Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu hỏi 1 :

Intron là thành phần không được tìm thấy trong cấu trúc gen của sinh vật nào sau đây?

A. Dễ trũi

B. Cây thông

C. Vi khuẩn lam

D. Nấm rơm

Câu hỏi 2 :

Khi nói về tiến hóa lớn, điều nào dưới đây là đúng?

A. Xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp

B. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

C. Làm phân hóa thành phần kiểu gen trong nội bộ loài

D. Hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành

Câu hỏi 4 :

Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã?

A. GAU, UAG, GAA

B. AUG, UAG, AGG

C. UAG, UAA, UGA

D. AGG, UGG, UGA

Câu hỏi 6 :

Các cấp độ xoắn của NST ở sinh vật nhân thực được sắp xếp theo đường kính tăng dần như thế nào?

A. sợi cơ bản– sợi siêu xoắn – crômatit – sợi chất nhiễm sắc

B. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – sợi siêu xoắn – crômatit

C. sợi chất nhiễm sắc – sợi cơ bản – sợi siêu xoắn – crômatit

D. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc– crômatit – sợi siêu xoắn

Câu hỏi 12 :

Một quần thể có tần số kiểu gen Aa là 20%, tần số alen A là 0,4. Hãy cho biết quần thể có thành phần kiểu gen như thế nào?

A. 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa

B. 0,2AA : 0,2Aa : 0,4aa

C. 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa

D. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa

Câu hỏi 13 :

Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE. Hỏi dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể đã xảy ra?

A. Đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST

B. Đảo đoạn NST và mất đoạn NST

C. Chuyển đoạn NST và lặp đoạn NST

D. Mất đoạn NST và chuyển đoạn NST

Câu hỏi 15 :

Đột biến nào dưới đây không phải là đột biến điểm?

A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit

B. Mất 3 cặp nuclêôtit

C. Thêm 1 cặp nuclêôtit

D. Mất 1 cặp nuclêôtit

Câu hỏi 16 :

Đột biến xôma là dạng đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào nào sau đây?

A. tế bào sinh dục sơ khai

B. tế bào sinh dưỡng

C. tế bào sinh dục chín

D. tế bào hợp tử

Câu hỏi 24 :

Tính trạng nào dưới đây là tính trạng chất lượng?

A. Màu lông của bò vàng Thanh Hóa

B. Hình dạng xoáy của chó Phú Quốc

C. Hàm lượng lipit của sữa bò

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu hỏi 26 :

Một gen sau đột biến điểm có số nuclêôtit không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô tăng lên, hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?

A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T

B. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

C. Mất một cặp G – X, thêm một cặp A – T

D. Thêm một cặp G - X

Câu hỏi 27 :

Vì sao vào kỳ giữa của nguyên phân, chúng ta có thể quan sát rõ nhất hình thái của NST?

A. Vì NST ở giai đoạn này gắn thêm các phân tử prôtêin nên có kích thước bề ngang lớn

B. Vì lúc này NST đã tự nhân đôi nên có đường kính lớn hơn

C. Vì ở giai đoạn này NST co và đóng xoắn cực đại

D. Vì ở giai đoạn này tất cả NST tập trung ở thoi phân bào

Câu hỏi 28 :

Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Làm giảm số lượng gen quy định các tính trạng của cơ thể

B. Gây chết hoặc giảm sức sống

C. Gây giảm bớt hoặc tăng cường sự biểu hiện tính trạng

D. Làm phân hóa kiểu gen trong nội bộ loài thành các nòi, các thứ

Câu hỏi 30 :

Nhân tố tiến hóa nào có thể giữ lại những alen có hại cho quần thể đồng thời có thể loại bỏ những alen có lợi?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu hỏi 31 :

Quần thể nào dưới đây không thay đổi về thành phần kiểu gen qua 1 thế hệ ngẫu phối?

A. 0,5AA : 0,5aa

B. 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa

C. 0,24AA : 0,48Aa : 0,28aa

D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa

Câu hỏi 34 :

Nhân tố tiến hóa nào dưới đây có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Di nhập gen

C. Giao phối không ngẫu nhiên

D. Các yếu tố ngẫu nhiên

Câu hỏi 35 :

Hội chứng di truyền nào dưới đây chỉ có ở nữ giới?

A. Hội chứng Patau

B. Hội chứng tiếng mèo kêu

C. Hội chứng Tơcnơ

D. Hội chứng Đao

Câu hỏi 36 :

Khi nói về cơ quan tương tự, điều nào dưới đây là đúng?

A. Tất cả phương án còn lại đều đúng

B. Cùng đảm nhiệm một chức năng

C. Có hình thái khác nhau

D. Có chung nguồn gốc phát sinh

Câu hỏi 37 :

Theo quan niệm của Đacuyn, đâu là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng?

A. Đột biến gen

B. Chọn lọc nhân tạo

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Các yếu tố ngẫu nhiên

Câu hỏi 38 :

Bước cuối cùng trong quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là gì?

A. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến

B. Tạo dòng thuần chủng

C. Đem lai hai dòng đột biến với nhau

D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

Câu hỏi 39 :

Phương pháp tạo giống nào dưới đây được áp dụng ở thực vật?

A. Gây đột biến gen

B. Dung hợp tế bào trần

C. Nuôi cấy hạt phấn

D. Các phương án còn lại đều đúng

Câu hỏi 40 :

Kĩ thuật nào dưới đây được thực hiện trong quy trình nhân bản cừu Đôly?

A. Đưa nhân của tế bào tinh trùng vào tế bào tuyến vú đã loại bỏ nhân

B. Đưa nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân

C. Đưa nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào tinh trùng đã loại bỏ nhân

D. Đưa nhân của tế bào trứng vào tế bào tuyến vú đã loại bỏ nhân

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK