Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học 40 câu trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 theo chủ đề năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

40 câu trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 theo chủ đề năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

Câu hỏi 1 :

Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào sau đây? 

A. Vận chuyển nước, ion khoáng.

B. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.

C. Hạ nhiệt độ cho lá.   

D. Cung cấp năng lượng cho lá.

Câu hỏi 2 :

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức: 

A. tiêu hóa nội bào.

B. tiêu hóa ngoại bào.

C. tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào. 

D. tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.

Câu hỏi 3 :

Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? 

A. Thỏ, bò, dê, ngựa. 

B. Thỏ, bò, dê, cừu. 

C. Trâu, bò, dê, ngựa.   

D. Trâu, bò, dê, cừu

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá? 

A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào trong lòng túi tiêu hóa và tiêu hóa nội bào bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa.

B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. 

C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào trong lòng túi tiêu hóa và tiêu hóa ngoại bào bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa. 

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi và nội bào trong lòng túi tiêu hóa.

Câu hỏi 5 :

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. 

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu hỏi 6 :

Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?(1): ABCD.EFGHABGFE.DCH                    (2): ABCD.EFGHAD.EFGBCH 

A. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 

D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.

Câu hỏi 7 :

Người bị hội chứng Đao thuộc dạng đột biến nào? 

A. Thể không nhiễm.                   

B. Thể một nhiễm. 

C. Thể ba nhiễm. 

D. Thể bốn nhiễm

Câu hỏi 8 :

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ nào sau đây? 

A. gen → mARN→protein → tính trạng.

B. gen → protein→ mARN → tính trạng.

C. mARN →  gen →protein → tính trạng. 

D. mARN→protein → gen → tính trạng.

Câu hỏi 10 :

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là: 

A. sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng.

C. sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua GP đưa đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen. 

D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu hỏi 11 :

Khi nói về liên kết gen và hoán vị gen phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Trong thực tế, ở động vật hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới.

B. Hoán vị gen và đột biến gen là hai hiện tượng không bình thường trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử.

C. Tần số hoán vị gen là khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể. 

D. Hoán vị gen xảy ra ở động vật phổ biến hơn ở thực vật.

Câu hỏi 13 :

Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều
cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? 

A.

Nuôi cấy hạt phấn.

B. Nuôi cấy mô

C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. 

D. Lai hữu tính.

Câu hỏi 15 :

Nhân tố sinh thái nào sau đây không chịu sự chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể? 

A. Khí hậu 

B. Cạnh tranh              

C. Dịch bệnh   

D. Vật ăn thịt

Câu hỏi 17 :

Trình tự nào sau đây mô tả đúng đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín? 

A. Tim → động mạch → tĩnh mạch→  mao mạch → tim.

B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim. 

D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.

Câu hỏi 19 :

Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ở người là: 

A. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

B. Miệngà dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.

C. Miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → hậu môn. 

D. Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.

Câu hỏi 21 :

Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: 

A. sự phân li độc lập của các tính trạng   

B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1                    

C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh 

D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân   

Câu hỏi 22 :

Điểm giống nhau giữa di truyền phân li độc lập và tương tác gen không alen:      

A. các gen không alen quy định các tính trạng khác nhau

B. các gen phân li độc lập            

C. nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng  

D. làm giảm biến dị tổ hợp

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể truyền trong công nghệ gen? 

A. Nếu không có thể truyền thì gen được chuyển sẽ nhân lên không kiểm soát trong tế bào nhận.

B. Thể truyền là cầu nối để gắn kết gen cần chuyển với hệ gen của tế bào nhận.

C. Thể truyền thực chất là phân tử ARN nhỏ có khả năng nhân đôi một cách độc lập. 

D. Trong quy trình tạo ADN tái tổ hợp, thể truyền và gen cần chuyển kết nối với nhau nhờ liên kết photphodieste.

Câu hỏi 25 :

Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc? 

A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.

B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. 

D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm nào sau đây không có trong hệ sinh thái tự nhiên? 

A. có độ đa dạng thấp.

B. có khả năng kéo dài thời gian.

C. Có tính ổn định cao. 

D. Không có tác động của con người.

Câu hỏi 28 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất? 

A. Những cá thể sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.

B. Quá trình hình thành nên chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học.

C. Axit nuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim. 

D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 29 :

Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới? 

A. Cách li địa lí có thể hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn tới sự cách li sinh sản. 

D. Cách li địa lý là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.

Câu hỏi 30 :

Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? 

A. Tâp hợp các con chim trong rừng U Minh.     

B. Tập hợp các cây gỗ trong rừng Cúc Phương.

C. Tập hợp các con cá trong hồ Tây.   

D. Tập hợp các con cá chép ở hồ Phú Ninh.

Câu hỏi 32 :

Một gen có chiều dài 5100A0, có số Nu loại A bằng 2/3 loại Nu khác, gen tái bản liên tiếp 4 lần. Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp là:

A. A = T = 9000 (Nu), G = X = 13500 (Nu).

B. A = T = 2400 (Nu), G = X = 3600 (Nu).

C. A = T = 9600 (Nu), G = X = 14400 (Nu). 

D. A = T = 18000 (Nu), G = X = 27000 (Nu).

Câu hỏi 35 :

Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ đời F1 thu được 510 cây thân cao, hoa đỏ: 240 cây thân cao, hoa trắng: 242 cây thân thấp, hoa đỏ: 10 cây thân thấp, hoa trắng. Kết luận nào sau đây không đúng? 

A. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa đỏ không thuộc 1 NST.

B. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa trắng cùng thuộc 1 NST.

C. Mỗi tính trạng nghiệm quy luật tương tác gen không alen. 

D. Hai tính trạng trên di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.

Câu hỏi 36 :

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là 

A. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.

B. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.

C. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. 

D. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK