Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT Lê Xoay Vĩnh Phúc năm 2016 lần 1

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT Lê Xoay Vĩnh Phúc năm 2016 lần 1

Câu hỏi 1 :

Amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là 

A valin.                               

B  lysin.                                

 

C  glyxin.                              

 

D alanin.

Câu hỏi 3 :

Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng gương?  

A HCOOCH3.                                                            

B

 HCOOCH=C(CH3)2

C HCOOCH=CH-CH3.                                             

D CH3COOCH=CH2.

Câu hỏi 4 :

 Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? 

A  Vinyl axetat.                  

B  Propyl axetat                   

 

C Etyl axetat.                       

 

D  Phenyl axetat.

Câu hỏi 5 :

Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?  

A  Glucozơ                         

B  Mantozơ                          

 

C  Saccarozơ                        

 

D Fructozơ

Câu hỏi 6 :

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit ?

A CH3-COO-C(CH3)=CH2.                                       

B  CH3-COO-CH=CH-CH3.

C CH3-COO-CH2-CH=CH2.                                       

 

D CH2=CH-COO-CH2-CH3.

Câu hỏi 7 :

Cho 20 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức) có tỉ khối hơi so với O2 bằng 3,125, tác dụng với 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. CTCT của X có thể là:

A C2H5COOCH=CH2.                                               

B

CH2=CHCOOC2H5

C CH3COOCH=CH2                                                   

 

D  CH3COOCH=CHCH3

Câu hỏi 8 :

Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với  800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là 

A  6,40 gam                        

B 3,28 gam                           

 

C 4,88 gam                           

 

D  5,60 gam

Câu hỏi 11 :

Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối?

A  Benzyl axetat.                

B  etyl fomat.                     

C  Đimetyl oxalat.               

D  Phenyl axetat.

Câu hỏi 13 :

 Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng  

A  bông khô.                                                               

B  bông có tẩm nước.

C bông có tẩm giấm ăn.                                              

D  bông có tẩm nước vôi.

Câu hỏi 14 :

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?

A  alanin.                            

B  axit axetic.                       

 

C  glyxin.                              

 

D metylamin.

Câu hỏi 15 :

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 50 gam X trong 500 ml dung dịch KOH 3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 111 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là 

A etyl acrylat                      

B metyl metacrylat.              

 

C  anlyl axetat.                     

 

D vinyl propionat.

Câu hỏi 16 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch KHCO3. Tên gọi của X là 

A ancol benzylic.                

B  axit acrylic.                      

 

C  anilin.                               

 

D  vinyl axetat

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

B Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

C Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

D Saccarozơ làm mất màu nước brom.

Câu hỏi 19 :

Phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất khử?

A Al2O3 + 6HCl  → 2AlCl3 + 3H2O                          

B MnO2 + 4HCl →  MnCl2 + Cl2 + H2O

C Fe3O4 + 8HCl  →FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O                

 

D Fe + 2HCl →  FeCl2 + H2

Câu hỏi 21 :

X là một α-amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y, sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là

A glyxin.                             

B  alanin.                              

 

C valin.                                 

 

D lysin.

Câu hỏi 23 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

A nhiệt độ.                          

B nồng độ.                            

 

C  diện tích bề mặt.              

 

D  áp suất

Câu hỏi 27 :

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2, chứa vòng benzen, phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Biết a mol X tác dụng hết với Na, sinh ra a mol H2. Công thức của X 

A CH3-O-C6H4-OH.           

B HO-C6H4-CH2OH.           

 

C HO-CH2-O-C6H5.             

 

D  C6H3(OH)2CH3.

Câu hỏi 28 :

Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:   

A CH3COOC3H7                

B CH3COOC2H5                  

 

C C2H5COOCH3                

D  C3H7COOCH3

Câu hỏi 29 :

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?    

A Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

B  Thực hiện phản ứng tráng bạc.

C  Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

D Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.

Câu hỏi 30 :

Đốt cháy hoàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X là 

A  HCOOC2H5                   

B CH3COOCH3                  

 

C  HCOOCH=CH2             

 

D CH3COOCH=CH2

Câu hỏi 31 :

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 80% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 3 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là 

A 4,40 tấn.                          

B  3,67 tấn.                           

 

C  2,97 tấn.                           

 

D 2,20 tấn.

Câu hỏi 32 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? 

A  Alanin.                           

B  Axit axetic.                      

 

C Anilin.                               

 

D  Phenol.

Câu hỏi 33 :

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

A  11,82.                             

B  3,94.                                 

 

C  19,70.                               

 

D  9,85.

Câu hỏi 34 :

Hỗn hợp Y gồm hai hợp chất hữu cơ phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch Z và 0,03 mol hơi ancol T. Nếu đốt cháy hết hỗn hợp Y trên rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch vôi trong (dư) thì khối lượng bình tăng 13,64 gam. Hai chất trong Y là  

A C2H5COOH, C2H5COOCH3.                                 

B  HCOOH, HCOOC3H7.

C HCOOH, HCOOC2H5.                                          

D CH3COOH, CH3COOC2H5.

Câu hỏi 35 :

 Trường hợp nào sau đây không dẫn điện? 

A NaCl nóng chảy.                                                     

B dung dịch CH3COOH.

C KCl rắn, khan.                                                          

 

D Dung dịch MgCl2

Câu hỏi 36 :

Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và etanol. Chất X là

A  ClCH2COOC2H5.                                                  

B CH3COOCH2CH2Cl.

C CH3COOCH(Cl)CH3.                                              

 

D  CH3COOCH2CH3.

Câu hỏi 37 :

Mệnh đề không đúng là:

A CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.

B CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

C  CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.

D CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.

Câu hỏi 38 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo là HCOOCH=CH2. Tên gọi của X là

A vinyl fomat.                    

B etyl axetat.                        

 

C vinyl axetat.                      

 

D metyl fomat.

Câu hỏi 40 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozo? 

A Thuốc tăng lực trong y tế                                       

B Nhiên liệu cho động cơ đốt trong

C Tráng gương, tráng ruột phích                                

D Sản xuất rượu etylic

Câu hỏi 46 :

Cho 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? 

A  97,95                              

B 59,75.                                

 

C 55,75.                                

 

D  55,35

Câu hỏi 47 :

Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Đốt cháy hết toàn bộ Z thu được 2,688 lít CO2 và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 

A 4,56.                                

B  3,4.                                   

 

C  5,84                                  

 

D  5,62

Câu hỏi 50 :

Hợp chất X có CTPT là C2H10N2O3. Nếu cho 16,5 gam X phản ứng với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được 2 khí đều làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch Y. Cô cạn Y thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 

A 23,9 gam.                        

B 31,9 gam.                          

 

C 52,6 gam                           

 

D  20,7 gam.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK