Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân

Câu hỏi 5 :

Phương pháp tạo giống nào dưới đây có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật?

A. Gây đột biến

B. Sử dụng công nghệ gen

C. Dung hợp tế bào trần

D. Nhân bản vô tính

Câu hỏi 6 :

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là:

A. Tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch→ tim.

B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

C. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.

Câu hỏi 8 :

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn.

C. Hải quỳ và cua.

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.

Câu hỏi 9 :

Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là:

A. Nòi địa lí.

B. Nòi sinh thái.

C. Cá thể.

D. Quần thể.

Câu hỏi 10 :

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

A. Tạo giống dâu tằm tam bội.

B. Tạo giống cừu sản xuất prôtêin người.

C. Tạo cừu Đôly.

D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.

Câu hỏi 11 :

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non

B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.

C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.

D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.

Câu hỏi 12 :

Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là:

A. Phân bố ngẫu nhiên.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố đồng đều.

D. Phân tầng.

Câu hỏi 13 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế

B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng

D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã

Câu hỏi 14 :

Một gen dài 3332 A0 và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng

A. Gen có 316 nuclêôtit loại G và 664 nuclêôtit loại A

B. Ở Mạch đơn thứ hai của gen có 517 nuclêôtit loại A

C. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường phải cung cấp 948 nuclêôtit loại X

D. Ở mạch đơn thứ hai của gen, số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại X

Câu hỏi 15 :

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.

B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.

C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.

Câu hỏi 16 :

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí.

B. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang.

C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.

D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.

Câu hỏi 17 :

Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:

A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.

B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.

C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.

D. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể.

Câu hỏi 18 :

Ở người, alen H qui định máu đông bình thường, alen h qui định máu khó đông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.

B. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.

C.

Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.

D. Mẹ XHXH, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.

Câu hỏi 20 :

Có những đột biến gen trội gây chết nhưng vẫn được di truyền và tích luỹ cho đời sau vì:

A. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.

B. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen lặn có lợi.

C. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen trội có lợi.

D. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.

Câu hỏi 26 :

Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Quá trình dịch mã của sinh vật nhân sơ không có sự tham gia của ribôxôm

B. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã diễn ra ở trong nhân tế bào.

C. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.

D. Ở gen phân mảnh, quá trình phiên mã chỉ diễn ra ở những đoạn mang mã hoá (êxôn).

Câu hỏi 30 :

Tính theo lý thuyết, quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. 100% aa.

B. 50%AA: 50%aa.

C. 100% Aa.

D. 30%AA : 70%aa.

Câu hỏi 31 :

Các nhân tố môi trường ảnh hưởng nhiều mặt đến hô hấp tùy thuộc vào giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển cá thể là

A. Nước, nhiệt độ, O2, CO2

B. Nước, CO2, độ pH, ánh sáng

C.  Nước, nhiệt độ, Oxi, độ pH

D. Oxi, CO2, ánh sáng, nhiệt độ.

Câu hỏi 32 :

Số lượng phân tử CO2 được tạo ra trong chất nền của ti thể qua hô hấp từ 3 phân tử glucôzơ là:

A. 6 phân tử CO2

B. 18 phân tử CO2

C. 12 phân tử CO2

D. 16 phân tử CO2

Câu hỏi 34 :

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến đa bội.

C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. Đột biến chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 35 :

Khi nói về quá trình phiên mã, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung (A - U; T - A; G - X; X - G).

B. Xảy ra ở cả virut (có ADN dạng sợi kép), vi khuẩn và sinh vật nhân thực.

C. Cả hai mạch của gen đều làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã (tổng hợp ARN).

D. Trải qua 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK