Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Ngô Sỹ LiênBắc Giang năm 2016 lần 2

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Ngô Sỹ LiênBắc Giang năm 2016 lần 2

Câu hỏi 1 :

Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?

A Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen.

B Ở giống thuần chủng, các gen đều có mức phản ứng giống nhau.

C Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được

D Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

Câu hỏi 6 :

Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec là

A Từ tần số các alen có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

B Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.

C Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số các alen.

D Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

Câu hỏi 7 :

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A  Tháo xắn phân tử ADN.

B Bẻ gẫy liên kết hidro giữa 2 mạch ADN.

C Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

D Cả A, B và C

Câu hỏi 8 :

Cơ chế di truyền nào sau đây không phải là cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A Nguyên phân

B Điều hòa hoạt động của gen

C Nhân đôi ADN 

D Dịch mã

Câu hỏi 11 :

Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A Lai khác dòng

B Công nghệ gen

C lai tế bào xôma khác loài 

D Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

Câu hỏi 12 :

Cho cây lưỡng bội có kiểu gen Bb và bb lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen Bbbb. Đột biến tứ bội này xảy ra ở?

A Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Bb

B Lần giảm phân 1 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb

C Lần giảm phân II của cả bố và mẹ.

D Lần giảm phân I hoặc II của cả bố và mẹ.

Câu hỏi 16 :

Kết luận nào sau đây là không đúng?

A Trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

B Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.

C Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.

D Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.

Câu hỏi 19 :

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit trong cặp tương đồng xảy ra ở

A Kì đầu của giảm phân II 

B Kì đầu của giảm phân I

C  Kì giữa của giảm phân I

D Kì sau của giảm phân I

Câu hỏi 24 :

Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì:

A Đột biến trội ở trạng thái dị hợp

B  Đột biến lặn không có alen trội tương ứng.

C Đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.

D Đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp

Câu hỏi 25 :

Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng lặn do gen nằm trên NST giới tính X quy định:

A Tính trạng có xu hướng dễ bểu hiện chủ yếu ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

B Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ sang con trai và từ bố sang con gái.

C Trong cùng một phép lai, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực thường khác với ở giới cái.

D Tỉ lệ kiểu hình ở phép lai thuận giống tỉ lệ kiểu hình ở phép lai nghịch.

Câu hỏi 34 :

Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli?

A Khi môi trường không có lactôzơ. 

B Khi môi trường có nhiều lactôzơ

C Khi có hoặc không có lactôzơ

D Khi môi trường có lactôzơ.

Câu hỏi 35 :

Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp là

A Vi khuẩn và virus

B Thể thực khuẩn và plasmid

C Plasmid và vi khuẩn 

D Thể thực khuẩn và vi khuẩn

Câu hỏi 42 :

Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?

A 16%AA: 20%Aa: 64%aa

B 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa

C 25%AA: 11%Aa: 64%aa

D 36%AA: 28%Aa: 36%aa

Câu hỏi 43 :

Đột biến NST là:

A Những biến đổi trong cấu trúc của NST.

B Những biến đổi về số lượng NST.

C Những biến đổi về cấu trúc và số lượng ADN.

D Những biến đổi trong cấu trúc và số lượng NST.

Câu hỏi 44 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ?

A chỉ có một mạch gốc của gen được dung làm khuôn để tổng hợp ARN.

B diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

C chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.

D sau khi phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ đoạn intron.

Câu hỏi 50 :

Nhận định nào dưới đây là đúng khi xét một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tần số của alen a trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là  0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

A Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,6: 0,4

B Tần số alen A,a trong giao tử cái ở quần thể ban đầu lần lượt là: 0,3: 0,7

C Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,4

D Tần số kiểu gen Aa ở quần thể cái ban đầu là: 0,2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK