Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 400 Bài tập Dòng điện xoay chiều trong đề thi thử Đại học có lời giải (không chuyên) !!

400 Bài tập Dòng điện xoay chiều trong đề thi thử Đại học có lời giải (không chuyên) !!

Câu hỏi 5 :

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoaychiều một pha dựa vào

 A. hiện tượng tự cảm.

 B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

 C. khung dây xoắn trong điện trường quay.

 D. khung dây chuyển động trong từ trường.

Câu hỏi 20 :

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ i = 4cos2πTt  A (T > 0). Đại lượng T được gọi là:

 A. tần số góc của dòng điện.

 B. chu kì của dòng điện.

 C. tần số của dòng điện.

 D. pha ban đầu của dòng điện.

Câu hỏi 22 :

Dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm luôn:

 A. có pha ban đầu bằng 0.

 B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π2

 C. có pha ban đầu bằng-π2

 D. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π2

Câu hỏi 25 :

Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng nào sau đây?

 A. hỗ cảm.

 B. tự cảm.

 C. siêu dẫn.

 D. cảm ứng điện từ.

Câu hỏi 28 :

Đối với các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh người ta nâng cao hệ số công suất là để?

 A. tăng điện áp định mức.

 B. giảm công suất tiêu thụ.

 C. giảm cường độ dòng điện.

 D. tăng công suất tỏa nhiệt.

Câu hỏi 32 :

Đặt điện áp u = U0cosωt  vào hai đầu mạch gồm R, L, C (cuộn dây thuần cảm) mắc nối tiếp thì cường độ trong mạch i = I0cosωt . Mạch này có:

 A. tính cảm kháng.

 B. hệ số công suất bằng 1.

 C. tính dung kháng.

 D. tổng trở lớn hơn điện trở.

Câu hỏi 36 :

Giá trị trung bình theo thời gian của 4sin2100πt  là:

A. 2

B. 2 - cos200πt

C. 0

D. 4

Câu hỏi 46 :

Trong đoạn mạch có 2 phần tử là X và Y mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều đặt vào X nhanh pha 0,5π với điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu phần tử Y và cùng pha với dòng điện trong mạch.

A. X là điện trở, Y là cuộn dây thuần cảm.

B. Y là tụ điện, X là điện trở.

C. X là điện trở, Y là cuộn dây không thuần cảm.

D. X là tụ điện, Y là cuộn dây thuần cảm.

Câu hỏi 48 :

Khẳng định nào sau đây là đúng?

 A. Trong mạch điện chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện chậm pha so với điện áp tức thời hai đầu mạch 0,5π rad.

 B. Trong mạch điện chỉ chứa cuộn cảm, cường độ dòng điện nhanh pha so với điện áp tức thời hai đầu mạch 0,5π rad.

 C. Cuộn cảm có độ tự cảm L lớn sẽ cản trở dòng điện xoay chiều lớn.

 D. Dòng điện xoay chiều có tần số cao chuyển qua mạch có tụ điện khó hơn dòng điện có tần số thấp.

Câu hỏi 50 :

Một mạch điện R, L, C mắc nối tiếp. Biết hệ số công suất của mạch này là 1. Nhận xét nào sau đây là sai?

 A. Cường độ dòng điện qua mạch đạt cực đại.

 B. Mạch tiêu thụ công suất lớn nhất.

 C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu mạch bằng điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây.

 D. Điện áp ở hai đầu mạch cùng pha với cường độ dòng điện.

Câu hỏi 63 :

Trong hệ SI, cảm kháng của cuộn cảm được tính bằng đơn vị

 A. culông (C).

 B. ôm (Ω).

 C. fara (F).

 D. henry (H).

Câu hỏi 65 :

Đặt hiệu điện thế  vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha π2 so với hiệu điện thế u.

 B. Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u.

 C. Dòng điện i luôn cùng pha với hiệu điện thế u.

 D. Ở cùng thời điểm, hiệu điện thế u chậm pha π2 so với dòng điện.

Câu hỏi 69 :

Khi một đoạn mạch điện xoay chiều RLC đang có cộng hưởng điện, nếu chỉ điện trở R giảm thì

 A. hệ số công suất của mạch giảm.

 B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm.

 C. công suất tiêu thụ của mạch giảm.

 D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở không đổi.

Câu hỏi 87 :

Chọn phát biểu sai? Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 2cos100πt (A) thì có

 A. cường độ cực đại là 2A.

 B. chu kì là 0,02 s.

 C. tần số 50 Hz.

 D. cường độ hiệu dụng là 22 A .

Câu hỏi 92 :

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng T được gọi là:

 A. tần số góc của dòng điện.

 B. chu kì của dòng điện.

 C. tần số của dòng điện.

 D. pha ban đầu của dòng điện.

Câu hỏi 97 :

Một thiết bị điện xoay chiều có các thông số được ghi trên thiết bị là 220V–5A, vậy

A. điện áp cực đại của thiết bị là 220V.

 B. điện áp tức thời cực đại của thiết bị là 220V.

 C. điện áp hiệu dụng của thiết bị là 220V.

 D. điện áp tức thời của thiết bị là 220V.

Câu hỏi 101 :

Tại thời điểm t = 0,5 s cường độ dòng điên xoay chiều chạy qua mạch bằng 4A, đó là:

 A. Cường độ hiệu dụng .

 B. Cường độ cực đại.

 C. Cường độ trung bình.

 D. Cường độ tức thời.

Câu hỏi 103 :

Tổng trở của một đoạn mạch xoay chiều gồm R, L, C ghép nối tiếp không thể tính theo công thức:

A. Z = R2 +ZL-ZC2

B. Z = R2 -ZL-ZC2

C. Z = Rcosφ

D. Z = U/I

Câu hỏi 107 :

Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng có tần số là:

 A.  .

 B. 60 Hz.

 C. 100 Hz.

 D. 50 Hz.

Câu hỏi 119 :

Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi

A. mạ điện, đúc điện.

B. thắp sáng đèn dây tóc.

C. nạp điện cho acquy.D. tinh chế kim loại bằng điện phân.

D. tinh chế kim loại bằng điện phân.

Câu hỏi 134 :

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện với đoạn mạch R, L, C nối tiếp, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cường độ dòng điện vuông pha với điện áp hai đầu mạch.

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và hai đầu cuộn thuần cảm bằng nhau.

C. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1.

D. Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại.

Câu hỏi 135 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu mạch

A. sớm pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

B. sớm pha 0,25π so với cường độ dòng điện.

C. trễ pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

D. cùng pha với cường độ dòng điện.

Câu hỏi 136 :

Khi đặt điện áp xoay chiều lên hai đầu đoạn mạch AB thì dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp. Đoạn mạch AB có thể gồm:

A. cuộn dây có điện trở.

B. cuộn dây thuần cảm.

C. điện trở thuần.

D. tụ điện.

Câu hỏi 145 :

Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

Câu hỏi 154 :

Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 22cos100πt +π6 A. Chọn phát biểu sai?

A. Cường độ hiệu dụng bằng 2 A.

B. Chu kỳ dòng điện là 0,02 s.

C. Tần số là 100π Hz.

D. Pha ban đầu của dòng điện là π/6.

Câu hỏi 165 :

Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có cường độ i = 4cos2πft A (f>0). Đại lượng f được gọi là:

A. tần số góc của dòng điện.

B. chu kì của dòng điện.

C. tần số của dòng điện.

D. pha ban đầu của dòng điện.

Câu hỏi 167 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch:

A. lệch pha 900 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

B. trễ pha 600 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

C. cùng pha với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

D. sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

Câu hỏi 185 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha?

A. phần cảm tạo ra dòng điện, phần ứng tạo ra từ trường.

B. phần quay gọi là rôto, phần đứng yên gọi là stato.

C. phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động.

D. rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng.

Câu hỏi 187 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < π2) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó có thể:

A. gồm điện trở thuần và tụ điện.

B. chỉ có cuộn cảm.

C. gồm cuộn cảm thuần và tụ điện.

D. gồm điện trở thuần và cuộn cảm thuần.

Câu hỏi 189 :

Một cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch dao động (còn gọi là mạch dao động LC). Chu kì dao động điện từ tự do của mạch này phụ thuộc vào:

A. dòng điện cực đại chạy trong cuộn dây của mạch dao động.

B. điện tích cực đại của bản tụ điện trong mạch dao động.

C. điện dung C và độ tự cảm L của mạch dao động.

D. hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của mạch dao động.

Câu hỏi 191 :

Đặt hiệu điện thế u = U2cosωt (với U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch R, L,C mắc nối tiếp, xác định. Dòng điện chạy trong mạch có:

A. chiều thay đổi nhưng giá trị tức thời không thay đổi theo thời gian.

B. cường độ hiệu dụng thay đổi theo thời gian.

C. giá trị tức thời thay đổi còn chiều không thay đổi theo thời gian.

D. giá trị tức thời phụ thuộc vào thời gian theo quy luật hàm số sin hoặc cosin.

Câu hỏi 192 :

Điện áp u = 1412cos(100πt)V có giá trị hiệu dụng bằng

A. 282 V.

B. 200 V.

C. 100 V.

D. 141 V.

Câu hỏi 198 :

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, các cuộn dây được quấn trên lõi thép silic để

A. tạo ra từ trường.

B. tạo ra suất điện động.

C. tránh dòng điện Phucô.

D. tăng cường từ thông qua các cuộn dây.

Câu hỏi 210 :

Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là:

A. Z = R2+ ZL-ZC2

B. Z = R2-ZL-ZC2

C. D

D. Z = R +ZL + ZC

Câu hỏi 212 :

Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng tần số dòng điện đến một giá trị hữu hạn nào đó và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

B. điện áp hiệu dụng trên tụ tăng.

C. điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch LC tăng.

D. hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

Câu hỏi 217 :

Đặt vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm L một điện áp u = U2cos(ωt). Cách nào sau đây có thể làm tăng cảm kháng của cuộn cảm

A. giảm tần số f của điện áp

B. giảm điện áp hiệu dụng U

C. giảm điện áp hiệu dụng U

D. tăng độ tự cảm L của cuộn cảm

Câu hỏi 223 :

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R và tụ điện C mắc nối tiếp. Nếu dung kháng ZC = R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn

A. sớm pha 0,25π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch

B. sớm pha 0,5π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch

C. trễ pha 0,25π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch

D. trễ pha 0,5π so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch

Câu hỏi 242 :

Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, dòng điện

A. trễ pha hơn điện áp một góc 0,5π.

B. sớm pha hơn điện áp một góc 0,25π.

C. sớm pha hơn điện áp một góc 0,5π.

D. trễ pha hơn điện áp một góc 0,25π.

Câu hỏi 246 :

Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = 4sin(100πt + 0,25π) A. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Tần số dòng điện là 50 Hz.

B. Chu kì dòng điện là 0,02 s.

C. Cường độ hiệu dụng là 4 A.

D. Cường độ cực đại là 4 A.

Câu hỏi 247 :

Dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều

A. 50 lần.

B. 150 lần.

C. 100 lần.

D. 75 lần.

Câu hỏi 249 :

Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Để có cộng hưởng điện thì có thể

A. giảm điện dung của tụ điện.

B. giảm độ tự cảm của cuộn dây.

C. tăng điện trở đoạn mạch.

D. tăng tần số dòng điện.

Câu hỏi 258 :

Đặt điện áp u = 1202cos100πt +π3 V vào hai đầu điện trở có R = 50 Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở là

A. i = 2,4cos100πt A

B. i = 2,42cos100πt + π3 A

C. i = 2,4cos100πt +π3 A

D. i = 1,22cos100πt +π3 A

Câu hỏi 260 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có hai phần tử X và Y mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu phần tử X nhanh pha hơn 0,5π so với điện áp ở hai đầu phần tử Y và cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch. Xác định X và Y

A. X là điện trở, Y là cuộn dây thuần cảm.

B. Y là tụ điện, X là điện trở thuần.

C. X là điện trở, Y là cuộn dây có điện trở thuần r ≠ 0.

D. X là tụ điện, Y là cuộn dây thuần cảm.

Câu hỏi 267 :

Một mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, biến trở R và tụ điện có dung kháng ZC. Khi chỉ R thay đổi mà ZL = 2ZC , điện áp hiệu dụng trên đoạn RC

A. không thay đổi.

B. luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch.

C. luôn giảm.

D. có lúc tăng có lúc giảm.

Câu hỏi 273 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện?t

A. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc 0,5π.

B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc 0,25π.

C. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc 0,5π.

D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc 0,25π.

Câu hỏi 286 :

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số thay đổi được. Ban đầu tần số của điện áp là f0 thì trong mạch có cộng hưởng điện, nếu sau đó tăng tần số của điện áp thì kết luận nào dưới đây khôngđúng?

A. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.

Câu hỏi 289 :

Nếu đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm thì

A. điện áp ở hai đầu mạch trễ pha hơn dòng điện qua mạch một lượng 0,5π.

B. cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ thuận với độ tự cảm của mạch.

C. công suất tiêu thụ và hệ số công suất của mạch đều bằng 0.

D. cảm kháng của mạch tỉ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 293 :

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì

A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch phụ thuộc vào tần số của điện áp.

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha 0,5π so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha 0,5π so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu hỏi 305 :

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số

A. bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.

B. lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.

C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải.

D. nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây stato.

Câu hỏi 308 :

Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi

A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.

B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp.

C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.

D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp.

Câu hỏi 311 :

Trong mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng dần tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì

A. cảm kháng giảm.

B. điện trở tăng.

C. điện trở giảm.

D. dung kháng giảm.

Câu hỏi 312 :

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

A. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

C. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

D. luôn lệch pha 0,5π so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 313 :

Một máy hạ áp có cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều thì cuộn thứ cấp có

A. tần số điện áp luôn nhỏ hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp.

B. tần số điện áp luôn lớn hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp.

C. điện áp hiệu dụng luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp.

D. điện áp hiệu dụng luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp.

Câu hỏi 336 :

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số góc là

A. 50 rad/s.

B. 100π Hz.

C. 50 Hz.

D. 100π rad/s.

Câu hỏi 345 :

Một dòng điện xoay chiều có biểu thức điện áp tức thời là u = 100cos100πt +π3 V.  Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Điện áp hiệu dụng là 502 V.

B. Chu kỳ điện áp là 0,02 s

C. Biên độ điện áp là 100 V.

D. Tần số điện áp là 100π Hz.

Câu hỏi 348 :

Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(ωt + φ) V. Cường độ dòng điện tức thời của mạch có biểu thức là

A. i = U0Cωcosωt + φ - π2 A

B. i = U0Cωcosωt + φ - π2 A

C. i = U0Cω.cosωt +φ +π2 A

D. i = U0Cωcosωt +φ +π2 A

Câu hỏi 358 :

Cho điện áp hai đầu tụ có điện dung C = 10-4π F và u = 100cos100πt - π2 V .  Biểu thức dòng điện qua mạch là

A. i = cos(100πt) A

B. i = 4cos(100πt) A

C. i = cos(100πt +π2) A

D. i = 4cos(100πt - π2) A

Câu hỏi 362 :

Cho mạch điện xoay chiều có RLC mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng điện. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng.

A. Hệ số công suất của mạch giảm.

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.

D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

Câu hỏi 364 :

Dùng vôn kế khung quay để đo điện áp xoay chiều thì vôn kế đo được

A. giá trị tức thời.

B. giá trị cực đại.

C. giá trị hiệu dụng.

D. không đo được.

Câu hỏi 371 :

Một máy biến áp lý tưởng, có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này

A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

B. là máy tăng áp.

C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

D. là máy hạ áp.

Câu hỏi 378 :

Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.

B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.

C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

Câu hỏi 379 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.

B. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.

C. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.

D. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.

Câu hỏi 381 :

Đặt điện áp u = Uo­cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:

A. trong mạch có cộng hưởng điện.

B. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK