Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 20 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 20 (có video chữa)

Câu hỏi 1 :

Điều khẳng định nào dưới đây là đúng?

A Một gen được kết thúc bằng trình tự nu là ATX ở đầu 5 của gen. 

B Một gen được kết thúc bằng trình tự nu đặc biệt nằm sau mã kết thúc ở đầu 5 của gen. 

C Một gen được kết thúc bằng bộ ba kết thúc ở đầu 3 của gen. 

D Một gen được kết thúc bằng trình tự nu đặc biệt nằm sau mã kết thúc ở đầu 3 của gen. 

Câu hỏi 2 :

Nhân tố tiến hóa nào sau đây khác với các nhân tố tiến hóa còn lại?

A . Đột biến

B Yếu tố ngẫu nhiên       

C Giao phối không ngẫu nhiên

D Chọn lọc tự nhiên 

Câu hỏi 4 :

Nồng độ chất độc PCB trong các mô của các loài sinh vật của một lưới thức ăn như sau: Chim hải âu bắc Đại tây dương là 124 ppm, Zooplankton là 0,123 ppm, ở phytoplankton là 0,025 ppm, ở cá otme là 1,04 ppm. Trình tự chuỗi thức ăn nào dưới đây là mô tả đúng nhất?

A Phytoplankton → Cá otme → Zooplankton → Chim hải âu Bắc đại tây dương 

B Cá otme → Phytoplankton → Zooplankton → Chim hải âu Bắc đại tây dương 

C Zooplankton → Phytoplankton → Cá otme → Chim hải âu Bắc đại tây dương 

D Phytoplankton → Zooplankton → Cá otme → Chim hải âu bắc đại tây dương 

Câu hỏi 9 :

Ở người, A quy định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với a quy định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người tóc xoăn là 64%. Kết luận nào sau đây không đúng ?

A Tần số tương đối của alen A là 0,8

B Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,48.

C Kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 0,36.                    

D Alen a có tần số cao hơn alen A.

Câu hỏi 10 :

Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng ?

A Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.

B Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực

C Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

D Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.

Câu hỏi 13 :

Chutrình sinh – địa – hoá của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất ?

A Nitơ.

B Cacbon.

C Phôtpho.          

D Ôxi.

Câu hỏi 20 :

Đưa gen vào hợp tử để tạo ra động vật chuyển gen bằng cách:

A Dùng súng bắn gen hoặc vi tiêm

B Vi tiêm hoặc cấy nhân có gen đã cải biến.

C Biến nạp hoặc tải nạp.

D Bằng plasmid hoặc bằng vi rút.

Câu hỏi 23 :

Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào sau đây có thể sẽ trở thành loài ưu thế của quần xã ?

A Loài thứ yếu.

B Loài ngẫu nhiên.         

C Loài chủ chốt.

D Không hình thành loại ưu thế.

Câu hỏi 24 :

Sinh quyển là:

A Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.

B Môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên Trái Đất.

C Vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển.

D Toàn bộ sinh vật của Trái Đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.

Câu hỏi 26 :

Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng ?

A Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá và chọn giống.

B Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và hầu hết là lặn.

C Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật.

D Hầu hết các đột biến đều là trội và di truyền được cho thế hệ sau.

Câu hỏi 29 :

Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của:

A Giao phối không ngẫu nhiên.  

B Chọn lọc tự nhiên.      

C Đột biến.         

D Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu hỏi 30 :

Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì:

A Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.               

B Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản.

C Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.

D Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.

Câu hỏi 31 :

Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ ?

A Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hoá thạch.

B Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.

C Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.

D Sự hình thành hoá thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.

Câu hỏi 35 :

Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:

A Nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.

B Đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.

C Nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ.

D Giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém.

Câu hỏi 37 :

Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ?

A Quá trình sinh ra các cá thể mới.

B Quá trình hình thành quần xã mới.

C Quá trình hình thành loài mới

D Quá trình hình thành quần thể mới.

Câu hỏi 42 :

Kết luận nào sau đây không đúng:

A Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

B Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.

C Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.

D Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.

Câu hỏi 44 :

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Xét phép lai \frac{AB}{ab}Dd x \frac{Ab}{aB}dd , biết tần số hoán vị giữa hai gen A và B là 40%. Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình ?

A 20 kiểu gen, 8 kiểu hình.

B 18 kiểu gen, 8 kiểu hình.         

C 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.           

D 18 kiểu gen, 18 kiểu hình.

Câu hỏi 45 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ?

A Có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.

B Mạch pôlinuclêôtit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’

C Sử dụng nuclêôtit uraxin (U) làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp

D Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ.

Câu hỏi 47 :

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự : 

A Cắt và nối ADN tái tổ hợp → tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B Tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.

C Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → cắt và nối tạo AND tái tổ hợp → tách ADN.

D Tách ADN → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp →đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu hỏi 49 :

Lưới thức ăn:

A Là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung.

B Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. nhau

C Gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung

D Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về nơi ở.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK