Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Văn Linh lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Văn Linh lần 1

Câu hỏi 1 :

Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là 

A. Dạ cỏ

B. Dạ tổ ong

C. Dạ lá sách

D. Dạ múi khế

Câu hỏi 2 :

Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào 

A. Điều hoà hấp thụ nước và Na+ ở thận

B. Điều hoà hấp thụ K+ và Na+ ở thận

C. Điều hoà hấp thụ nước và K+ ở thận

D. Tái hấp thụ nước ở ruột già

Câu hỏi 3 :

Thế nước thấp nhất trong mạch gỗ là ở 

A. Lông hút

B. Mạch gỗ ở rễ

C. Quản bào ở thân

D.

Câu hỏi 4 :

Những cây mở khí khổng bao đêm và đóng suốt thời gian ban ngày có kiểu quang hợp 

A. C3

B. C4

C. CAM 

D. Bằng chu trình Canvin – Beson

Câu hỏi 12 :

Đặc trưng nào sau đây không đúng cho quần xã sinh vật? 

A. Sự phân tầng

B. Độ đa dạng

C. Mật độ

D. Quan hệ sinh dưỡng

Câu hỏi 19 :

Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) gồm 50% cây hoa tím: 50% cây hoa trắng. Qua tự thụ phấn, F3 có 67,5% cây đồng hợp lặn. Biết alen A quy định hoa tím, alen a quy định hoa trắng. Dự đoán nào sau đây không đúng? 

A. Thế hệ xuất phát (P) có 40% cây hoa tím có kiểu gen dị hợp

B. F2 có 65% cây hoa trắng

C. F3 có 27,5% cây hoa tím đồng hợp

D. F1 có 0,45% cây hoa tím

Câu hỏi 22 :

Trong vùng ôn đới, loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp nhất là   

A. Loài sống trong hang những kiếm ăn ở ngoài

B. Loài sống ở tâng nước rất sâu

C. Loài sống ở lớp nước tầng mặt

D. Loài sống trên mặt đất

Câu hỏi 28 :

Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên

B. Đột biến, biến động di truyền

C. Di -  nhập gen, chọn lọc tự nhiên

D. Đột biến, di -  nhập gen

Câu hỏi 31 :

Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể? 

A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.

B. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.

C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.

D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.

Câu hỏi 32 :

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất, vì mật độ có tính ổn định, ít thay đổi theo điều kiện sống.

B. Muốn xác định mật độ cá thể của quần thể thì phải dựa vào kích thước của quần thể và diện tích hoặc thể tích nơi cư trú của quần thể.

C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm mạnh, dưới mức trung bình và nguồn thức ăn dồi dào thì mức sinh sản của các cá thể tối đa để duy trì mật độ. 

D. Sự tăng mật độ cá thể của quần thể luôn dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.

Câu hỏi 33 :

Nhóm sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa NH+4  hoặc NO-3 thành axit amin? 

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật sản suất

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 

D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

Câu hỏi 36 :

Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, cố loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về: 

A. Sự phân li ổ sinh thái trong cùng một nơi ở

B. Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái

C. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài 

D. Mối quan hệ hợp tác giữa các loài

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK