Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Nguyễn Tất ThànhPhú Thọ năm 2017 ( Có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Nguyễn Tất ThànhPhú Thọ năm 2017 ( Có lời giải...

Câu hỏi 1 :

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong dịch mã là:

A A liên kết với  U, G liên kết với X.

B  A liên kết với  T, G liên kết với X.

C  A liên kết với  G, T liên kết với X.

D A liên kết với  U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G

Câu hỏi 3 :

Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:

A số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

B tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

C bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

D tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

Câu hỏi 7 :

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A lặp đoạn, chuyển đoạn.      

B đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C  mất đoạn, chuyển đoạn.   

D chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu hỏi 8 :

Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến 

A bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

B di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.

C phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

D biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

Câu hỏi 9 :

Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A Khi môi trường có lactôzơ.    

B Khi có hoặc không có lactôzơ.

C Khi môi trường không có lactôzơ.  

D Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu hỏi 10 :

Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A mARN.   

B tARN.  

C Mạch mã hoá.    

D Mạch mã gốc.

Câu hỏi 11 :

Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ bám vào vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A Vùng vận hành.  

B Vùng mã hoá.    

C Vùng khởi động.   

D Vùng điều hòa.

Câu hỏi 12 :

Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A Màng nhân   

B Nhân con   

C Tế bào chất    

D Nhân

Câu hỏi 16 :

Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A cấu trúc siêu xoắn.

B sợi cơ bản.   

C  sợi nhiễm sắc

D sợi ADN.

Câu hỏi 18 :

Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là

A Anticodon.      

B Codon.   

C Triplet.      

D Axit amin.

Câu hỏi 19 :

Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

B làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D  làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu hỏi 20 :

Trong thí nghiệm của Moocgan, khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng được F1. Cho ruồi F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 ¾ ruồi mắt đỏ và ¼ ruồi mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Giải thích nào sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?

A Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y.

B Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST Y không có alen trên X.

C Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y.

D Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST Y không có alen trên X.

Câu hỏi 23 :

Trên một mạch của một gene có 20%T,  22%X ,  28%A Tỉ lệ mỗi loại nu của gene là:

A A=T=24%, G=X=26% 

B A=T=24%, G=X=76%   

C A=T=42%, G=X=8%

D A=T=42%, G=X=58%

Câu hỏi 25 :

Poliriboxom có vai trò gì:

A Làm tăng hiệu suất tổng hợp protein.

B Làm quá trình dịch mã diễn ra nhanh.

C Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.

D  Đảm bảo độ chính xác của quá trình dịch mã.

Câu hỏi 28 :

Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau

A 4 kiểu hình: 12 kiểu gen 

B 8 kiểu hình: 8 kiểu gen

C 4 kiểu hình: 8 kiểu gen   

D 8 kiểu hình: 12 kiểu gen

Câu hỏi 31 :

Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiên trong cơ chế:

A Dịch mã.    

B Nhân đôi ADN.

C Phiên mã. 

D Cả A và B.

Câu hỏi 33 :

Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A nối các đoạn Okazaki với nhau.

B bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

C tháo xoắn phân tử ADN.

D lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.

Câu hỏi 36 :

Chọn trình tự thích hợp của các ribonucleic được tổng hợp từ gen có mạch khuôn: A G X T T A G X

A A G X T T A G X A.    

B U X G A A U X G U.

C T X G A A T X G T.         

D  A. A G X U U A G X A.

Câu hỏi 38 :

Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A  6 loại mã bộ ba. 

B 3 loại mã bộ ba.

C 27 loại mã bộ ba.   

D 9 loại mã bộ ba.

Câu hỏi 39 :

Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A Mã di truyền có tính thoái hóa.  

B  Mã di truyền có tính phổ biến.

C Mã di truyền có tính đặc hiệu.  

D Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu hỏi 40 :

Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

B 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A

C 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

D 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK