Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS - THPT Lâm Hợp

Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS - THPT Lâm Hợp

Câu hỏi 1 :

Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là: 

A. Dị bội thể 

B. Đa bội thể  

C. Tam bội 

D. tứ bội

Câu hỏi 3 :

Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? 

A. tARN 

B. mARN        

C. rARN  

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 5 :

Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội? 

A. Tế bào sinh dưỡng

B. hợp tử

C. tế bào xô-ma    

D. giao tử 

Câu hỏi 6 :

Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây? 

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau. 

D. Kì cuối. 

Câu hỏi 7 :

Ở loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trưòng họp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1? 

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

C. Hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và Y có số lượng tương đương.

D. Do số giao tử cái quyết định. 

Câu hỏi 8 :

Protein thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây? 

A.  Cấu trúc bậc 1

B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. 

D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4. 

Câu hỏi 9 :

Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bổ lông ngắn và mẹ lông dài thi kết quả F1 sẽ là: 

A. Toàn lông dài

B. Toàn lông ngắn

C. 3 lông ngắn : 1 lông dài 

D. 1 lông ngắn : 1 lông dài 

Câu hỏi 10 :

Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là: 

A. Thường biến.

B.  Đột biến gen.

C. Đột biến cấu trúc NST.

D. Đột biến số lượng NST. 

Câu hỏi 11 :

Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong riboxom là: 

A. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.   

B. Cứ 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

C. Cứ 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.        

D. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 3 axit amin. 

Câu hỏi 12 :

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: 

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái 

D. Sự tạo thành hợp tử

Câu hỏi 14 :

Một phân tử ADN có 10000 nuclêôtit và có hiệu số của nuclêôtit loại T với loại X là 1000. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN là bao nhiêu? 

A. A = T = 3000 nuclêôtit và G = X = 2000 nuclêôtit

B. A = T = 2000 nuclêôtit và G = X = 3000 nuclêôtit

C. A = T = 1500 nuclêôtit và G = X = 3500 nuclêôtit 

D.  A = T = 1040 nuclêôtit và G = X = 3960 nuclêôtit

Câu hỏi 15 :

Trong nguyên phân, NST đơn phân li về 2 cực tế bào ở:         

A. Kì đầu. 

B. Kì giữa

C. Kì sau. 

D. Kì cuối.

Câu hỏi 16 :

Đơn phân của ADN là: 

A. Axit amin.  

B. Glucose.  

C. Nucleotit.   

D. Ribôzơ.

Câu hỏi 18 :

Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người? 

A. Nghiên cứu phả hệ. 

B. Tạo đột biến. 

C. Lai giống.        

D. Nhân giống trong ống nghiệm.

Câu hỏi 19 :

Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây? 

A. Biến dị di truyền.   

B. Biến dị không di truyền.            

C. Biến dị tổ hợp.    

D. Biến dị số lượng NST.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK