Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi minh họa THPT QG năm 2020 môn Sinh - Bộ GD&ĐT

Đề thi minh họa THPT QG năm 2020 môn Sinh - Bộ GD&ĐT

Câu hỏi 1 :

Rễ cây hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây? 

A. N2.

B. N2O. 

C. NO.   

D. NH4+.

Câu hỏi 2 :

Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn? 

A. Ếch đồng. 

B. Cá chép.

C. Mèo.   

D. Thỏ.

Câu hỏi 3 :

Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã? 

A. ADN.

B. tARN. 

C. mARN.   

D. rARN.

Câu hỏi 5 :

Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST? 

A. Đảo đoạn NST.    

B. Mất đoạn NST.

C. Thêm 1 cặp nuclêôtit.    

D. Mất 1 cặp nuclêôtit.

Câu hỏi 6 :

Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ? 

A. Ti thể.   

B. Ribôxôm. 

C. Không bào.  

D. Lưới nội chất.

Câu hỏi 8 :

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen? 

A. aaBb.   

B. AaBb.  

C. Aabb.    

D. AAbb.

Câu hỏi 13 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể? 

A. Chọn lọc tự nhiên.      

B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.   

D. Đột biến.

Câu hỏi 14 :

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định? 

A. Đột biến.   

B. Di-nhập gen.   

C. Các yếu tố ngẫu nhiên. 

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 15 :

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở đại nào? 

A. Đại Tân sinh. 

B. Đại Trung sinh.

C. Đại Cổ sinh.      

D. Đại Nguyên sinh.

Câu hỏi 16 :

Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? 

A. Thành phần loài.  

B. Kích thước quần thể.              

C. Mật độ cá thể.  

D. Nhóm tuổi.

Câu hỏi 17 :

Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? 

A. Tập hợp voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.

B. Tập hợp các cây cỏ trên đồng cỏ.

C.

Tập hợp chim trong vườn bách thảo. 

D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu hỏi 18 :

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng? 

A. Thực vật.  

B. Nấm hoại sinh.

C. Vi khuẩn phân giải. 

D. Giun đất.

Câu hỏi 19 :

Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu 

A. ánh sáng. 

B. nước.  

C. các nguyên tố khoáng.  

D. không khí.

Câu hỏi 20 :

Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? 

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.  

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Sinh vật sản xuất.    

D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Câu hỏi 22 :

Thói quen nào sau đây có lợi cho người bị huyết áp cao? 

A. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học.

B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.

C.

Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. 

D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.

Câu hỏi 24 :

Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây? 

A. 2n - 1.

B. n.  

C. 2n + l.  

D. 3n.

Câu hỏi 26 :

Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của 1 quần thể? 

A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với 1 quần thể lân cận cùng loài.

C.

Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể. 

D. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể.

Câu hỏi 27 :

Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 50C đến 420C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 50C đến 420C được gọi là 

A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.  

B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu.     

D. giới hạn dưới về nhiệt độ.

Câu hỏi 31 :

Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m 

A. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.

B. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.

C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G + X) bằng nhau. 

D. luôn có chiều dài bằng nhau.

Câu hỏi 40 :

Cho phả hệ sau:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK