nhận xét nào sau đây về dao động điều hòa trên là sai?

A. Sau 0,5 s kể từ thời điểm ban đầu vật lại trở về vị trí cân bằng.

B. Lúc t = 0, chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

C. Trong 0,25 s đầu tiên, chất điểm đi được một đoạn đường 8 cm.

D. Tốc độ của vật sau 0,75 s kể từ lúc bắt đầu khảo sát, tốc độ của vật bằng không.

Câu hỏi 65 :

Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo thì

A. cơ năng và động năng biến thiên tuần hoàn cùng tần số, tần số đó gấp đôi tần số dao động.

B. sau mỗi lần vật đổi chiều, có 2 thời điểm tại đó cơ năng gấp hai lần động năng.

C. khi động năng tăng, cơ năng giảm và ngược lại, khi động năng giảm thì cơ năng tăng.

D. cơ năng của vật bằng động năng khi vật đổi chiều chuyển động.

Câu hỏi 75 :

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã

A. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật.

B. cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của vật.

C. kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần.

D. làm mất lực cản môi trường đối với vật chuyển động.

Câu hỏi 76 :

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là?

A. biên độ và tốc độ

B. biên độ và gia tốc

C. biên độ và năng lượng

D. li độ và tốc độ

Câu hỏi 86 :

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của gia tốc theo thời gian trong dao động điều hòa có hình dạng là

A. đường tròn.

B. đường elíp.

C. đoạn thẳng.

D. đường hình sin.

Câu hỏi 88 :

Phát biểu nào sau đây là sai? Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số

A. lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha.

B. phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.

C. phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần.

D. nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.

Câu hỏi 89 :

Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.

B. Dao động cưỡng bức là dao động  có tần số thay đổi theo thời gian.

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu hỏi 97 :

Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt) và x2 = Asin(ωt) là hai dao động

A. cùng pha

B. lệch pha π/3

C. ngược pha

D. lệch pha π/2

Câu hỏi 99 :

Tại một nơi xác định, chu kỳ của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

A. gia tốc trọng trường

B. chiều dài con lắc

C. căn bậc hai gia tốc trọng trường

D. căn bậc hai chiều dài con lắc

Câu hỏi 100 :

Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

C. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

Câu hỏi 115 :

Điều nào sau đây không đúng về dao động điều hòa?

A. Pha của dao động điều hòa được dùng để xác định trạng thái dao động.

B. Dao động điều hòa là dao động có tọa độ là một hàm số dạng cos hoặc sin theo thời gian.

C. Biên độ của dao động điều hòa là li độ lớn nhất của dao động. Biên độ không đổi theo thời gian.

D. Tần số là số giây thực hiện xong một dao động điều hòa.

Câu hỏi 124 :

Chọn câu đúng khi nói về sự tổng hợp dao động

A. Biên độ dao động tổng hợp cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π2

B. Biên độ dao động tổng hợp của cực tiểu, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.

C. Biên độ dao động tổng hợp của cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số chẵn của π.

D. Biên độ dao động tổng hợp của cực đại, khi độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng một số lẻ của π.

Câu hỏi 125 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về về dao động cơ học?

A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên hệ ấy.

C. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

D. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng của hệ.

Câu hỏi 135 :

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa. Gia tốc của vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí cân bằng.

C. hướng về vị trí biên.

D. ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

Câu hỏi 142 :

Nói về một chất điểm đang dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

Câu hỏi 145 :

Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức

B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

Câu hỏi 147 :

Trong dao động điều hoà

A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.

B. Gia tốc biến đổi điều hoà trễ pha π2 so với li độ.

C. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

D. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π2 so với li độ.

Câu hỏi 154 :

Gọi T là chu kỳ của một vật nhỏ đang dao động điều hòa. Năng lượng của vật

A. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T.

B. bằng thế năng của vật khi vật đi qua vị trí cân bằng.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 0,5T.

D. bằng động năng của vật khi vật đi qua vị trí cân bằng.

Câu hỏi 155 :

Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.

B. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật.

C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật.

D. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật.

Câu hỏi 167 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng có chiều dài gấp hai lần biên độ dao động.

C. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn không đổi.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng có chiều dài bằng biên độ dao động.

Câu hỏi 170 :

Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O, có phương trình li độ x=3cos(πt+π2) (x tính bằng cm; t tính bằng s). Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Chu kỳ dao động của chất điểm bằng 1 s.

B. Tại vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn bằng 3 cm/s.

C. Chiều dài quỹ đạo của chất điểm bằng 3 cm.

D. Tại thời điểm t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

Câu hỏi 181 :

Khi tăng tần số dòng điện xoay chiều lên 3 lần thì dung kháng của tụ điện

A. giảm 3 lần

B. tăng 3 lần

C. giảm 3 lần.

D. tăng 3 lần

Câu hỏi 182 :

Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn

A. đổi chiều tác dụng khi vật đến vị trí biên

B. không đổi về cả hướng và độ lớn

C. hướng theo chiều chuyển động của vật

D. hướng về vị trí cân bằng

Câu hỏi 185 :

Năng lượng của con lắc lò xo dao động điều hòa

A. không phụ thuộc độ cứng của lò xo

B. tỉ lệ thuận với khối lượng vật nặng.

C. không phụ thuộc khối lượng vật nặng.

D. tỉ lệ thuận với biên độ dao động

Câu hỏi 186 :

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây?

A. Pha ban đầu của ngoại lực 

B. Tần số ngoại lực

C. Ma sát của môi trường

D. Biên độ của ngoại lực

Câu hỏi 199 :

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ A1 ≠ A2 luôn luôn cùng pha nhau khi

A. một dao động đạt gia tốc cực đại thì li độ của dao động kia bằng 0

B. hiệu số pha bằng một số nguyên lẻ lần π

C. hiệu số pha bằng một số nguyên lẻ lần 0,5π.

 D. hai vật đi qua vị trí cân bằng tại một thời điểm theo cùng một chiều

Câu hỏi 208 :

Phát biểu nào sau đây là sai? Biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

A. phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần.

B. nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.

C. phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.

D. lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha

Câu hỏi 209 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật.

B. luôn ngược pha với li độ của vật.

C. luôn hướng về vị trí cân bằng

D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động

Câu hỏi 210 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động

D. Quỹ đạo chuyển động  của vật là một đường hình sin

Câu hỏi 211 :

Khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái một vật dao động tuần hoàn lặp lại như cũ gọi là

A. chu kì dao động.

B. biên độ dao động.

C. tần số dao động

D. pha dao động

Câu hỏi 213 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa? Năng lượng của vật dao động điều hòa

A. bằng với động năng của vật khi vật ở vị trí cân bằng.

B. bằng với thế năng của vật khi vật ở vị trí biên

C. tỉ lệ nghịch với bình phương của chu kì dao động.

D. tỉ lệ với biên độ dao động

Câu hỏi 217 :

 Để tăng chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn lên hai lần, phải thực hiện cách nào sau đây?

A. Giảm biên độ dao động đi 2 lần

B. Tăng vận tốc dao động lên 4 lần

C. Tăng khối lượng vật lên 4 lần

D. Tăng chiều dài dây treo lên 4 lần

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK