Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu hỏi 1 :

Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã? 

A. 5’UAX3’

B. 5’UGA3’ 

C. 5’AUG3’  

D. 5’AGU3’

Câu hỏi 2 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới 

D. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản

Câu hỏi 3 :

Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là: 

A. A = T = 4200; G = X = 1200

B. A = T = 2100; G = X = 600

C. A = T =  4200; G =  X =  6300 

D. A = T = 6300; G = X = 4200

Câu hỏi 7 :

Ở Operon Lac của vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì: 

A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do gắn với lactôzơ

B. Gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế

C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do không gắn được vào vùng vận hành 

D. Các prôtêin ức chế liên kết được với vùng vận hành 

Câu hỏi 10 :

Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự: 

A. phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit

B. phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm →  sợi nhiễm sắc → crômatit

C. phân tử AND → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit 

D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit

Câu hỏi 12 :

Nguyên nhân nào sau đây gây ra đột biến lệch bội? 

A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp nhiễm sắc thể không phân li

B. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li

C. Sự sao chép sai các cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN 

D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng

Câu hỏi 15 :

Một số cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường được hình thành do: 

A. tự đa bội chẵn 

B. dị đa bội  

C. tự đa bội lẻ   

D. lệch bội

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm mà phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen không có là 

A. cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để thu được những dòng thuần trước khi tiến hành lai

B. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời con

C. cùng một lúc theo dõi sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng của cơ thể bố mẹ 

D. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả

Câu hỏi 17 :

Quy luật phân li cho thấy mỗi tính trạng đều do một cặp alen quy định và: 

A. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân

B. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân

C. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân 

D. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân

Câu hỏi 18 :

Một trong những ý nghĩa của quy luật di truyền phân li độc lập là: 

A. Có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

B. Tạo điều kiện cho các nhóm tính trạng tốt luôn đi chung với nhau

C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do hình thành các nhóm gen liên kết mới 

D. Dự đoán được giới tính của vật nuôi ở giai đoạn sớm

Câu hỏi 20 :

Ở một  loài  thực  vật,  tính  trạng  màu  sắc  hoa  do  một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng

A. Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình

B. Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử

C. Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng 

D. Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen

Câu hỏi 23 :

Gen đa hiệu là: 

A. Gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau

B. Gen có thể tạo ra nhiều sản phẩm

C. Gen có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự biều hiện của nhiều tính trạng khác nhau 

D. Gen có nhiều bản sao trong hệ gen

Câu hỏi 25 :

Khi  tiến  hành  thí  nghiệm  trên  ruồi  giấm,  sau  khi  Moocgan  tiến  hành  phép  lai  giữa  ruồi  thuần chủng thân xám, cánh dài và ruồi thuần chủng thân đen, cánh cụt, thu được ruồi F1 toàn thân xám, cánh dài. Để tìm ra quy luật di truyền liên kết Moocgan đã tiến hành lai giữa 

A. ruồi đực F1 thân xám, cánh dài và ruồi cái thân đen, cánh cụt

B. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân xám, cánh dài

C. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân đen, cánh cụt 

D. ruồi cái thân đen, cánh cụt và ruồi đực thân đen, cánh cụt

Câu hỏi 26 :

Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể 

A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit

B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử

C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng 

D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau

Câu hỏi 27 :

Cho kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\)  giảm phân có hoán vị với f = 0,4. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là: 

A. 0,3 Ab : 0,2 AB : 0,2 ab : 0,3 aB

B. 0,4 AB : 0,1 Ab : 0,1 aB : 0,4 ab

C. 0,3 AB : 0,2 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab    

D. 0,1 AB : 0,4 Ab : 0,4 aB : 0,1 ab

Câu hỏi 28 :

Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhân thường chỉ giống mẹ? 

A. Vì gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn

B. Vì tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân

C. Vì hợp tử có gen ngoài nhân của mẹ nhiều hơn 

D. Vì trứng to hơn tinh trùng

Câu hỏi 30 :

Kiểu hình của cơ thể là kết quả của: 

A. Quá trình phát sinh đột biến

B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái

C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường 

D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp

Câu hỏi 31 :

Bộ ba đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là 

A. codon

B. axit amin

C. anticodon  

D. triplet

Câu hỏi 32 :

Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào? 

A. điều kiện môi trường sống

B. kiểu gen và môi trường

C. quá trình phát triển của cơ thể 

D. kiểu gen do bố mẹ di truyền

Câu hỏi 34 :

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN? 

A. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

B. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X

C. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X 

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Câu hỏi 35 :

Khi nào cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở E. coli không hoạt động? 

A. Khi trong tế bào có lactôzơ

B. Khi trong tế bào không có lactôzơ

C. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ 

D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ

Câu hỏi 36 :

Mã di truyền là: 

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin

B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin 

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin

Câu hỏi 37 :

Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x aabb tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở F1 là 

A. 9 hạt vàng trơn: 3 hạt xanh trơn: 3 hạt vàng nhăn: 1 hạt xanh, nhăn

B. 3 hạt vàng trơn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt vàng nhăn: 1 hạt xanh, nhăn

C. 1 hạt vàng trơn: 1 hạt xanh trơn: 1 hạt vàng nhăn: 1 hạt xanh, nhăn 

D. 3 hạt vàng trơn: 1 hạt xanh trơn: 3 hạt vàng nhăn: 1 hạt xanh, nhăn

Câu hỏi 38 :

Điều hòa hoạt động gen là điều hòa  

A. hoạt động nhân đôi ADN

B. quá trình phiên mã

C. quá trình dịch mã 

D. lượng sản phẩm của gen

Câu hỏi 39 :

Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn? 

A. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập

B. Làm giảm biến dị tổ hợp

C. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST 

D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK