Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Chu Trinh

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Chu Trinh

Câu hỏi 1 :

Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá bằng cách nào?

A. Gộp nhiều phản ứng trung gian thành phản ứng tổng quát.

B. Tạo nhiều phản ứng trung gian.

C. Phân tách cơ chất thành các hợp phần nhỏ.

D. Làm tăng nhiệt độ của các phản ứng.

Câu hỏi 2 :

Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’AXX3’ 

B. 5’UGA3’

C. 5’AGG3’

D. 5’AGX3’

Câu hỏi 7 :

Quá trình cố định nitơ của vi sinh vật là gì?

A.

Sự liên kết nitơ với hiđrô để hình thành NH3

B.

Sự liên kết nitơ phân tử với O2 để tạo thành NO3-

C.

Sự phân huỷ các chất hữu cơ có chứa nitơ thành NO3-

D. Sự phân huỷ các chất hữu cơ có chứa nhóm NH3 thành NH4+

Câu hỏi 8 :

Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tiết diện mạch.

B. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

C. Tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

D. Lưu lượng máu có trong tim.

Câu hỏi 9 :

Sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và giao tử (n + 1) có thể làm phát sinh thể dị bội nào dưới đây?

A. Thể bốn nhiễm

B. Thể bốn nhiễm kép

C. Thể một nhiễm kép

D. Thể ba nhiễm

Câu hỏi 12 :

Ở pha tối của thực vật C4 diễn ra như thế nào?

A. Chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin

B. Chu trình Canvin xảy ra trước chu trình C4

C. Chu trình C4 và chu trình Canvin xảy ra đồng thời

D. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ quang hợp của cây

Câu hỏi 13 :

Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A. CO vàATP

B. Năng lượng ánh sáng

C. Nước và O2

D. ATP và NADPH

Câu hỏi 15 :

Điểm giống nhau giữa quang hợp thực vật C4 và CAM là gì?

A. Trong cả 2 trường hợp chỉ quang hệ I được sử dụng

B. Cả 2 đều tạo đường, nhưng không có chu trình Canvin tham gia

C. Trong cả 2 trường hợp rubisco không được sử dụng để cố định cacbon ban đầu

D. Cả 2 loại thực vật đều tạo đường trong tối

Câu hỏi 17 :

Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?

A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể

B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

C.

Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp

D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại

Câu hỏi 18 :

Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?

A. Tổng hợp axetyl-coA.

B. Chuỗi chuyền điện tử electron.

C. Đường phân.

D. Chu trình Crep.

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?

A. Có ít nhất một loài có lợi.

B. Hai loài có kích thước cơ thể tương đương nhau.

C. Một loài luôn có hại.

D. Chỉ xảy ra khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau.

Câu hỏi 21 :

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cạnh tranh cùng loài có thể sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ sinh sản của quần thể.

B. Cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường cung cấp đủ nguồn sống.

C. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp sức chứa của môi trường.

D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân làm cho loài bị suy thoái và có thể dẫn tới diệt vong.

Câu hỏi 22 :

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.

B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.

C. Song song với quá trình diễn thế sẽ kéo theo sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.

Câu hỏi 23 :

Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ờ mạch mã hóa là: 5’- ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT- 3’. Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?

A. 3’-UAX XAG AAXAAU GXG XXX UUA- 5'

B. 5’-UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA-3'

C. 3’-AUG GUX UUG UUA XGX GGG AAU-5'

D. 5’-AUG GUX UUG UUAXGX GGG AAU-3’.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

B. Bậc dinh dưỡng cẩp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.

D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn.

Câu hỏi 30 :

Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì sao?

A. Đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.

B. Giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.

C. Trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%.

D. Tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.

Câu hỏi 31 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?

A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Câu hỏi 32 :

Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do đâu?

A. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.

B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau.

C. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng.

D. Sự trao đổi đoạn giữa hai cromatit thuộc các NST không tương đồng.

Câu hỏi 33 :

Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa gì?

A. Tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Lập bản đồ di truyền.

C. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt.

D. Cả A và B

Câu hỏi 34 :

Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường làm như thế nào?

A. Phân tích di truyền giống lai.

B. Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.

C. Lai phân tích.

D. Lai thuận nghịch.

Câu hỏi 35 :

Hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn không có ý nghĩa nào?

A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Lập bản đồ di truyền.

C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

D. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định.

Câu hỏi 36 :

Khi nói về hoán vị gen (HVG), phát biểu nào sau đây sai?

A. HVG có thể xảy ra ở cả hai giới 

B. HVG làm giảm biến dị tổ hợp

C. Ruồi giấm đực không xảy ra HVG

D. Tần số HVG không vượt quá 50%

Câu hỏi 37 :

Nhận định nào dưới đây về tần số hoán vị gen không đúng? 

A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.

B. Thể hiện lực liên kết giữa các gen

C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen

D. Không vượt quá 50%

Câu hỏi 38 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của tần số hoán vị gen? 

A. Tần số hoán vị gen được sử dụng làm cơ sở để lập bản đồ gen của nhiễm sắc thể.

B. Các gen trên nhiễm sắc thể có tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

C. Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể.

D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 39 :

Trong số các phát biểu về vấn đề hoán vị duới đây, phát biểu nào không chính xác?

A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp

B. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chi xảy ra ở giới cái mả không xảy ra ở giới đực.

C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.

D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK