Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học của trường THPT Chuyên Lê Quí Đônnăm 2016 lần 2 Mã đề 222

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học của trường THPT Chuyên Lê Quí Đônnăm 2016 lần 2 Mã...

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.

B CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

C CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.

D Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm .

Câu hỏi 6 :

Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hoá học chung là.

A Phản ứng thuỷ phân.            

B Phản ứng với nước brom .

C Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường   

D Có vị ngọt, dễ tan trong nước.

Câu hỏi 7 :

Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là

A HOOC–CH2–CH=CH–OOCH.     

B HOOC–CH2–COO–CH=CH2.

C HOOC–CH=CH–OOC–CH3

D HOOC–COO–CH2–CH=CH2.

Câu hỏi 12 :

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A Cho Fe vào dung dịch H2SO4  loãng, nguội    

B  Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

C  Sục khí Cl2  vào dung dịch FeCl2.           

D  Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

Câu hỏi 15 :

Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây ?

A CH3-COOH; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH 

B C6H5-NH2; HN2-CH2-COOH; CH3-COOH

C C6H5-NH2; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH 

D  CH3-COOH; C6H5-OH; CH3-CH2-NH2

Câu hỏi 16 :

Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm giống nhau là:

A Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

B  Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl-

C Ở cực dương đều tạo ra khí.

D Catot đều là cực dương.

Câu hỏi 17 :

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít oxi  thu được 1,12 lít CO2 (đktc) . Công thức phân tử của 2 amin là:

A C2H5NH2, C3H7NH2         

B CH3NH2, C2H5NH2

C C4H9NH2, C5H11NH2        

D C3H7NH2, C4H9NH2

Câu hỏi 23 :

Cho sơ đồ sau:  (a) X + H2 \overset{t^{0},xt}{\rightarrow} ancol X1.   (b) X + O2 \overset{t^{0},xt}{\rightarrow} axit hữu cơ X2.(c) X1 + X2 \overset{t^{0},xt}{\rightarrow} C6H10O2 + H2O. Công thức cấu tạo của X là

A CH2=C(CH3)-CHO.       

B CH2=CH-CHO.       

C CH3-CHO.         

D CH3CH2CHO.

Câu hỏi 25 :

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2 là:

A AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3.     

B AgNO3, Br2, NH3, HCl.

C KI, Br2, NH3, Zn.          

D NaOH, Mg, KCl, H2SO4.

Câu hỏi 27 :

Aminoaxit nào sau đây làm xanh quì tím :

A Axit Glutamic.   

B Alanin.     

C Lysin.             

D  Valin.

Câu hỏi 29 :

Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl

A  Al     

B  Fe         

C Cr            

D Cả Cr và Al

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK