Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020 trường THPT Hoàng Hoa Thám

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020 trường THPT Hoàng Hoa Thám

Câu hỏi 8 :

Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ?

A. Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực.

B. Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion.

C. Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân.

D. Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.

Câu hỏi 9 :

Câu nào sau đây nói về dòng điện trong chất điện phân là đúng?

A. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía anôt, còn các ion dương đi về catôt.

B. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các êlectron đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.

C. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.

D. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía catôt, các ion dương đi về anôt.

Câu hỏi 10 :

Câu phát biểu nào sai?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.

B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.

C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.

D. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.

Câu hỏi 12 :

Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu hỏi 13 :

Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.

B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác

C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

Câu hỏi 14 :

Chọn câu phát biểu đúng.

A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó.

B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.

D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.

Câu hỏi 18 :

Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

A. Chúng phải có cùng điện dung.

B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.

C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.

D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng điện trong kim loại?

A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.

C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.

D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.

Câu hỏi 25 :

Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì

A. giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.

B. có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.

C. cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.

D. cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.

Câu hỏi 26 :

Chọn câu sai. Cảm ứng từ B tại một điểm M trong từ trường

A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.

B. phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.

C. phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

D. phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.

Câu hỏi 27 :

Công thức nào sau đây là đúng của định luật Fa-ra-đây?

A. \(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)

B. \(I = \frac{{m.F}}{{t.n.A}}\)

C. \(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)

D. \(m = F\frac{A}{n}I.t\)

Câu hỏi 28 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.  

B. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

C. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

Câu hỏi 29 :

Hai điện tích cùng dấu (cùng loại) khi đặt gần nhau sẽ

A. Đẩy nhau rồi sau đó hút nhau

B. Hút nhau rồi sau đó đấy nhau 

C. Đẩy nhau

D. Hút nhau

Câu hỏi 31 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nhiệt lượng tỏa ra của vật ?

A. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật

B. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.

Câu hỏi 32 :

Các kim loại đều

A. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.

B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.

C. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất không thay đổi.

D. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.

Câu hỏi 33 :

Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói dòng điện không đổi là dòng điện:

A. Có chiều thay đổi theo thời gian

B. Không đổi

C. Có cường độ không đổi theo thời gian

D. Có chiều không đổi theo thời gian

Câu hỏi 34 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng về tác dụng của dòng điện?

A. Dòng điện có tác dụng hóa học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

B. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

C. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

D. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

Câu hỏi 35 :

Khi đường kính của khối kim loại đồng chất tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại

A. giảm 4 lần 

B. giảm 2 lần

C. tăng 2 lần  

D. tăng 4 lần

Câu hỏi 37 :

Chọn phát biểu sai. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. Tỉ lệ thuận với điện trở

B. Tỉ lệ thuận với thời gian.   

C. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.

D. Tỉ lệ nghịch với điện trở.

Câu hỏi 40 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật

B. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK