Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Đặng Thai Mai năm 2016 Mã đề 132

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Đặng Thai Mai năm 2016 Mã đề 132

Câu hỏi 1 :

Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, to) thu được

A CH3CH2CH2OH.

B CH3CH2COOH. 

C CH3CH2CHO.  

D CH2=CH-COOH.

Câu hỏi 3 :

Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng CTPT C3H4O2. X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc ; X, Z có phản ứng cộng với Br2 ; Z có tác dụng với KHCO3. X, Y, Z lần lượt là

A HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CHO.

B HCOOCH=CH2, OHC-CH2-CHO, CH2=CH-COOH.

C HCO-CH2-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH.

D CH3-CO-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH.

Câu hỏi 4 :

Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?

A dung dịch NaCl.

B dung dịch Na2CO3

C dung dịch NaHCO3

D dung dịch KOH.

Câu hỏi 11 :

Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ:        Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?

A N2O, CO, H2, H2S.  

B NO, CO2, C2H6, Cl2.  

C NO2, Cl2, CO2, SO2.   

D N2, CO2, SO2, NH3.

Câu hỏi 15 :

Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A Al và Mg.

B Na và Fe.   

C Mg và Zn.  

D Cu và Ag.

Câu hỏi 18 :

Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A HCOONa và CH3OH.

B CH3COONa và CH3OH.

C HCOONa và C2H5OH.  

D CH3COONa và C2H5OH.

Câu hỏi 20 :

Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A propanal.

B metyl vinyl xeton. 

C metyl phenyl xeton.

D đimetyl xeton.

Câu hỏi 24 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A BaCl2

B Fe2O3.  

C H2S. 

D NaOH.

Câu hỏi 28 :

Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 

B AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

C Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2

D 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O.

Câu hỏi 30 :

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ 

A a : b > 1 : 4.

B a : b < 1 : 4.     

C a : b = 1 : 5. 

D a : b = 1 : 4.

Câu hỏi 31 :

Tính chất hóa học chung của kim loại là

A Tính khử.

B Tính axit.

C Tính dẫn điện.

D Tính oxi hóa.

Câu hỏi 33 :

Polime trong nhóm nào sau đây đều có thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng:

A PPF, PVC, Nilon-6, Tơ nitron.

B Thủy tinh hữu cơ, PVC, Cao su buna, Nilon-6,6.

C PPF, Nilon-6, Nilon-6,6.   

D PE, PVC, Nilon-6, Nilon-6,6.

Câu hỏi 35 :

Axit nào sau đây là axit béo?

A Axit glutamic

B Axit stearic 

C Axit ađipic  

D Axit axetic

Câu hỏi 38 :

Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A KNO3.

B BaCl2.

C H2SO4

D  FeCl3.

Câu hỏi 39 :

Chất phản ứng được với các dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A C2H5OH.

B CH3COOH.  

C H2N-CH2-COOH. 

D C2H6.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK