Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 27 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 27 (có video chữa)

Câu hỏi 6 :

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

B Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

C Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

D Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.

Câu hỏi 11 :

Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?

A Quan hệ hội sinh.     

B Quan hệ vật kí sinh - vật chủ.    

C Quan hệ ức chế cảm nhiễm.  

D Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây là đúng?

A Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.

B Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.

C  Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.

D Những nhân tố vật lí, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. 

Câu hỏi 14 :

Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen , alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A  Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ.   

B Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng

C  Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.   

D Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng

Câu hỏi 16 :

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

B Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

C Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

D Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

Câu hỏi 17 :

Hai phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được giống mới mang bộ NST lưỡng bội của hai loài.

A Gây đột biến bằng 5BU và gây đột biến bằng acridin. 

B Gây đột biến bằng tia phóng xạ và gây đột biến bằng cônsisin.

C Lai xa kèm theo đa bội hoá và dung hợp tế bào trần. 

D Lai xa kèm theo đa bội hóa và dùng kĩ thuật chuyển gen.

Câu hỏi 19 :

Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên

A sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

B sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.

C sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.

D quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.

Câu hỏi 21 :

Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.

B Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

C Thành phần hóa hoạc chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.

D Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A  Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.

B Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.

C Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.

Câu hỏi 24 :

Cơ quan tương tự là những cơ quan

A có cùng kiểu cấu tạo.   

B có cấu trúc bên trong giống nhau. 

C có cùng nguồn gốc.  

D có cùng chức năng.

Câu hỏi 25 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

B Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C  Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

D Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Câu hỏi 27 :

Ví dụ nào sau đây không phải là hóa thạch?

A Một số xác của voi Mamut bị vùi trong băng tuyết còn nguyên vẹn, các cá thể khác đã bị phân hủy.

B Loài kiến cỗ khi bị chết, vùi trong hổ phách vẫn còn giữ nguyên hình dạng, màu sắc, các cá thể khác bị phân hủy.

C Xác chết của các cây gỗ được vùi trong bùn, các cây khác của loài này vẫn sinh trưởng, phát triển.

D Trên một số tảng đá lớn có vũng đá được xác định là dấu bàn chân của loài khủng long đã tuyệt diệt.

Câu hỏi 31 :

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A khoảng thuận lợi.

B giới hạn sinh thái.  

C  ổ sinh thái. 

D khoảng chống chịu.

Câu hỏi 33 :

Cho cây hoa đỏ P tự thụ phấn, đời con F1 có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F1 lai phân tích đời con thu được tỉ lệ kiểu hình :

A 25% cây cho hoa vàng; 50% cây cho hoa đỏ; 25% cây cho hoa trắng.  

B 25% cây cho hoa đỏ; 75% cây cho hoa vàng.

C 75% cây cho hoa trắng; 25% cây cho hoa vàng.   

D 4 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 2 hoa vàng : 1 hoa trắng.

Câu hỏi 34 :

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?

A Chọn lọc tự nhiên.   

B Cách li địa lí và sinh thái. 

C Đột biến và giao phối.  

D Biến dị và chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 35 :

Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa đạng sinh học cao nhất ?

A Hoang mạc. 

B Thảo nguyên. 

C Rừng lá kim. 

D Rừng mưa nhiệt đới.

Câu hỏi 38 :

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây không đúng?

A Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.

B Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

C Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp và động vật tiêu thụ bậc 1.

D Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.

Câu hỏi 39 :

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

B Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

C Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu hỏi 41 :

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.

B Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.

C  Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.

D Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.

Câu hỏi 43 :

Loại enzim nào sau đây có khả năng làm giản xoắn và tách 2 mạch của một đoạn phân tử ADN?

A ADN polimeraza.   

B ARN polimeraza.   

C Ligaza.

D  Amylaza.

Câu hỏi 47 :

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A Quan hệ cộng sinh 

B Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ. 

C Sinh vật này ăn sinh vật khác 

D Nhiệt độ môi trường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK