Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 40 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 - Mức độ nhận biết

40 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 - Mức độ nhận biết

Câu hỏi 1 :

Phát biếu nào về quá trình nuôi cấy hạt phấn là không đúng? 

A. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra các dòng lưỡng bội thuần chủng.

B. Dòng tế bào đơn bội được xử lý bằng hóa chất với liều lượng thích hợp tạo ra các dòng tế bào lưỡng bội.

C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội. 

D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có sức chống chịu rất tốt khi môi trường thay đổi.

Câu hỏi 3 :

Trong tạo giống bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, phương pháp nào sau đây không được sử dụng? 

A. Chuyển gen bằng súng bắn gen.

B. Chuyển gen bằng thể thực khuẩn.

C. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. 

D. Chuyển gen bằng plasmid với điều kiện đã làm biến đổi thành tế bào.

Câu hỏi 4 :

Trong quá trình chọn giống bằng gây đột biến trên đối tượng là vi khuẩn, quá trình nào sau đây là không cần thiết? 

A. Sử dụng tác nhân đột biến với một liều lượng nhất định.

B. Tạo dòng thuần chủng.

C. Chọn lọc các cá thể đột biến. 

D. Nhân dòng các cá thể mang đột biến trong môi trường thích hợp.

Câu hỏi 5 :

Vì sao phải chọn lọc các cá thể mang đột biến? 

A. Do đột biến là ngẫu nhiên và vô hướng.

B. Do tác nhân vật lý, hóa học tác động không đều lên mọi cá thể.

C. Do đột biến luôn có lợi, phải chọn lọc ra cá thể nào mang được đột biến có lợi nhất. 

D. Do mọi cá thể mang một kết quả của quá trình đột biến, phải chọn lọc những cá thể có khả năng sinh sản cao hơn, sức chống chịu tốt hơn.

Câu hỏi 6 :

Những loài thực vật nào có thể thực hiện chọn giống bằng biến dị tổ hợp? 

A. Những loài sinh sản sinh dưỡng.

B. Những loài sinh sản hữu tính.

C. Những loài sinh sản bằng bào tử. 

D. Loài thực vật nào cũng có thể thực hiện bằng phương pháp trên.

Câu hỏi 7 :

Cho các thành tựu:

1.     Tạo chủng vi khuẩn ecoli sản xuất insulin cho người.

A. 1 và 2. 

B. 2 và 3. 

C. 1 và 4.  

D. 1 và 3.

Câu hỏi 9 :

Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, người ta lấy hạt phấn của lúa chiêm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo trong điều kiện 8-10°C. Dòng nào chịu lạnh được sẽ mọc, còn các dòng không chịu lạnh được thì sẽ không mọc lên thành cây. Giải thích nào là hợp lý cho thí nghiệm trên? 

A. Do hạt phấn của 1 cây có chung một kiểu gen, nên toàn bộ hạt phấn đều được chọn.

B. Nhiệt độ là một tác nhân chọn lọc trong quá trình chọn lọc nhân tạo.

C. Phương pháp này không tối ưu, do một số gen lặn cũng quy định việc chịu lạnh, khi đó, các gen trội tương ứng trong cặp alen sẽ át chế làm cho chúng không được biệu hiện, làm lãng phí vốn gen. 

D. Sau khi chọn lọc và tiến hành đa bội hóa sẽ tạo được dòng tế bào lưỡng bội thích ứng tốt với mọi điều kiện ngoại cảnh.

Câu hỏi 10 :

Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào chắc chắn rằng đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình? 

A. Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.

B. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài.

C. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa trên cùng một cây. 

D. Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài.

Câu hỏi 11 :

Nếu sử dụng gen quy định insulin của người và cấy vào tế bào vi khuẩn, nhận xét nào là đúng? 

A. Gen sẽ không được phiên mã do không có nguyên liệu phù hợp.

B. Gen sẽ không được dịch mã do bộ mã di truyền không tương thích.

C. Gen sẽ vẫn được phiên mã bình thường. 

D. Hoạt động gen sẽ bị rối loạn.

Câu hỏi 12 :

Một gen có 2 alen, một nhà khoa học dùng kỹ thuật chuyển gen mang alen lặn vào trong vi khuẩn Ecoli, nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Gen lặn sau khi chuyển không biểu hiện nên protein không được tổng hợp.

B. Gen lặn sẽ không được biểu hiện do thiếu liều gen của alen còn lại.

C. Gen lặn sẽ được phiên mã, riboxom của tế bào vi khuẩn dịch mã để tổng hợp protein tương ứng. 

D. Gen lặn không được biểu hiện thành tính trạng.

Câu hỏi 13 :

Ưu điểm của kỹ thuật di truyền là: 

A. Có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau.

B. Có thể sản xuất được các hóoc-môn cần thiết cho người với số lượng lớn.

C. Sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp. 

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 17 :

Mục đích của quá trình gây đột biến ở cây trồng và vật nuôi là: 

A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

B. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.

C. Làm tăng năng suất ở cây trồng và vật nuôi.  

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 18 :

Quá trình phân loại các cá thể đã nhận được ADN tái tổ hợp, người ta thường sử dụng qua mấy tác nhân chọn lọc? 

A. Chỉ 1 tác nhân chọn lọc.

B. Thường sử dụng 2 tác nhân chọn lọc.

C. Không cần tác nhân chọn lọc nào do hiệu suất của quá trình chuyển gen là 100%. 

D. Tối đa là 1 tác nhân chọn lọc do quá trình chuyển ADN tái tổ hợp thường thành công với hiệu suất rất cao.

Câu hỏi 20 :

Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là: 

A. Gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.

B. Gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.

C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virút. 

D. Cà chua này là thể đột biến

Câu hỏi 21 :

Vì sao khi sử dụng đoạn ADN mang gen quy định tổng hợp Insulin từ người cấy vào tế bào vi khuẩn Ecoli người ta phải tiến hành tinh chế, hoặc tiến hành phiên mã thành ARN trong tế bào người, rồi mới đem cây đoạn mARN tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn ADN. Lời giải thích nào là phù hợp? 

A. Do đoạn ADN của người quá dài và phức tạp so với tế bào vi khuẩn.

B. Do đoạn ADN của người là đoạn gen phân mảnh, còn vi khuẩn có hệ gen không phân mảnh.

C. Do người và vi khuẩn sử dụng hai bộ mã di truyền hoàn toán khác nhau. 

D. Do tế bào vi khuẩn không đủ năng lượng để phiên mã và dịch mã một đoạn gen phức tạp.

Câu hỏi 22 :

Cho các nhận xét sau:Nhận xét đúng là: 

A. (6), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (2), (4).  

D. (6), (4), (5).

Câu hỏi 23 :

Những bất lợi khi sử dụng thể thực khuẩn trong quá trình chuyển gen là gì? 

A. Không xác định được chính xác tế bào vật chủ.

B. Phải mang những đoạn gen lớn, không mang được những loại gen nhỏ do kích thước không phù hợp.

C. Có khả năng phá hỏng hệ gen của người, do đó khi sử dụng phải làm yếu đi. 

D. Phải sử dụng CaCl2 hoặc xung điện làm dãn màng tế bào thì thể thực khuẩn mới chuyển được đoạn gen vào.

Câu hỏi 26 :

Khi thực hiện lai xa, con lai xa thường bất thụ là do: 

A. Tế bào sinh dục không có khả năng phân chia tạo giao tử.

B. Do bộ NST của 2 loài không tương thích về hình thái, số lượng, phân bố locus.

C. Do bộ nhiễm sắc thể chứa bộ đơn bội của 2 loài khác nhau, làm bất hoạt khả năng phân chia của tế bào. 

D. Do con lai xa thường sinh sản vô tính.

Câu hỏi 27 :

Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen: 

A. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thương phẩm có thể không an toàn cho người.

B. Hiện tượng dòng gen, làm phát tán các gen kháng ra các loài tự nhiên, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nông nghiệp.

C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại kháng sinh. 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu hỏi 28 :

Kacpechenco đã thực hiện thí nghiệm bằng hai phương pháp đó là: 

A. Lai xa và nuôi cấy hạt phấn.

B. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp và đa bội hóa.

C. Lai xa và đa bội hóa. 

D. Lai tế bào và đa bội hóa.

Câu hỏi 29 :

Consixin gây ra hiện tượng gì: 

A. Cản trở sự hình thành eo thắt phân chia tế bào, gây ra đột biến dị bội.

B. Cản trở sự hình thành trung tử, gây ra đột biến đa bội.

C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc, gây ta đột biến đa bội. 

D. Cản trở sự hình thành cromatit, gây đột biến dị bội.

Câu hỏi 30 :

Những tác nhân hóa học có phản ứng chọn lọc với từng loại nucleotit xác định có thể ứng dụng nhằm gây đột biến: 

A. Đột biến đa bội.

B. Đột biến dị bội.

C. Đột biến gen.           

D. Đột biến số lượng NST.

Câu hỏi 31 :

Số nhận xét đúng về plasmit:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu hỏi 32 :

Thụ tinh nhân tạo là một thành tựu áp dụng phưong pháp nào? 

A. Sử dụng công nghệ gen.

B. Sử dụng công nghệ tế bào.

C. Nuôi cấy tế bào gốc. 

D. Nuôi cây mô.

Câu hỏi 33 :

Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong quá trình chọn giống? 

A. Để nhân nhanh các dòng đã có.

B. Vì đây là phương pháp nhanh nhất để tạo ra các dòng thuần chủng.

C. Vì chỉ có tự thụ mới tạo ra dòng thuần chủng. 

D. Vì chỉ có tự thụ và giao phối gần mới tạo ra một lượng biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình chọn giống.

Câu hỏi 34 :

Thể truyền là: 

A. Là vectơ mang gen cần chuyển.

B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.

C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp. 

D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu hỏi 37 :

Cho các nhận xét sau:Số nhận xét sai là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu hỏi 38 :

Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây? 

A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế hệ P.

B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1.

C. Cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn. 

D. Sinh sản sinh dưỡng.

Câu hỏi 39 :

Trong phương pháp lai tế bào, để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta sử dụng: 

A. Virút Xenđê.

B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol.

C. Xung điện cao áp. 

D. Hoóc-môn phù hợp.

Câu hỏi 40 :

Giống là một quần thể vật nuôi, cây trồng hay chủng vi sinh vật do con người tạo ra: 

A. có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi trường.

B. có những tính trạng di truyền đặc trưng, phẩm chất tốt, năng suất cao, ổn định.

C. thích hợp với những điều kiện đất đai, khí hậu kỹ thuật sản xuất nhất định.

D. Tất cả những ý trên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK