Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Gò Công Đông

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Gò Công Đông

Câu hỏi 2 :

Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống:

A. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hóa học

B. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen

C. Loại bỏ những cá thể không mong muốn

D. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã ở sinh vật nhân sơ.

A. Chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn để tổng hợp ARN

B. Sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron

C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

D. Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã

Câu hỏi 5 :

Một gen tổng hợp một phân tử protein có 498 aa, trong gen có tỉ lệ A/G  = 2/3. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến:

A. Thay thế hai cặp A – T ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp G – X

B. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X

C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T

D. Thay thế hai cặp G – X ở hai bộ ba kế tiếp bằng hai cặp A – T

Câu hỏi 8 :

Các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau khi nào?

A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng

B. Các cặp tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và số cá thể đem phân tích phải đủ lớn

C. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau

D. Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng và di truyền trội lặn hoàn toàn

Câu hỏi 9 :

Theo mô hình Operon Lac nếu có một đột biến mất một đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã

A. Đột biến làm mất gen điều hòa

B. Đột biến làm mất một gen cấu trúc

C. Đột biến làm mất vùng vận hành

D. Đột biến làm mất vùng khởi động

Câu hỏi 12 :

Cơ quan nào sau đây tương đồng với tay người

A. Cánh chim

B. Cánh bướm

C. Cánh côn trùng

D. Vây ngực của cá chép

Câu hỏi 13 :

Quá trình nào sau đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen

A. Dịch mã tổng hợp protein

B. Tự nhân đôi của ADN

C. Phiên mã tổng hợp ARN

D. Cả ba quá trình trên

Câu hỏi 14 :

Đối với y học di truyền học có vai trò gì?

A. Tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị cho một số bệnh tật di truyền bẩm sinh trên người

B. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chuẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người

C. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chuẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tật bẩm sinh trên người D.  GIẢI THÍCH Đáp án A

D. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến

Câu hỏi 15 :

Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ, đại nào dưới đây?

A. Kỉ phấn trắng thuộc đại Trung sinh

B. Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh

C. Kỉ jura thuộc đại Trung sinh

D. Kỉ than đá thuộc đại Cổ sinh

Câu hỏi 16 :

Xét các nhân tố tiến hóa1. Đột biến      

A. 1,2,3,4,5

B. 1,3,4,5

C. 1,4,5

D. 1,2,3

Câu hỏi 17 :

Theo Dacuyn kết quả của CLTN sẽ dẫn tới điều gì?

A. Xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính

B. Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài

C. Hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường

D. Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể trong thích nghi nhất

Câu hỏi 18 :

Theo Dacuyn kết quả của CLTN sẽ dẫn tới điều gì?

A. Xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính

B. Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài

C. Hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường

D. Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể trong thích nghi nhất

Câu hỏi 21 :

Một quần thể có thành phần kiểu gen 30%AA : 70% aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Quần thể này có tính đa hình về di truyền rất thấp

B. Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc loài sinh sản vô tính

C. Khi điều kiện sống thay đổi quần thể này dễ bị tuyệt chủng

D. Đây là quần thể của một loài giao phối

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?

A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng

B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ

C.  Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ

D. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ

Câu hỏi 24 :

Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, cấu trúc về thành phần loài của quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài trong đó và một số đặc tính sinh học quan trọng khác sẽ thay đổi. Điều nào dưới đây là sai?

A. Các cá thể thành thục sinh dục sớm hơn

B. Số lượng loài trong quần xã tăng lên

C. Kích thước của các quần thể giảm đi

D. Quan hệ sinh học giữa các loài trong quần xã bớt căng thẳng

Câu hỏi 25 :

Sự thích nghi của động vật hằng nhiệt đới với điều kiện khô nóng được thể hiện là:

A. Giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc

B. Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc

C. Giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc

D. Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng

Câu hỏi 26 :

Cho quả bí tròn lai với quả bí tròn được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có 56,25% quả dẹt : 37,5% quả tròn : 6,25% quả dài. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen qui định

B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ

C. Có hiện tượng di truyền liên kết gen

D. Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp các giao tử

Câu hỏi 27 :

Nguyên nhân dẫn tới mỗi alen phân li về một giao tử là gì?

A. Do các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau

B. Do trong tế bào gen tồn tại theo cặp alen

C. Tất cả các đáp án

D. Do các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng phân li về hai cực tế bào  

Câu hỏi 33 :

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế nào?

A. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã

B. Phiên mã và dịch mã

C. Nhân đôi ADN và dịch mã

D. Nhân đôi ADN và phiên mã

Câu hỏi 34 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về bằng chứng tế bào?

A. Gai của hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng

B. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự

C. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay

D. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau

Câu hỏi 37 :

Tần số tương đối của một alen trong quần thể tại một thời điểm xác định được tính bằng tỉ lệ nào?

A. Tỉ lệ giữa số kiểu gen được xét trên tổng số gen trong quần thể

B. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể

C.  Tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen của một cá thể

D. Tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen trong quần thể

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK