Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 26 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 26 (có video chữa)

Câu hỏi 3 :

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

A Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển.

C  Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

D Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu hỏi 7 :

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?

A Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống

B Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

C Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn

D Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp

Câu hỏi 9 :

Kết luận nào sau đây không đúng?

A Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.            

B Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.

C Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.

D Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.

Câu hỏi 10 :

Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là

A sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.

B điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.

C các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.

D chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền

Câu hỏi 15 :

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng: 6,25% cây hoa trắng. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2.

A Đời F2 có 9 KG, trong đó có 3 KG quy định hoa hồng.                  

B Đời F2 có 16 KG, trong đó có 1 KG quy định hoa trắng.

C Đời F2 có 9 KG, trong đó có 4 KG quy định hoa đỏ.             

D Đời F2 có 16 KG, trong đó có 6 KG quy định hoa hồng.

Câu hỏi 16 :

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

A Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.

B Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.

C Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.

D Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.

Câu hỏi 17 :

Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây đang có cấu trúc di truyền cân bằng theo định luật Hacđi – Vanberg?

A 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng.             

B 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng : 25% cây hoa vàng.

C 75% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng.         

D 16% cây hoa đỏ : 48% cây hoa vàng : 36% cây hoa trắng.

Câu hỏi 19 :

Phương pháp nào sau đây cho phép tạo ra số lượng lớn cá thể có kiểu gen giống nhau?

A Nuôi cấy hạt phấn.    

B Nhân bản vô tính.           

C Cho lai hữu tính.    

D Gây đột biến.

Câu hỏi 20 :

Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống.

B Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.

C Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của ngoại cảnh.

D Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo

Câu hỏi 22 :

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.

B Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.

C Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dịnh dưỡng tới môi trường.

D Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.

Câu hỏi 23 :

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Đời con của phép lai nào sau đây mỗi kiểu hình luôn có 2 loại kiểu gen?

A AaBbdd  × AAbbDd.   

B  AaBbDd  × AABbDD.                

C AaBbDd  × AabbDD.    

D AaBBDd  × aaBbDD.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.

B Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

C Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

D Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

Câu hỏi 27 :

Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do

A số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

B các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.

C cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.

D số lượng gen của hai loài không bằng nhau.

Câu hỏi 34 :

Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỷ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái?

A XAXA  × XaY.     

B XAXa   × XaY.   

C XaXa  × XaY.   

D XAXa  × XAY.

Câu hỏi 35 :

Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?

A Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.        

B Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.   

C Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.            

D Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Câu hỏi 37 :

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.

B  Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.

C Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

D Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

Câu hỏi 38 :

Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

A Đồng rêu hàn đới -> Rừng mưa nhiệt đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

B Đồng rêu hàn đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa)   -> Rừng mưa nhiệt đới.

C Rừng mưa nhiệt đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) -> Đồng rêu hàn đới.

D Rừng mưa nhiệt đới -> Đồng rêu hàn đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

Câu hỏi 39 :

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết thành chất vô cơ.

B Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

C  Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp và nhóm sinh vật phân giải.

D Chỉ có các loài động vật mới được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

Câu hỏi 40 :

Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên

A protein   

B ARN pôlimeraza   

C ADN pôlimeraza   

D ADN và ARN.

Câu hỏi 42 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.                

B Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

C Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.                   

D Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 44 :

Một gen có chiều dài 3570 A0 và số nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiếm 20%. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là

A A = T = 420; G = X = 630.  

B  A = T = 714; G = X = 1071.

C  A = T = 210; G = X = 315.   

D A = T = 600; G = X = 900.

Câu hỏi 45 :

Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.

A Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở đầu.

B  Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3' của mARN.

C  Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.

D Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.

Câu hỏi 47 :

Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

A Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.

B Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.

C Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

D Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.

Câu hỏi 48 :

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?

A Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.

B Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.

C Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.

D ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK