Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Đồng Yên

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Đồng Yên

Câu hỏi 1 :

Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:

A. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

B. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

C. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

D. hai axit amin kế nhau.

Câu hỏi 2 :

Cấu trúc nào sau đây không thuộc operon Lac?

A. gen điều hòa.

B. gen cấu trúc.

C. vùng khởi động.

D. vùng vận hành.

Câu hỏi 3 :

Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:

A. kết thúc bằng Met. 

B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

D. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.

Câu hỏi 4 :

Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST. Nguyên nhân là vì:

A. đột biến gen là những đột biến nhỏ còn đột biến NST là đột biến lớn.

B. đa số đột biến gen đều là lặn và phổ biến hơn đột biến NST.

C. đa số đột biến gen là có lợi hoặc trung tính, còn đột biến NST thì có hại.  

D. đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử còn đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào.

Câu hỏi 5 :

Ở đậu Hà lan (2n = 14). Kết luận nào sau đây không đúng?

A. số NST ở thể tam bội là 21.

B. số NST ở thể bốn nhiễm là 28.

C. số NST ở thể một nhiễm là 13.

D. số NST ở thể tứ bội là 28.

Câu hỏi 6 :

Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng mã hoá.

B. Vùng vận hành.

C. Vùng khởi động.

D. Vùng kết thúc

Câu hỏi 7 :

Vùng điều hoà là vùng như thế nào?

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B. mang thông tin mã hoá các axit amin

C. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu hỏi 8 :

Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử ADN, điều nào sau đây không đúng?

A. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Å gồm 10 cặp nulêôtit.

B. hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.

C. các cặp bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

D. có cấu trúc hai mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn 20Å.

Câu hỏi 9 :

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

B. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.  

D. vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

Câu hỏi 10 :

Quá trình phiên mã ở vi khuẩn Ecoli xảy ra trong cấu trúc nào?

A. nhân tế bào.

B. ribôxôm. 

C. ti thể.

D. tế bào chất.

Câu hỏi 11 :

Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

A. Vùng điều hòa.

B. Vùng mã hóa.

C. Vùng kết thúc.

D. Cả ba vùng của gen.

Câu hỏi 12 :

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’ 

B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’

C. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’

Câu hỏi 15 :

Ở sinh vật nhân chuẩn, đột biến nào sau đây luôn luôn là đột biến trung tính?

A. xảy ra ở vùng điều hòa của gen.

B. xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon.

C. xảy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron.

D. xảy ra ở vùng kết thúc của gen.

Câu hỏi 21 :

Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 21 NST, một số tế bào có 19 NST, các tế bào còn lại có 20 NST. Đây là dạng đột biến:

A. đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ.

B. lệch bội, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.

C. lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.

D. đa bội chẵn, được phát sinh trong phân bào nguyên phân.

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ?

A. chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN.

B. chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.

C. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

D. sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.

Câu hỏi 25 :

Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này:

A. Có 300 chu kì xoắn

B. Có 750 xitôzin (X)

C. Có 600 ađênin (A)

D. Dài 4080 Å

Câu hỏi 27 :

Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì:

A. đột biến lặn không có alen trội tương ứng.

B. đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp.

C. đột biến trội ở trạng thái dị hợp.

D. đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.

Câu hỏi 30 :

Khi nói về điểm khác nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, điều nào sau đây không đúng?

A. đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử còn đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào.

B. đột biến gen xảy ra với tần số cao hơn và phổ biến hơn đột biến NST.

C. đột biến gen hầu hết đều có hại còn đột biến NST thì tất cả đều có lợi.

D. đột biến gen hầu hết là lặn, còn tất cả các đột biến NST đều là đột biến trội.

Câu hỏi 31 :

Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?

A. bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp Xêrin.

B. bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp Phêninalanin.

C. bộ ba 5’UUA3’ ; 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp Lơxin.  

D. bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp Mêtionin và mở đầu dịch mã.

Câu hỏi 35 :

Trường hợp nào sau đây, đời con sinh ra là kết quả của quá trình dị đa bội?

A. AABB x aabb -> AAaaBBbb

B. AABB x DDEE -> AABBDDEE

C. AABB x DDEE -> ABDE

D. AABB x aabb -> AaBb

Câu hỏi 36 :

Ở operôn Lactozơ, khi có đường lactozơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì:

A. lactozơ gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.

B. lactozơ gắn với enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này.

C. lactozơ gắn với protein điều hòa làm kích hoạt tổng hợp protein.

D. lactozơ gắn với chất ức chế làm cho chất ức chế bị bất hoạt.

Câu hỏi 37 :

Trong quá trình dịch mã, thực chất của sự hoạt hóa axit amin(aa) là:

A. kích hoạt aa và gắn đặc hiệu vào3’OH của tARN nhờ enzim đặc hiệu.

B. gắn aa vào tARN nhờ enzim nối ligaza.

C. gắn aa vào tARN ở đầu 5’OH của tARN.

D. sử dụng năng lượng ATP để kích hoạt aa và gắn vào đầu 5’của tARN.

Câu hỏi 39 :

Một gen có chiều dài 4080Åvà 900 ađênin, sau khi bị đột biến chiều dài của gen vẫn không đổi nhưng số liên kết hiđrô là 2703. Loại đột biến đã phát sinh:

A. mất một cặp nuclêôtit.

B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. thay thế một cặp nuclêôtit.

D. thay thế 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK