Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đội Cấn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Đội Cấn

Câu hỏi 1 :

Nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc của diệp lục?

A. Hg.  

B. Niken. 

C. Kali.

D. Nitơ.

Câu hỏi 3 :

Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?

A. Glucozơ. 

B. Axit amin.

C. Vitamin.

D. Nuclêôtit.

Câu hỏi 4 :

Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp nào?

A. lai tế bào xoma.

B. lai khác dòng.

C. nuôi cấy hạt phấn.

D. nuôi cấy mô.

Câu hỏi 5 :

Loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?

A. ADN.

B. mARN.

C. tARN.

D. rARN. 

Câu hỏi 6 :

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến đa bội.

C. Đột biến đảo đoạn.

D. Đột biến lặp đoạn. 

Câu hỏi 7 :

Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là gì?

A. phân bố ngẫu nhiên.

B. phân bố theo nhóm.

C. phân bố đồng đều.

D. phân tầng. 

Câu hỏi 9 :

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới. 

B. Quần xã đồng rêu hàn đới.

C. Quần xã đồng cỏ.

D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây. 

Câu hỏi 10 :

Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1? 

A. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)

B. \(\frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{aB}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)

C. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)

D. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)

Câu hỏi 11 :

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là gì?

A. Địa lí – sinh thái.

B. Hình thái.

C. Sinh lí – hóa sinh.

D. Cách li sinh sản. 

Câu hỏi 13 :

Sinh vật biến đổi gen không đuợc tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. 

B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

C. Lai hữu tính giữa các cá thể cùng loài.

D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen

Câu hỏi 14 :

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài.

D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí. 

Câu hỏi 15 :

Mối quan hệ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh?

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá. 

B. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

C. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.

D. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

Câu hỏi 16 :

Thực vật phát sinh ở kỉ nào?

A. Kỉ Ocđôvic.

B. Kỉ Silua.

C. Kỉ Phấn trắng.

D. Kỉ Cambri.

Câu hỏi 18 :

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm loài, thời gian và điều kiện của môi trường sống.

D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

Câu hỏi 20 :

Một tính trạng chịu sự chi phối của hai hay nhiều gen gọi là gì?

A. phân li độc lập.

B. liên kết gen.

C. hoán vị gen.

D. tương tác gen.

Câu hỏi 23 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì luới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu hỏi 24 :

Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.

C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.

D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.

Câu hỏi 25 :

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến

A. hoán vị gen.

B. đột biến đảo đoạn.

C. đột biến lặp đoạn.

D. đột biến chuyển đoạn.

Câu hỏi 27 :

Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di – nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.

C. Di – nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.

D. Di – nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

Câu hỏi 30 :

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lặp đoạn. 

B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

C. Đột biến đảo đoạn. 

D. Đột biến mất đoạn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK