Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 2

Câu hỏi 1 :

Giới hạn quang điện của Cu là 0,30 µm. Ánh sáng có bước sóng nào sau đây không thể gây ra hiện tượng quang điện đối với Cu ? 

A. 0,1 µm             

B. 0.3 µm            

C. 0,4 µm                     

D. 0,2 µm

Câu hỏi 2 :

Tương tác giữa các nuclôn tạo thành hạt nhân là tương tác 

A.  mạnh.                 

B. yếu.             

C. điện từ.                      

D. hấp dẫn.

Câu hỏi 3 :

Nguồn gốc phát ra tia hồng ngoại là 

A.

các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K       

B. ống rơnghen 

C. sự phân huỷ hạt nhân                    

D. mạch dao động LC với f lớn

Câu hỏi 4 :

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, khác pha ban đầu là dao động điều hòa có 

A.

chu kỳ bằng tổng các chu kỳ của hai dao động thành phần. 

B. biên độ bằng tổng các biên độ của hai dao động thành phần.

C.

pha ban đầu phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu của hai dao động thành phần. 

D. tần số bằng tổng các tần số của hai dao động thành phần.

Câu hỏi 5 :

Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì 

A.

năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng 

B. cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất

C.

 thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi 

D. thế năng tăng dần và động năng giảm dần

Câu hỏi 8 :

Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ xảy ra khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn 

A. kết hợp         

B.  đơn sắc     

C.  có cùng cường độ sáng   

D. cùng màu sắc

Câu hỏi 9 :

Một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, mối quan hệ về pha của u và i trong mạch là 

A.

u và i ngược pha nhau.          

B.  u sớm pha hơn i góc π/2.

C.  i sớm pha hơn u góc π/2.                             

D. u và i cùng pha với nhau.

Câu hỏi 10 :

Khi phân tích về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra 

A. điện từ trường.    

B. điện trường.          

C. điện trường xoáy.      

D.  từ trường.

Câu hỏi 14 :

Đặt một hiệu điện thế không đổi Uo = 15 V lên tụ điện có điện dung C = 200 μF. Điện tích trên bản dương của tụ và năng lượng điện trường tích lũy trong vùng không gian giữa hai bản tụ có giá trị lần lượt là 

A.

q = 3 mC; Eđ = 22,5 mJ.              

B.  q = 1,2 mC; Eđ = 7,2 mJ.

C. q = 0,3 mC; Eđ = 2,25 mJ.                   

D. q = 0,12 mC; Eđ = 0,72 mJ.

Câu hỏi 15 :

Suất điện động của một a cquy là 3V , lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là : 

A. 1, 8. 10-3 C           

B. 0. 5. 10-3 C          

C. 2. 10-3 C                   

D. 18. 10-3 C

Câu hỏi 23 :

Hai điện tích điểm q1 = - 2, 5 μC và q2 = + 6 μC đặt lần lượt tại A và B cách nhau 100cm. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại: 

A.

Điểm M trên đường thẳng A B,  ngoài đoạn A B,  cách B một đoạn 1, 8m 

B. Điểm M trên đường thẳng A B,  ngoài đoạn A B,  cách A một đoạn 1, 8m  

C. Điện trường tổng hợp không thể triệt tiêu             

D.  trung điểm của AB

Câu hỏi 27 :

Cho mạch RLC nối tiếp, trong đó R và L xác định, C có thể thay đổi được . Khi C = C1 và C = C2 thì công suất tỏa nhiệt trong trên R không đổi. Khi đó tần số góc của dòng điện được cho bởi công thức

A. \(\omega  = \sqrt {\frac{{{C_1} + {C_2}}}{{L{C_1}{C_2}}}} \)

B. \(\omega  = \sqrt {\frac{{{C_1}{C_2}}}{{L({C_1} + {C_2})}}} \)

C. \(\omega  = \sqrt {\frac{{{C_1}{C_2}}}{{2L({C_1} + {C_2})}}} \)

D. \(\omega  = \sqrt {\frac{{{C_1} + {C_2}}}{{2L{C_1}{C_2}}}} \)

Câu hỏi 30 :

Một dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ tức thời là i = 10cos(100πt + π/3) A . Phát biểu nào sau đây không chính xác ? 

A.

Biên độ dòng điện bằng 10A       

B. Tần số dòng điện bằng 50 Hz.

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 5A     

D. Chu kỳ của dòng điện bằng 0,02 (s).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK