Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 25 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 25 (có video chữa)

Câu hỏi 1 :

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì

A mã di truyền có tính thoái hóa.   

B mã di truyền có tính đặc hiệu.

C ADN của vi khuẩn có dạng vòng.    

D  Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.

Câu hỏi 2 :

Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEGHK. Dạng đột biến này  

A làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.             

B không làm thay đổi hình thái của NST.

C được sử dụng để chuyển gen.             

D được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.

Câu hỏi 9 :

Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

A Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.                             

B Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.    

C Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.

D Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.

Câu hỏi 10 :

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên

A bao gồm tự thụ phấn, thụ phấn chéo, giao phối cận huyết

B  làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

C làm giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp có trong quần thể.

D  không làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.

Câu hỏi 11 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A

 Giao phối không ngẫu nhiên.      

B

Các yếu tố ngẫu nhiên.

C

Đột biến.           

D

Chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng.

A  Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.

B Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.

C Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.

D Ở tế bào sinh dưỡng không có gen quy định giới tính.

Câu hỏi 14 :

Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?

A  Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.

B Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

C Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

D Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

B Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.

C Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.

D Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.

Câu hỏi 24 :

Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?

A Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.       

B Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

C Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.     

D Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.

Câu hỏi 29 :

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.

A  Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.

B Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.

C Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.

D Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Câu hỏi 34 :

Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi phụ thuộc vào

A tần số đột biến và tốc độ tích lũy đột biến.              

B  tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.              

C môi trường sống và tổ hợp gen.              

D  áp lực của chọn lọc tự nhiên.            

Câu hỏi 35 :

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?

A Cánh chim và cánh bướm.            

B Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

C Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.                      

D Chân trước của mèo và cánh dơi.

Câu hỏi 36 :

Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A  Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

B Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lí, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật.

C Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

D Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưỡng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

Câu hỏi 39 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

B Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

C Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.

Câu hỏi 41 :

Ở  ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn bằng số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì:

A hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.

B hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.

C hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.

D ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.

Câu hỏi 46 :

Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô à Sâu ăn lá ngô à Nhái à Rắn hổ mang à Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là

A Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.  

B Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.    

C Nhái , rắn hổ mang , diều hâu. 

D Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.

Câu hỏi 47 :

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

A Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

B Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnhcao hơn so với HST tự nhiên.

C Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn HST tự nhiên

D Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.

Câu hỏi 48 :

Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21 đến 350C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20 đến 350C, độ ẩm từ 75% đến 95%.

B Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 400C, độ ẩm từ 85 đến 95%.

C  Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 300C, độ ẩm từ 85% đến 95%.

D Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 300C, độ ẩm từ 90 đến 100%.

Câu hỏi 49 :

Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con  gồm 272 cây bí quả tròn : 183 cây bí quả bầu dục : 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả tuân theo qui luật:

A Phân li độc lập của Men đen.      

B  Liên kết hoàn toàn.         

C  Tương tác cộng gộp.          

D Tương tác bổ sung.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK