Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Vĩnh Kim

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Vĩnh Kim

Câu hỏi 1 :

Tỷ lệ 1:1:1:1 không thể xuất hiện trong phép lai thuộc quy luật di truyền

A. Quy luật tương tác bổ trợ

B. Quy luật liên kết hoàn toàn

C. Quy luật phân ly độc lập

D. Quy luật di truyền ngoài nhân

Câu hỏi 5 :

Biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của phân tử ADN:

A. A liên kết với U bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro

B. T liên kết với A bằng 2 liên kết hydro, X liên kết với G bằng 3 liên kết hydro

C. A liên kết với T bằng 3 liên kết hydro, G liên kết với U bằng 3 liên kết hydro

D. X liên kết với A bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với T bằng 3 liên kết hydro

Câu hỏi 6 :

Quá trình phiên mã xảy ra ở giai đoạn nào?

A. Kỳ đầu của nguyên phân

B. Kỳ giữa của nguyên phân

C. Kỳ trung gian của nguyên phân

D. Kỳ cuối của nguyên phân

Câu hỏi 7 :

Dạng đột biến gen là đột biến dịch khung?

A. Thay thế cặp AT thành cặp GX

B. Thay thế 2 cặp AT thành 2 cặp TA

C. Mất 3 cặp nucleotide trong 1 triplet

D. Mất 1 cặp nucleotide trong 1 triplet

Câu hỏi 8 :

Hình ảnh dưới đây mô tả một bằng chứng tiến hóa:

A. Đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp

B. Bằng chứng này phản ánh tiến hóa hội tụ

C. Bằng chứng này cho thấy các loài này có tổ tiên chung

D. Sự khác nhau trong cấu tạo một số nét cho thấy chúng có tổ tiên chung

Câu hỏi 9 :

Thông thường, ta có thể phân biệt nhanh hai cá thể khác loài nhờ sử dụng tiêu chuẩn:

A. Di truyền

B. Hình thái

C. Sinh lý

D. Địa lý – sinh thái

Câu hỏi 12 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của hướng động đối với cơ thể thực vật là gì?

A. Giúp cơ thể thực vật phát triển mạnh

B. Giúp thực vật thích nghi với môi trường

C. Giúp thực vật tăng trưởng chiều cao so với các cá thể thực vật khác để cạnh tranh nguồn sống

D. Tạo nhiều sản phẩm quang hợp, hô hấp hơn

Câu hỏi 13 :

Sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do đâu?

A. Kết quả tác động qua lại giữa môi trường xung quanh và cấu tạo, cấu trúc của sinh vậ

B. Áp lực từ dưới đẩy sinh vật lên trên theo định luật vật lí

C. Sự kết hợp giữa khối lượng của cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên

D. Sinh vật thủy sinh bơi lên lớp nước bề mặt

Câu hỏi 14 :

Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản

B. Trong mỗi quần xã, các sinh vật luôn tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống

C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài

D. Sự phân tầng trong quần xã giúp các loài khác nhau giảm cạnh tranh và khai thác môi trường tốt hơn

Câu hỏi 15 :

Cấu trúc nào chỉ ra dưới đây không xuất hiện trong bao noãn của một hoa điển hình?

A. Noãn bào

B. Tế bào đối cực

C. Vòi nhụy

D. Tế bào đơn bội

Câu hỏi 16 :

Trong số các hormon chỉ ra dưới đây, những hormon nào có tác dụng chi phối sự sinh trưởng và phát triển ở người?

A. Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Giberelin, Ostrogen

B. Hormon sinh trưởng (GH), Juvenin, Ostrogen, Testosteron

C. Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Ostrogen, Testosteron

D. Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Ostrogen, Testosteron, Ecdixon

Câu hỏi 17 :

Ở tuổi dậy thì, sản lượng testosteron ở nam giới bắt đầu gia tăng, việc tăng nồng độ hormon này trong máu dẫn tới:

A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh progesteron

C. Giảm ức chế vùng dưới đồi sản sinh GnRH

D. Kích thích tùy trước tuyến yên tiết FSH, LH

Câu hỏi 20 :

Sự thích nghi của động vật làm tăng xác suất xảy ra hiện tượng thụ tinh thể hiện qua quá trình:

A. Đẻ trứng và trứng có vỏ cứng được cấu tạo từ canxi cacbonat

B. Sản sinh ra một lượng rất lớn trứng và tinh trùng sau đó giải phóng ra bên ngoài môi trường và sự kết hợp giao tử xảy ra ngẫu nhiên

C. Hình thành cơ chế thụ tinh trong, chuyển trực tiếp giao tử đực vào bên trong cơ thể con cái

D. Xảy ra hiện tượng đẻ con và chăm sóc con non đến lúc trưởng thành

Câu hỏi 21 :

Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể

B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt

C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể

Câu hỏi 22 :

Hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật có thể được giải thích trên cơ sở của:

A. Sự vận chuyển phân cực của Auxin từ chồi đỉnh xuống rễ, hormon này ức chế sự phát triển của chồi bên và duy trì sự phát triển của chồi đỉnh

B. Sự tham gia của GA vào quá trình kéo dài ngọn nhưng kìm hãm sự phát triển của chồi bên

C. Hàm lượng cao của AAB trong các chồi bên dẫn tới sự ức chế quá trình phát triển của các chồi bên, duy trì các chồi bên ở trạng thái ngủ

D. Tương quan giữa hormon GA và hormon cytokinin làm tăng tốc độ phát triển của ngọn và ức chế sự phát triển của chồi bên

Câu hỏi 24 :

Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa:

A. Cho phép máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tim vào hệ mạch và từ hệ mạch đi vào tim qua tĩnh mạch

B. Phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau

C. Tạo ra áp lực co thắt mạnh cho cả hai vòng tuần hoàn để đẩy máu đi từ tim đến động mạch vốn có đường kính nhỏ

D. Lực co thắt ở mỗi tâm thất khác nhau nên bù trừ được cho nhau và tiết kiệm năng lượng

Câu hỏi 25 :

Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:

A. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng

B. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất

C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể

D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình

Câu hỏi 26 :

Theo quan niệm hiện đại, vai trò của ngẫu phối thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Là nhân tố quyết định sự hình thành các kiểu gen thích nghi và do đó là nhân tốt quyết định tốc độ và chiều hướng của quá trình tiến hóa

B. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể, từ đó tạo ra sự đa hình cân bằng di truyền trong quần thể

C. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể từ đó tạo ra nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc

D. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá đồng thời trung hòa các đột biến lặn có hại trong quần thể dưới dạng thể dị hợp, phát tán các đột biến ra khắp quần thể

Câu hỏi 27 :

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì như thế nào?

A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên

B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố

C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên

D. hoàn toàn khác nhau về hình thái

Câu hỏi 28 :

Cơ chế nào dẫn đến việc truyền xung thần kinh khi bóng chứa chất trung gian thần kinh được giải phóng vào khe synapse?

A. Sự thay đổi tính thấm của màng sau synapse đối với ion Ca2+ làm xuất hiện xung thần kinh mới

B. Các chất trung gian thần kinh đóng vai trò là nhân tố kích thích quá trình phiên mã của tế bào sau synapse

C. Chất trung gian được hấp thu vào tế bào thần kinh tiếp theo và tạo ra xung thần kinh mới

D. Chất trung gian tác động lên thụ thể màng sau synapse, thay đổi tính thấm của màng đối với các ion phù hợp từ đó dẫn đến sự lan truyền xung thần kinh ở tế bào tiếp theo

Câu hỏi 32 :

Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là KHÔNG đúng?

A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%

B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%

C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%

D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%

Câu hỏi 35 :

Sau khi quá trình thụ phấn và thụ tinh trên hoa được thực hiện, sự phát triển tiếp theo được thể hiện qua hiện tượng:

A. Phần lớn các trường hợp, cánh hoa tiếp tục phát triển thành một bộ phận của quả và có tác dụng bao bọc, tạo vỏ quả

B. Noãn thụ tinh sẽ phát triển thành hạt, tế bào 3n tạo thành nội nhũ, ở một số loại hạt không có nội nhũ

C. Các tế bào đối cực, tế bào kèm sau quá trình thụ tinh sẽ phát triển thành vỏ hạt nên gọi là hạt kín

D. Thường thì các hạt có nội nhũ là cây một lá mầm, còn cây không nội nhũ là cây hai lá mầm, các hạt không có nội nhũ thì không dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt

Câu hỏi 38 :

Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến nào là đột biến điểm?

A. Mất 1 cặp nucleotide

B. Thay đổi 1 đoạn gồm 1 gen trên NST

C. Lặp 1 đoạn trình tự gen

D. Lặp thêm 1 gen mới trên NST

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK