Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khoa xã hội Bộ đề 5 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!

Bộ đề 5 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là

A. Chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản

B. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính

C. Chính phủ cộng hòa tư sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản

D. Chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng

Câu hỏi 2 :

Phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 đã tập hợp đông dảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống

A. bọn phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít

B. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. thực dân Pháp và phát xít Nhật

D. thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai

Câu hỏi 3 :

Theo hiệp ước Giáp Tuất (1874) được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp

A. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

B. được ở lại Hà Nội

C. được ở lại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

D. chỉ được đóng tại một số địa điểm nhất định

Câu hỏi 4 :

Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là

A. phe Trục

B. phe Liên minh

C. phe Hiệp ước

D. phe Đồng minh

Câu hỏi 5 :

Năm 1993, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nổi bật nào?

A. Ban bố Hiến pháp, chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

B. Tiến hành cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên.

C. Neuxơn Manđêla được bầu làm Tổng thống

D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn.

Câu hỏi 7 :

Những ngành nào được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường

B. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su

C. Kinh doanh ngân hàng

D. Xây dựng đường sắt, đường thủy, đường bộ

Câu hỏi 8 :

Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là

A. Sài Gòn

B. Hà Nội

C. Hải Dương

D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng

Câu hỏi 9 :

Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là

A. thành lập đội quân viễn chinh và bổ nhiệm Cao ủy Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng

B. xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tin mừng ngày độc lập (2-9-1945).

C. cho quân quấy nhiễ, ngăn cản Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946).

D. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945).

Câu hỏi 10 :

Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở

A. Tây Ninh và Đông Nam Bộ

B. các thành phố lớn ở miền Nam

C. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên và ven biển miền Trung

Câu hỏi 11 :

Nội dung Hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm

A. ranh giới phân chia vĩnh viễn lãnh thổ hai miền Nam – Bắc Việt Nam

B. ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam.

C. giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến

D. ranh giới phân chia hai quốc gia riêng biệt

Câu hỏi 12 :

Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là

A. gạo, cà phê và thủy sản

B. gạo, hàng dệt may và nông sản

C. gạo, cà phê và điều

D. gạo, hàng dệt may và thủy sản

Câu hỏi 13 :

Người có công đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là

A. H.Truman

B. D.Aixenhao

C. Ph.Rudơven

D. G.Kennơđi.

Câu hỏi 14 :

Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định

B. Nguyễn Trung Trực

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu hỏi 15 :

Năm 1956, Nhật Bản đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực đối ngoại?

A. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật

B. Kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, là thành viên của Liên hợp quốc

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu

Câu hỏi 16 :

Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau về chủ trương của ta trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954?

A. những khu vực ….. tiêu diệt địch ….. tăng quân

B. những hướng quan trọng về chiến lược ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch….. bị động phân tán lực lượng

C. những hướng chiến lược ….. tiêu hoa sinh lực địch….. rút lui

D. những khu vực ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ….. bị động phân tán

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạnh suy thoái cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng

B. Liên Xô chậm sửa đổi và thích ứng với tình hình mới

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 18 :

Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp

C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực – ASEAN

D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava là

A. tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu

B. tăng cường sức mạnh phòng thủ của các nước XHCN ở châu Âu

C. đối phó với khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu

D. đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu

Câu hỏi 20 :

Trong phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925, sự kiện nào theo khuynh hướng vô sản?

A. Thành lập Đảng Thanh niên

B. Vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

C. Bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son

D. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh

Câu hỏi 21 :

Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là gì?

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày

C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình

D. Chống đế quốc phát xít, chống phong kiến.

Câu hỏi 22 :

Nguyên nhân thực dân Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp với Trung Hoa Dân quốc đầu năm 1046 là gì? 

A. Nhượng bộ với Trung Hoa Dân quốc để chia sẻ quyền lời ở miền Nam Trung Quốc

B. Muốn thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam

C. Muốn bắt tay với quân Trung Hoa Dân quốc để lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

D. Sự chỉ phối của các nước đứng đầu phe Đồng minh (Mĩ, Liên Xô).

Câu hỏi 23 :

Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961 – 1965 là 

A. chính quyền và quân đội Sài Gòn

B. cố vẫn Mĩ

C. quân đội viễn chinh Mĩ

D. quân các nước đồng minh của Mĩ

Câu hỏi 24 :

Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) của nước ta là gì?

A. Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

C. Sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu

D. Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu).

Câu hỏi 25 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt bắt thu – đông năm 1947 của quân dân ta là gì?

A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

B. Là cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi.

C. Chứng tỏ quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch

D. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới

Câu hỏi 26 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc

B. góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc

C. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền

D. có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến cách mạng Lào và Campuchia

Câu hỏi 27 :

Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là

A. Mặt trận Liên Việt

B. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu hỏi 28 :

Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được “tôi luyện” và có lãnh tụ thiên tài

B. CNXH dần dần trở thành hệ thống thế giới

C. Phong trào đáu tranh đòi dân chủ ở các nước tư bản phát triển.

D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao

Câu hỏi 29 :

Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, để đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, sách lược của Đảng là

A. hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam

B. hòa hoãn với quân Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc

C. tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp

D. tiếp tục hòa hoãn, nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc

Câu hỏi 30 :

Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận ?

A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

B. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về châu Á

C. Hội nghị Pốtxđam năm 1945

D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam

Câu hỏi 31 :

Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh trong những năm 1950 – 1973 là

A. áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

B. Nhà nước có vai trò rất to lớn trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế

C. ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng rất thấp, chủ yếu đầu tư cho phát triển kinh tế.

D. tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu

Câu hỏi 32 :

Điểm khác của Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là

A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng

B. chủ yếu ra giữa các cường quốc trên thế giới

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường (Mĩ và Liên Xô).

D. các nước tham gia đều phải tiêu tốn nhiều tiền của để chạy đua vũ trang

Câu hỏi 33 :

Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Cao su và than là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

B. Thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về hai mặt hàng này

C. Tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận lâu dài

D. Đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ở Đông Dương

Câu hỏi 34 :

Ý nào không phản ánh đúng thực chất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

B. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ

C. Kết hợp mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn

D. Nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Câu hỏi 35 :

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì?

A. do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn

B. do Mỹ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn

C. do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình

D. Mỹ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận

Câu hỏi 36 :

Có thể vận dụng những nội dung về nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay?

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

B. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

C. vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ

D. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Câu hỏi 37 :

Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu

B. Bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

C. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

D. Thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn Ái Quốc.

Câu hỏi 38 :

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là?

A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai hợp pháp, nữa hợp pháp

C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước

D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.

Câu hỏi 39 :

Giữa các kế hoạch Rơve (1949) Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) của thực dân Pháp đều có những điểm chung, ngoại trừ

A. đề ra trong thế bị động, sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp

B. nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh

C. nhằm phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai

D. có sự đồng ý và viện trợ của Mỹ

Câu hỏi 40 :

Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX là?

A. Cách mạng tháng tám (1945), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

B. Cách mạng tháng tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Paris về Việt Nam (1973).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

D. Cách mạng tháng tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

Câu hỏi 41 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí

A. thuộc Châu Á

B. nằm ven biển Đông, phía tây Thái Bình Dương

C. nằm trong vùng nội chí tuyến

D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa

Câu hỏi 42 :

Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng

A. diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm

B. diện tích rừng trồng vẫn không tăng

C. độ che phủ rừng vẫn giảm

D. tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái

Câu hỏi 43 :

Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào sau đây?

A. đai xích đạo gió mùa

B. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. đai nhiệt đới gió mùa

D. đai ôn đới gió mùa trên núi

Câu hỏi 44 :

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa ở nước ta, cần

A. hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị

B. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị

C. giảm bớt tốc độ đô thị hóa

D. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Câu hỏi 45 :

Ý nào sau đây không phải là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

A. xí nghiệp công nghiệp

B. khu công nghiệp

C. điểm công nghiệp

D. trung tâm công nghiệp.

Câu hỏi 46 :

Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có

A. địa hình, đất đai phù hợp

B. cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại

C. nguồn lao động dồi dào, kỹ thuật cao

D. thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.

Câu hỏi 47 :

Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta vẫn trồng được cà phê chè là do

A. có các khu vực kín gió

B. có mùa đông lạnh

C. địa hình cao nên nhiệt độ giảm

D. có hai mùa rõ rệt

Câu hỏi 48 :

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận là

A. phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ

B. phần chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông hậu và phần nằm ngoài phạm vi tác động đó

C. phần cao không ngập nước và phần trũng ngập nước

D. phần chịu ảnh hưởng của thủy triều và phần không chịu ảnh hưởng của thủy triều

Câu hỏi 49 :

Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh

A. Quảng Nam, Quảng Ngãi

B. Ninh Thuận, Bình Thuận

C. Phú Yên, Khánh Hòa

D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Câu hỏi 50 :

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì

A. có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia

B. giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

C. rất gần với TP. Hồ Chí Minh

D. có nhiều rừng núi.

Câu hỏi 51 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, các tỉnh ven biển ở nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam

B. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi

C. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh

Câu hỏi 54 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, khu vực nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta?

A. Tây Bắc

B. Tây Nguyên

C. Đông Bắc

D. Duyên hải miền Trung

Câu hỏi 55 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất phù sa sông

B. đất cát biển

C. đất mặn

D. đất phèn

Câu hỏi 57 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, đá vôi xi măng không có ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Tây Nguyên

Câu hỏi 58 :

Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là

A. TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội.

B. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương

C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu

D. TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai

Câu hỏi 59 :

Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất nước ta là:

A. Quảng Ngãi, Thanh Hóa

B. Thanh Hóa, Nghệ An

C. Thanh Hóa, Bình Định

D. Nghệ An, Quảng Nam

Câu hỏi 61 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, nhận xét nào sau đầy là đúng về vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?

A. Tất cả các tỉnh đều có khu kinh tế ven biển

B. Tất cả các tỉnh đều có cửa khẩu.

C. Tất cả các tỉnh đều có trung tâm công nghiệp

D. Tất cả các tỉnh đều có sân bay và cảng biển

Câu hỏi 62 :

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã ừở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu

A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

B. cận xích đạo gió mùa

C. cận nhiệt đới hải dương

D. nhiệt đới lục địa khô

Câu hỏi 63 :

Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên

D. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỉ trọng lớn

Câu hỏi 64 :

Hoạt động nào sau đây thuộc về lâm nghiệp?

A. Trồng và chế biến chè

B. Vận chuyển gỗ đã qua chế biến.

C. Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ

D. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Câu hỏi 65 :

Các thị trường xuất khấu lớn nhất cúa nước ta những năm gần đây là

A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản

D. Thái Lan, Lào, Campuchia

Câu hỏi 66 :

Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong khu vực II ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

B. đầu tư, mở rộng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động

C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm

D. phát triển các ngành công nghiệp năng lượng.

Câu hỏi 67 :

Ý nào không đúng khi nói về vai trò của việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng

B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.

D. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng

Câu hỏi 68 :

Các nước Đông Nam Á nổi tiếng về ngành khai thác dầu khí là

A. Brunây, Inđônêxia, Việt Nam

B. Xingapo, Inđônêxia, Lào

C. Brunây, Malaixia, Thái Lan

D. Mianma, Thái Lan, Campuchia

Câu hỏi 69 :

Cho bảng số liệu:

A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản ở mức thấp và ổn định

B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định

D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao và ổn định

Câu hỏi 70 :

Cho bảng số liệu:

A. Vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hon của cả nước và thấp hon vùng Đồng bằng sông Cửu Long

B. Năng suất lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng bằng nhau.

C. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng

D. Năng suất lúa của cả nước và hai vùng tăng là do khai hoang, mở rộng diện tích

Câu hỏi 71 :

Cho biểu đồ:

A. Tỉ lệ giới tính của một số nuớc Đông Nam Á, năm 2016

B. Tỉ lệ khu vực I trong cơ cấu GDP củạ một số nước Đông Nam Á

C. Tỉ lệ hộ nghèo của một số nước Đông Nam Á, năm 2016

D. Tỉ lệ dân thành thị của một số nước Đông Nam Á, năm 2016

Câu hỏi 72 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương

B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm

C.  trong năm có hai mùa rõ rệt

D. tống bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm

Câu hỏi 73 :

Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan họng nhất là

A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất

B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực

C. đẩy mạnh khai hoang, phục hoá ở miền núi

D. kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp

Câu hỏi 74 :

Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai phân ngành là 

A. thuỷ điện và nhiệt đỉện

B. khai thác than và sản xuất điện

C. thuỷ điện và khai thác nguyên, nhiên liệu

D. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện

Câu hỏi 75 :

Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đáo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn chủ yếu do

A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lớn

B. đây là cơ sở để khẳng đinh chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

C. các đảo và quần đảo đều nằm xa so với đất liền

D. các đảo và quần đảo có tiềm năng để phát triển du lịch

Câu hỏi 76 :

Trong đánh bắt hải sản, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ

B. tất cả các tỉnh đều giáp biển

C. bờ biển nông, nhiều vũng vịnh, đầm phá

D. có các dòng biển gần bờ

Câu hỏi 77 :

Phần lớn diện tích bộ phận Đông Nam Á lục địa cố khí hậu

A. ôn đới

B. cận nhiệt đới

C. xích đạo

D. nhiệt đới gió mùa

Câu hỏi 78 :

Cho biểu đồ

A. Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, tỉ trọng các thành phần kinh tế khác tăng

B. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thâp nhất nhưng liên tục tăng

C. Tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng, tỉ trọng các thành phần kinh

D. Tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong GDP không thay đổi

Câu hỏi 79 :

Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì

A. điều kiện tự nhiên của nước ta ít phù họp với sản xuất lương thực

B. nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu

C. do thiếu lao động trong sản xuất lương thực.

D. do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng

Câu hỏi 80 :

Tây Nguyên có thế mạnh để phát triển thuỷ điện do

A. có nhiều sông lớn uốn khúc trên địa hình bằng phẳng

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm

C. có các hệ thống sông lớn chảy qua các bậc địa hình khác nhau

D. tài nguyên nước ngầm dồi dào

Câu hỏi 81 :

Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện

A. tính qụyền lực, bắt buộc chung

B. tính hiệu lực rộng rãi

C. tính phổ biến

D. tính hiệu lực khả thi

Câu hỏi 82 :

Người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm

A. hành chính

B kỉ luật

C. bồi thường

D. buộc thôi việc

Câu hỏi 83 :

Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con trai

C. Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi

D. Cha mẹ không cần nghe ý kiến của con

Câu hỏi 84 :

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể

B. Được bảo hộ về tính mạng

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

D. Được bảo hộ về sức khoẻ

Câu hỏi 85 :

Trong nền sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá là

A. giá trị của hàng hoá

B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá

C. quan hệ vật chất giữa người bán và người mua.

D. lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá

Câu hỏi 86 :

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

C. có tin báo của nhân dân

D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh

Câu hỏi 87 :

Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát ừiển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền

A. tham gia xây dựng đất nước

B. Quyền phát minh, sáng chế.

C. Quyền cải tiến kĩ thuật

D. Quyền được phát triển

Câu hỏi 88 :

Quyền được tự do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các phát minh, sẳng chế, cải tiến kĩ thuật là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

A Quyền sáng tạo

B. Quyền phát minh, sáng chế

C. Quyền cải tiến kĩ thuật

D. Quyền được phát triển

Câu hỏi 89 :

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát ừiển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp

B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí

C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học các trường chuyên

D. Những người đạt giải trong các kì thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học

Câu hỏi 90 :

Tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế họp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. phát triển kinh tế

B. thúc đẩy kinh tế

C. thay đổi kinh tế

D. ổn định kinh tế

Câu hỏi 91 :

Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau" là thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các thế hệ

B. giữa các thành viên trong gia đình

C. giữa con đẻ và con nuôi

D. giữa anh, chị, em

Câu hỏi 92 :

Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?

A. Mọi nền sản xuất

B. Nền sản xuất hàng hoá

C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 93 :

Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ

B. công dân bình đẳng về quyền

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm

D. công dân bình đẳng về mặt xã hội

Câu hỏi 94 :

Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây có quyền bầu cử?

A. Đủ 18 tuổi trở lên

B. Đủ 19 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu hỏi 96 :

Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước

B. Kích thích sự phát triển của sản xuất

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước

D. Bảo đảm dân chủ trong xã hội

Câu hỏi 98 :

Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù họp với lứa tuổi?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Câu hỏi 99 :

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời

B. học không hạn chế

C. học bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về cơ hội học tập

Câu hỏi 101 :

Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

A. về bầu cử, ứng cử

B. về tham gia quản lí nhà nước

C. giữa các dân tộc, tôn giáo

D. giữa người theo đạo và người không theo đạo

Câu hỏi 102 :

Bắt người trong trường họp khẩn cấp được tiến hành

A. đang có ý định phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng

C. sẽ xúi giục người khác phạm tội

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm

Câu hỏi 103 :

Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền kinh doanh

A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích

C. ở bất cứ địa điểm nào.

D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày

Câu hỏi 105 :

Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi

A. vi phạm tổ chức

B. vi phạm hành chính

C. vi phạm kỉ luật

D. vi phạm nội quy cơ quan

Câu hỏi 107 :

Trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của

A. quyền bầu cử của công dân

B. công dân bình đẳng về quyền ứng cử

C. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm

Câu hỏi 110 :

Giám đốc Công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định "không được sử dụng lao động nữ", trong khi Công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của Giám đốc Công ty đã xâm phạm tới

A. quyền ưu tiên lao động nữ

B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ

C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động

D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

Câu hỏi 112 :

H và C là chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm cúa chị H và anh Q nên có lần C đã đọc trộm tín nhắn cua anh Q gửi chị H. Hãnh vi này của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị H?

A. Quyền bí mật đời tư

B. Quyền bí mật thông tin cá nhân

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại

D. Quyền bình đẳng giữa chị và em

Câu hỏi 113 :

Hai bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về quyền tự do ngôn luận của công dân. Theo em, những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên

B. Chỉ những người từ 20 tuổi ttở lên

C. Mọi công dân

D. Chỉ những người là cán bộ, công chức

Câu hỏi 114 :

Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc tủi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường họp này, anh S nên lựa chọn theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đánh cho P một trận

B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an

C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị

D. Giải ngay đên cơ quan công an

Câu hỏi 115 :

Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây?

A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức

C. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh

D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Câu hỏi 116 :

Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh

B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình

C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này

D. Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình

Câu hỏi 117 :

Trong kì tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học

B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học

C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời

D. V vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền của mình.

Câu hỏi 118 :

Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng gần khu di tích lịch sử - văn hoá. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

A. bảo vệ di sản văn hoá

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng

D. bảo vệ nguồn lợi rừng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK