Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khoa xã hội Bộ đề 2- Luyên thi THPTQG 2019 Tổ hợp KHXH có đáp án !!

Bộ đề 2- Luyên thi THPTQG 2019 Tổ hợp KHXH có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Trước khi thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là

A. quốc gia độc lập, chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh.

B. quốc gia phong kiến nửa thuộc địa.

C. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.

D. quốc gia bị một số nước phương Tây chia xẻ.

Câu hỏi 2 :

M.Ganđi đã kêu gọi nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp nào trong những năm 1918 – 1922?

A. Bạo lực.

B. Hòa bình kết hợp bạo lực.

C. Hòa bình, không sử dụng bạo lực.

D. Đấu tranh chính trị đòi quyền dân chủ.

Câu hỏi 4 :

Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939 đề ra là:

A. bí mật, bất hợp pháp.

B. hợp pháp.

C. nửa hợp pháp.

D. hợp pháp và nửa hợp pháp.

Câu hỏi 5 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Tài chính ngân hàng

D. Thương nghiệp

Câu hỏi 6 :

Năm 1969, nước Mĩ đã đạt được những thành tựu khoa học - kĩ thuật là

A. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng

B. Phát minh và chế tạo máy tính điện tử đầu tiên

C. Phóng thành công tàu vũ trụ, đưa con người lên thám hiểm không gian vũ trụ

D. Công bố "bản đồ gen người", mở ra một chương mới trong khoa học và y học

Câu hỏi 7 :

Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965 là

A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

B. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu hỏi 8 :

Khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc trong thu - đông 1947, Đảng ta đã ra quyết định nào

A. Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Sắm vũ khí, đuổi thù chung

C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

D. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc

Câu hỏi 9 :

Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở đâu?

A. Miền Bắc Việt Nam

B. Trên toàn Đông Dương.

C. Miền Nam Việt Nam.

D. Chiến trường Việt Nam.

Câu hỏi 10 :

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào?

A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 11 :

Đường lối đổi mới được Đảng ta đề ra từ khi nào?

A. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV (12-1976)

B. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986)

C. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (3-1982)

D. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (6-1991)

Câu hỏi 12 :

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Hình thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

B. Hình thành trật tự “hai cực” Ianta.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.

D. Hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu.

Câu hỏi 13 :

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt đầu tiên của

A. Liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Mặt trận dân tộc thống nhất

C. Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

D. Quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945)

Câu hỏi 14 :

Khu vực nào được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta?

A. Châu Á, Châu Phi.

B. Châu Á, châu Âu.

C. Châu Âu, châu Mĩ.

D. Toàn thế giới.

Câu hỏi 15 :

Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đa tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950

B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 – đầu năm 1954

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trong những năm 1973 – 1991 là gì?

A. Chịu tác động từ khủng hoảng của nước Mĩ

B. Bị bao vây bởi hệ thống XHCN lớn mạnh trên thế giới

C. Các nước Tây Âu mất hết thuộc địa ở châu A, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973

Câu hỏi 17 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì

A. Mĩ đóng vai trò quyết định thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh.

B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Mĩ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

D. Mĩ đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Câu hỏi 19 :

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là

A. giai cấp tư sản dân tộc

B. tầng lớp tiểu tư sản trí thức

C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

D. giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.

B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.

C. Quân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ.

D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.

Câu hỏi 21 :

Sự kiện trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

A. Pháp tiến công lực lượng ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Pháp đưa quân vào kiểm soát thủ đô Hà Nội.

D. Pháp gủi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để chúng giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu hỏi 22 :

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) đã có quyết định quan trọng gì?

A. Cần sự dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ  - Diệm.

B. Tiếp tục đấu tranh chính trị đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

C. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ – Diệm thi hàn Hiệp định Giơnevơ.

D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.

Câu hỏi 24 :

Tính chất của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm cuối thể kỉ XIX là gì?

A. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

B. Phong trào nông dân tự phát.

C. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu hỏi 25 :

Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp?

A. Xuất hiện nhiều đồn điền tròng lúa, cà phê và cao su do tư bản Pháp làm chủ.

B. Kinh tế Việt Nam ít có sự chuyển biến và hầu như không bị lệ thuộc vào tư bản Pháp.

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.

D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.

Câu hỏi 26 :

Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới những năm 2 của thế kỉ XX là gì?

A. Đảng Cộng sản ra đời và hoạt động ở nhiều nước.

B. Chính đảng tư sản lãnh đạo cách mạng ở các nước.

C. Phương pháp đấu tranh cách mạng ở các nước thay đổi.

D. Khẩu hiệu “đoàn kết vô sản quốc tế” được thực hiện.

Câu hỏi 27 :

Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu là gì?

A. Nền kinh tế XHCN chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần sở hữu.

B. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước, thực hiện đa nguyên chính trị.

C. Các thế lực chống CNXH ở các nước Đông Âu thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử tự do.

D. Chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở tất cả cả các nước Đông Âu, kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới.

Câu hỏi 28 :

Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập đến nay là gì?

A. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài.

B. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

C. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác.

D. Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

Câu hỏi 29 :

Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới sau hàng loạt các sự kiện, ngoại trừ

A. Sự ra đời “học thuyết Trunman”, khởi đầu Chiến tranh lạnh.

B. Mĩ viện trợ cho các nước Tâu Âu thông qua “kế hoạc Mácsan”; lôi kéo các nước này thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Các nước Tây Âu thành lập “Khối thị trường chung châu Âu”.

D. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

Câu hỏi 30 :

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929)

B. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam.

C. Tuyên truyền sâu rộng lí thuận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.

D. Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Câu hỏi 31 :

Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 – 1931?

A. Chia ruộng đất cho dân cày.

B. Bãi bỏ thuế thân.

C. Xóa nợ cho người nghèo.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu hỏi 32 :

Điểm mới của Hội nghị tháng 5 – 1941 so với Hội nghị tháng 11 – 1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu hỏi 33 :

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên (năm 1946) ở Việt Nam?

A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân.

B. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.

C. Thực hiện liên minh công – nông.

D. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu hỏi 34 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa nhân dân lên làm chủ nhiều thôn, xã ở miền Nam.

B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu hỏi 35 :

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là do

A. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

B. được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc.

C. được tiến hành bằng lực lược quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ.

D. thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực.

Câu hỏi 36 :

Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Việt nam trong ASEAN hiện nay?

A. Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy, có trách nhiệm và tích cực trong ASEAN.

B. Góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kết nạp các nước còn lại trong khu vực vào Hiệp hội, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ 10 quốc gia ở Đông Nam Á.

C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tích ASEAN từ năm 2010 đến nay.

D. Đóng vai trò tích cực trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015.

Câu hỏi 37 :

Cách xác định lực lượng cách mạng như trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) có tác dụng

A. phát huy cao độ khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, tập hợp được lực lượng, cô lập cao độ kẻ thù.

B. phân hóa, làm suy yếu kẻ thù của dân tộc.

C. lôi kéo được đông đảo lực lượng tham gia cách mạng.

D. tập hợp giai cấp công nhân đoàn kết với nông dân.

Câu hỏi 38 :

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phân giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1940).

D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).

Câu hỏi 39 :

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là gì?

A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia.

Câu hỏi 40 :

Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

B. Thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.

Câu hỏi 41 :

Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu hỏi 42 :

Nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do

A. không có hệ thống thoát lũ.

B. sông không có hệ thống nước đo.

C. mưa lớn kết hợp triều cường.

D. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

Câu hỏi 43 :

Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Suy giảm về số lượng thành phần loài.

B. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài.

C. Suy giảm về kiểu hệ sinh thái.

D. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm.

Câu hỏi 44 :

Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do

A. quy mô dân số giảm.

B. dân số có xu hướng già hóa.

C. kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

D. tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.

Câu hỏi 45 :

Loại hình giao thông vận tải nào dưới đây ra đời muộn nhất nước ta?

A. Đường sông

B. Đường biển

C. Đường hàng không

D. Đường bộ (đường ô tô)

Câu hỏi 46 :

Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là

A. Cà Mau – Kiên Giang

B. Hải Phòng – Nam Định

C. Thái Bình – Thanh Hóa

D. Quãng Ngãi – Bình Định

Câu hỏi 48 :

Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền múi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện.

C. Khai thác và chế biến boxit, thủy sản.

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Câu hỏi 49 :

So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có

A. Cơ cấu kinh tế phát triển nhất

B. Số dân ít nhất

C. Nhiều thiên tai nhất

D. Nhiều tỉnh, thành phố nhất

Câu hỏi 50 :

Chuỗi các đô thị tương đối lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết

B. Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định

C. Mỹ Khuê, Sa Huỳnh, Cà Ná, Mũi Né

D. Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Phan Thiết

Câu hỏi 52 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở

A. vùng núi Hoàng Liên Sơn

B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng

C. vùng núi Ngọc Linh

D. vùng cao nguyên Lâm Viên

Câu hỏi 56 :

Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nơi nào sau đây cở nước ta có tổng lượng mưa từ tháng XI – IV lớn nhất?

A. Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Đông Trường Sơn (từ Huế trở vào)

Câu hỏi 57 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 2, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang bao gồm:

A. cơ khí; hóa chất, phân bón; dệt, may; luyện kim màu.

B. cơ khí; hóa chất, phân bón; chế biến nông sản; sản xuất vật liệu xây dựng.

C. sản xuất giấy, xenlulô; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; đóng tàu.

D. cơ khí; điện tử, khai thác, chế biến lâm sản; sản xuất ô tô.

Câu hỏi 58 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là từ

A. tây bắc xuống đông nam

B. tây nam lên đông bắc

C. bắc xuống nam

D. đông bắc xuống tây nam

Câu hỏi 59 :

Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất của nước ta là

A. công nghiệp nặng và khoáng sản.

B. nông, lâm sản.

C. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

D. thủy sản.

Câu hỏi 61 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?

A. Phân bổ dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.

B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh.

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu hỏi 62 :

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm

A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa

B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển

C. Vùng núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng

D. Vùng đất, vùng biển, vùng trời

Câu hỏi 63 :

Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất

B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm

D. Sự di dân từ thành thị về nông thôn

Câu hỏi 64 :

Một trong những thành tựu kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là

A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp tăng nhanh.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.

C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt nhiều thành tựu vững chắc.

Câu hỏi 65 :

Các đầu mối giao thông quan trọng nhất ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Câu hỏi 66 :

Đường Hồ Chí Minh góp phần cho vùng Bắc Trung Bộ.

A. mở rộng liên kết theo hướng đông – tây.

B. tăng quy mô dân số toàn vùng.

C. phát triển kinh tế của khu vực phía tây.

D. hình thành mạng lưới đô thị mới ven biển.

Câu hỏi 67 :

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở vì

A. có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.

B. vị trí tiếp giáp với Campuchia.

C. tiếp giáp với vùng Tây Nguyên rộng lớn.

D. có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh, thành phố.

Câu hỏi 68 :

Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản là

A. chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.

B. phát triển theo hướng thâm canh.

C. có nhiều nông sản nhiệt đới.

D. sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu.

Câu hỏi 70 :

Cho bảng số liệu:

A. Tốc độ tăng GDP của Brunây ở mức thấp và liên tục giảm.

B. Tốc độ tăng GDP của Campuchia ở mức cao và khá ổn định.

C. Tốc độ tăng GDP của Malaixia ở mức thấp và rất ổn định.

D. Tốc độ tăng GDP của Thái Lan ở mức cao và liên tục tăng.

Câu hỏi 71 :

Cho bảng số liệu:

A. Tròn

B. Đường

C. Miền

D. Cột

Câu hỏi 72 :

Cho biểu đồ:

A. Quy mô dân số theo nhóm tuổi các nhóm nước, năm 2016.

B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.

C. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.

D. Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.

Câu hỏi 73 :

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta do làm

A. giảm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.

B. cho sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh lúa nước.

C. năng suất nông nghiệp thấp.

D. tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi 74 :

Bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua là

A. sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

B. phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng.

C. sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc theo hướng đa canh.

D. sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường.

Câu hỏi 75 :

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì

A. đòi hỏi ít lao động

B. có giá trị sản xuất lớn

C. có công nghệ sản xuất hiện đại

D. có lợi thế lâu dài (nguyên liệu, lao động, thị trường)

Câu hỏi 76 :

Khó khăn nào sau đây không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.

B. Thiếu nước trong mùa khô.

C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

D. Lũ quét trong mùa mưa.

Câu hỏi 77 :

Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc, phần lớn là do

A. sự đầu tư của Nhà nước.

B. thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.

C. khai thác tốt nguồn lợi hải sản.

D. có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế.

Câu hỏi 78 :

Cho biểu đồ:

A. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.

B. Tác động của biến đổi khí hậu.

C. Ảnh hưởng của dịch bệnh hại cây trồng.

D. Hiệu quả kinh tế và nhu cầu của thị trường.

Câu hỏi 79 :

Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

B. làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.

C. xuất khẩu thu ngoại tệ.

D. làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.

Câu hỏi 80 :

Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. nhiệt độ trung bình năm đã giảm.

B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

C. mùa khô không còn rõ rệt.

D. nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Câu hỏi 81 :

Phát triển kinh tế là

A. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.

B. sự tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. sự tăng trưởng kinh tế bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lí.

D. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

Câu hỏi 82 :

Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu hỏi 83 :

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình.

B. mọi người đều có quyền lựa chọn việc làm mà không cần đáp ứng yêu cầu nào.

C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.

D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.

Câu hỏi 84 :

Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

C. quyền tự do cá nhân của công dân.

D. quyền tự do đi lại của công dân.

Câu hỏi 85 :

Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Cơ quan công an các cấp.

B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

C. Cơ quan thanh tra các cấp.

D. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu hỏi 86 :

Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ thong, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu hỏi 87 :

Một trong các nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận các công việc chung của đất nước.

B. xây dung văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu hỏi 88 :

Yếu tố quyết định đến giá cả hàng hóa là

A. giá trị sử dụng của hàng hóa

B. giá trị của hàng hóa

C. nhu cầu của người tiêu dùng

D. hình thức của hàng hóa

Câu hỏi 89 :

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa những người trong dòng tộc.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

D. Bình đẵng giữa anh chị em.

Câu hỏi 90 :

Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

B. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc con trưởng thành, chọn ngành học cho con.

Câu hỏi 91 :

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. giành uy tính tuyệt đối cho doanh nghiệp.

B. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

C. giành hàng hóa tốt nhất về mình.

D. sản xuất được những hàng hóa tốt nhất.

Câu hỏi 92 :

Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu hỏi 93 :

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.

Câu hỏi 94 :

Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.

B. Đủ 19 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên.

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu hỏi 95 :

Quyền tố cáo là quyền của

A. mọi công dân, tổ chức.

B. mọi công dân.

C. mọi cơ quan, tổ chức.

D. những người có thẩm quyền.

Câu hỏi 96 :

Nếu là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào dưới đây?

A. Cung = cầu

B. Cung > cầu

C. Cung > cầu

D. Cung ≤ cầu

Câu hỏi 97 :

Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng

A. chủ trương của Nhà nước.

B. chính sách của Nhà nước.

C. uy tín của Nhà nước.

D. quyền lực Nhà nước.

Câu hỏi 98 :

Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung

C. Tính nhân dân

D. Tính nghiêm túc

Câu hỏi 99 :

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm

A. dân sự

B. tinh thần

C. kỉ luật

D. hành chính

Câu hỏi 100 :

Công dân có quyền học ở các cấp/ bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học tập không hạn chế.

B. quyền học tập thường xuyên.

C. quyền học tập ở nhiều bậc học.

D. quyền học tập theo sở thích.

Câu hỏi 101 :

Pháp luật quy định những mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu hỏi 110 :

Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được an toàn thân thể

B. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe

C. Quyền tự do cá nhân

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Câu hỏi 111 :

Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền bí mật thong tin cá nhân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tứ.

D. Quyền tự do yêu đương.

Câu hỏi 112 :

Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?

A. Coi như không biết gì

B. Mắng cho một trận để hả giận

C. Không chơi với người đó nữa

D. Khuyên bảo để người đó không có hành vi như vậy nữa

Câu hỏi 114 :

Là học sinh giỏi, H được đặc cách vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân

A. Quyền học suốt đời

B. Quyền học thường xuyên

C. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập

D. Quyền được phát triển của công dân

Câu hỏi 115 :

Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do dân chủ.

C. Quyền tham gia xây dựng đất nước.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 116 :

Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mồ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để hực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình?

A. Yêu cầu lò giết mổ gia cầm ngừng hoạt động.

B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.

C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.

D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.

Câu hỏi 117 :

L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. Nhưng L vẫn có quyền học tập. Vậy L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập như thế nào?

A. Có thể học bất cứ ngành nào.

B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.

C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.

D. Có thể học không hạn chế.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK