Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn SinhĐề số 6 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn SinhĐề số 6 (có video chữa)

Câu hỏi 4 :

Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:

A Nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật.

B Nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.

C Nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.

D Nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.

Câu hỏi 6 :

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái của NST.

A Đột biến đảo đoạn qua tâm động.

B Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động

C Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.

D Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.

Câu hỏi 7 :

Một cơ thể có kiểu genAa\frac{BD}{bd}Ee\frac{HM}{hm} . Hãy chọn kết luận đúng.

A Cặp gen Bb di truyền phân li độc lập với cặp gen Dd

B Cặp gen Aa di truyền phân li độc lập với tất cả các cặp gen còn lại.

C Hai cặp gen Aa và Ee cùng năm trên một cặp NST.

D Bộ NST của cơ thể này 2n = 12.

Câu hỏi 9 :

Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:

A Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.

B Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.

C Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.

D Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể.

Câu hỏi 10 :

Một quần thể đang cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng của quần thể:

A Đột biến kết hợp với chọn lọc tự nhiên.

B Các yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.

C Đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên

D Đột biến kết hợp với giao phối không ngẫu nhiên.

Câu hỏi 11 :

Ở phép lai ♂AaBb  x  ♀AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở:

A Lần giảm phân I của giới này và lần giảm phân II của giới kia.

B Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. 

C Lần giảm phân I của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.

D Lần giảm phân II của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.

Câu hỏi 14 :

Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở môi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất ?

A Sinh vật tự dưỡng.

B Sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C Sinh vật tiêu thụ bậc 4.

D Sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Câu hỏi 15 :

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hoá nhưng không thúc đẩy sự tiến hoá của quần thể vật ăn thịt.

B Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.

C Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.

D Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hoá.

Câu hỏi 16 :

Ở kì đầu của giảm phân I, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến:

A Mất cặp và thêm cặp nuclêôtit.

B Đảo đoạn NST.

C Mất đoạn và lặp đoạn NST.

D Chuyển đoạn NST.

Câu hỏi 18 :

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng:

A Cánh chim và cánh bướm.

B Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

C Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

D Chân trước của mèo và cánh dơi.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng ?

A Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.

B Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.

C Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể ăn thịt.

D Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Câu hỏi 22 :

Hầu hết các bệnh ung thư đều do đột biến gen nhưng gen đột biến lại không di truyền được cho thế hệ sau. Nguyên nhân là vì:

A Bệnh nhân ung thư bị tử vong nên không sinh sản.

B Gen đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.

C Gen đột biến xảy ra ở tế bào sinh dục và gây chết.

D Bệnh ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cơ thể.

Câu hỏi 24 :

Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ khai đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hoá.

A Hoá học và tiền sinh học

B Hoá học và sinh học. 

C Tiền sinh học và sinh học.

D Sinh học.

Câu hỏi 25 :

Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% các thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này ?

A Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.

B Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể

C Quần thể đang có mật độ cá thể ở mức cao.

D Quần thể thuộc dạng đang phát triển.

Câu hỏi 28 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hao trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2.

A Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 2 kiểu gen quy định hoa hồng.

B Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 1 kiểu gen quy định hoa trắng.

C Đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.

D Đời F2 có 16 kiểu gen, trong đó có 6 kiểu gen quy định hoa hồng.

Câu hỏi 34 :

Sau mỗi lần giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.

A Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn.

B Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé.

C Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn.

D Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn.

Câu hỏi 36 :

Khi sử dụng virut làm thể truyền để chuyển gen vào tế bào thực vật thì việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận phải bằng phương pháp:

A Dùng súng bắn gen.

B Tiêm gen vào ống phấn.

C Biến nạp ADN tái tổ hợp.

D Tải nạp.

Câu hỏi 41 :

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, điều kiện địa lý có vai trò:

A Là nhân tố gây ra những biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật

B Là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

C Ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể.

D Tạo ra những kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi.

Câu hỏi 48 :

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì:

A Độ đa dạng của quần xã càng thấp, kích thước của mỗi quần thể càng lớn.

B Mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng dài.

C Số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ càng ít đi.

D Năng suất sinh học càng thấp, hiệu quả chuyển hoá năng lượng càng kém.

Câu hỏi 49 :

Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng ?

A Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài sinh vật nên có chuỗi thức ăn dài.

B Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn trên cạn.

C Động vật của hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn.

D Hệ sinh thái dưới nước ăn triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hoá cao hơn động vật trên cạn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK