Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề ôn tập Chương 1,2-Sinh thái Sinh 12 năm 2021-Trường THPT Hà Nội

Đề ôn tập Chương 1,2-Sinh thái Sinh 12 năm 2021-Trường THPT Hà Nội

Câu hỏi 1 :

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:(1) Môi trường chưa có sinh vật.

A. (1), (4), (3), (2).

B. (1), (3), (4), (2).

C. (1), (2), (4), (3).

D. (1), (2), (3), (4).

Câu hỏi 4 :

 Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu hỏi 5 :

Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự thay đổi ra sao?

A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.

B. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.

C. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D. Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu hỏi 6 :

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

D. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

Câu hỏi 7 :

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong diễn thế nguyên sinh, càng về giai đoạn sau thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài đều tăng.

B. Con người là nguyên nhân chủ yếu bên trong gây ra diễn thế sinh thái.

C. Sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường.

D. Kết thúc diễn thế thứ sinh luôn hình thành quần xã ổn định.

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái

A. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

C. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

D. Trong diễn thế sinh thái, các quẩn xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

Câu hỏi 13 :

Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

A. Sự cộng sinh giữa các loài.

B. Sự phân huỷ.

C. Quá trình diễn thế.

D. Sự ức chế - cảm nhiễm.

Câu hỏi 15 :

Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

A. hợp tác.

B. kí sinh – vật chủ.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu hỏi 18 :

Chấy hút máu trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?

A. Hợp tác.

B. Kí sinh – vật chủ.

C. Hội sinh.

D. Cộng sinh.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu hỏi 22 :

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn.

C. Hải quỳ và cua.

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.

Câu hỏi 24 :

Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.

A. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn

B. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé

C. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn

D. Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn

Câu hỏi 25 :

Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

A. Khi nhiệt độ xuống dưới 8ºC số lượng ếch nhái giảm mạnh.

B. Số lượng cá cơm vùng biển Peru biến động khi có dòng nước nóng chảy qua.

C. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.

D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Câu hỏi 26 :

Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là gì?

A. mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.

B. kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.

C. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. cấu trúc tuổi của quần thể.

Câu hỏi 27 :

Số lượng cá thể của quần thể biến động là do đâu?

A. quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh.

B. điều kiện môi trường thay đổi có tính chu kì.

C. các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.

D. những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.

Câu hỏi 33 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thề sinh vật?

A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

B. Khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

Câu hỏi 34 :

Nếu kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì quần thể ra sao?

A. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm xuống nên số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng

B. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài khốc liệt hơn

C. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hôi gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm lượng cá thể của quần thể tăng nhanh chóng

D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm

Câu hỏi 35 :

Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.

B. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.

D. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu hỏi 36 :

Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.

A. Quần thể voi rừng

B. Quần thể chuột thảo nguyên.

C. Quần thể ngựa vằn.

D. Quần thể trâu rừng.

Câu hỏi 37 :

Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở điều gì?

A. Khoảng không gian sống mà quần thể chiếm cứ để phục vụ cho các hoạt động sống của mình.

B. Độ đa dạng của vốn gen mà quần thể có được do sự tích lũy thông tin di truyền qua một khoảng thời gian dài.

C. Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể sinh vật.

D. Tương quan về tỷ lệ cá thể của quần thể với các loài khác có mặt trong cùng một sinh cảnh.

Câu hỏi 38 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

Câu hỏi 40 :

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?

A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

C. nguồn sống của môi trường không đủ cho sự phát triển của quần thể.

D. kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK