Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Phú Định

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Phú Định

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?

A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.

B. Tốc độ sinh trưởng nhanh.

C. Sinh sản và phát triển mạnh.

D. Có hoa đơn tính.

Câu hỏi 2 :

Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là gì?

A. Tính trạng lặn.

B. Tính trạng trung gian.

C. Tính trạng tương ứng.

D. Tính trạng trội.

Câu hỏi 3 :

Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm nào?

A. Phép lai một cặp tính trạng.

B. Phép lai hai cặp tính trạng.

C. Phép lai nhiều cặp tính trạng.

D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.

Câu hỏi 4 :

Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định điều gì?

A. Kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

B. Kiểu gen của tất cả các tính trạng.

C. Kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

D. Kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Câu hỏi 5 :

Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là nào?

A. Ruồi giấm.

B. Con người.

C. Đậu Hà Lan.

D. Vi khuẩn E. Coli.

Câu hỏi 6 :

Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có đặc điểm gì?

A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

B. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.

C. Các biến dị tổ hợp.

D. 4 kiểu hình khác nhau.

Câu hỏi 8 :

Di truyền là hiện tượng gì?

A. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.

B. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.

D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.

Câu hỏi 10 :

Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là gì?

A. Kiểu gen.

B. Kiểu di truyền.

C. Tính trạng

D. Kiểu gen và kiểu hình.

Câu hỏi 11 :

Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là gì?

A. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

B. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.

C. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

D. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

Câu hỏi 14 :

Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân.

B. ADN có trình tự các cặp nuclêôtit đặc trưng cho loài

C. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu.

D. ADN nằm trong bộ nhiễm sắc thể đặc trưng mỗi loài sinh vật.

Câu hỏi 15 :

Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

A. A. – X – A – X – A – G – X – T – G –

B. – G – A – A – G – X – U – X – G –   

C. – X – T – T – X – G – A – G – X –

D. – G – A – A – G – X – T – X – G –

Câu hỏi 16 :

Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân.

B. Kì giữa của giảm phân 1.

C. Kì đầu của nguyên phân

D. Kì đầu của giảm phân 1.

Câu hỏi 17 :

Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK