Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh 9 năm học 2019 - 2020 - Phòng GD&ĐT Bình Sơn

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 9 năm học 2019 - 2020 - Phòng GD&ĐT Bình Sơn

Câu hỏi 1 :

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào: 

A. Kì đầu

B. Kì giữa

C. Kì sau 

D. Kì trung gian

Câu hỏi 4 :

Theo nguyên tắc bổ sung thì: 

A. A = T , G =X

B. A + T = G +X

C. A + X + T = G + X + T 

D. Chỉ b & c đúng

Câu hỏi 5 :

Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây: 

A. Biến dị di truyền 

B. Biến dị không di truyền

C. Biến dị đột biến   

D. Biến dị tổ hợp

Câu hỏi 6 :

Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế: 

A. Tự nhân đôi

B. Tổng hợp ARN

C. Hình thành chuỗi axit amin  

D. Cả a & b      

Câu hỏi 7 :

Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là: 

A. Nguyên phân

B. Giảm phân

C. Thụ tinh 

D. Nguyên phân và giảm phân

Câu hỏi 9 :

NST là cấu trúc có ở 

A. Bên ngoài tế bào

B. Trong các bào quan

C. Trong nhân tế bào 

D. Trên màng tế bào

Câu hỏi 10 :

Tỉ lệ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào? 

A. Aa x Aa

B. AA x Aa           

C. AA x aa    

D. Aa x aa

Câu hỏi 11 :

Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện những phép lai nào? 

A. Lai với cơ thể đồng hợp trội 

B. Lai phân tích   

C. Lai với cơ thể dị hợp      

D. Câu A và B đúng

Câu hỏi 12 :

Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: 

A. Hình que

B. Hình hạt

C. Hình chữ V 

D. Nhiều hình dạng

Câu hỏi 13 :

Thường biến là: 

A. Sự biến đổi xảy ra trên NST

B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền

C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN 

D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen

Câu hỏi 14 :

Nguyên nhân gây ra thường biến là: 

A. Tác động trực tiếp của môi trường sống

B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN

C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST

D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen

Câu hỏi 15 :

Biểu hiện dưới đây là của thường biến: 

A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21

B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người

C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X 

D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường

Câu hỏi 16 :

Thường biến xảy ra mang tính chất: 

A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định

B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau

C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 

D. Chỉ đôi lúc mới di truyền

Câu hỏi 17 :

Đột biến NST là loại biến dị: 

A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào

B. Làm thay đổi cấu trúc NST

C. Làm thay đổi số lượng của NST 

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm của thực vật đa bội là: 

A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội

B. Tốc độ phát triển chậm

C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu  

D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất

Câu hỏi 19 :

Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là: 

A. Axit phôtphoric

B. Axit sunfuaric

C. Cônsixin  

D. Cả 3 loại hoá chất trên

Câu hỏi 21 :

Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST

B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST

C. Thể 3n của Ngô có 30 NST 

D. Thể 4n của Ngô có 38 NST

Câu hỏi 22 :

Thể đa bội không tìm thấy ở: 

A. Đậu Hà Lan

B. Cà độc dược

C. Rau muống 

D. Người

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK