Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khoa xã hội Bộ đề 7 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH cực hay có đáp án !!

Bộ đề 7 - Luyện thi THPTQG 2019 tổ hợp KHXH cực hay có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? 

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn 

B. Biên Hoà, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn 

C. Biên Hoà, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn 

D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn 

Câu hỏi 2 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? 

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn 

B. Biên Hoà, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn 

C. Biên Hoà, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn 

D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn 

Câu hỏi 3 :

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936 - 1937) là 

A. tuần hành. 

B. mít tinh. 

C. diễn thuyết. 

D. đưa dân nguyện. 

Câu hỏi 4 :

Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ với sự kiện giành độc lập của những nước nào? 

A. Môdămbích và Ănggôla. 

B. Angiêri và Môdămbích. 

C. Êtiôpia và Ănggôla. 

D. Êtiôpia và Angiêri. 

Câu hỏi 5 :

Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931? 

A. Ban Chấp hành Nông hội. 

B. Ban Chấp hành Công hội. 

C. Hội Phụ nữ giải phóng. 

D. Đoàn Thanh niên phản đế. 

Câu hỏi 7 :

Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Vạn Phúc (Hà Đông, ngày 18 và 19-12-1946) đã có quyết định quan trọng nào? 

A. Chấp nhận tối hậu thư của Pháp, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. 

B. Phát động cả nước kháng chiến. 

C. Kí với Pháp bản hiệp định mới. 

D. Ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. 

Câu hỏi 8 :

Phương châm chiến lược của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là: 

A. đánh nhanh thắng nhanh. 

B. đánh chắc, tiến chắc để chắc thắng. 

C. tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. 

D. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. 

Câu hỏi 9 :

Năm 1961, Mĩ đề ra kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng có tên gọi là: 

A. kế hoạch Giônxơn - Mác Namara. 

B. kế hoạch xtalây - Taylo. 

C. kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược”. 

D. kế hoạch “tìm diệt và bình định”. 

Câu hỏi 10 :

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? 

A. Xây dựng CNXH ở hai miền Bắc - Nam. 

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 

C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. 

D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh. 

Câu hỏi 11 :

Những năm 70 của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức được cải thiện thông qua sự kiện 

A. kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1972. 

B. kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972.

C. kí kết Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa năm 1972. 

D. kí kết Định ước Henxinki năm 1975. 

Câu hỏi 12 :

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là 

A. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

B. xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước. 

D. thống nhất đất nước, thu non sông về một mối. 

Câu hỏi 13 :

Mục đích của phong trào “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là 

A. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. 

B. tạo điều kiện cho cán bộ của Hội tự rèn luyện mình qua cuộc sống lao động. 

C. xây dựng các cơ sở của Hội ở trong và ngoài nước. 

D. lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng. 

Câu hỏi 14 :

Hội Quốc liên ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì? 

A. Duy trì một trật tự thế giới mới. 

B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. 

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. 

D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận. 

Câu hỏi 15 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ Latinh nhằm chống lại lực lượng nào? 

A. Đế quốc Mĩ. 

B. Thực dân phương Tây. 

C. Chính quyền độc tài phản động thân Mĩ. 

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 

Câu hỏi 16 :

Để thực hiện mục tiêu của “chiến lược toàn cầu”, chính quyền Mĩ đã dựa vào 

A. nền khoa học - kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO 

B. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh. 

C. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình. 

D. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử. 

Câu hỏi 17 :

Nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là 

A. năng lượng mặt trời. 

B. năng lượng điện. 

C. năng lượng than đá. 

D. năng lượng dầu mỏ. 

Câu hỏi 18 :

Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường Đông Dương như thế nào? 

A. Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ). 

B. Ta giành quyền chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. 

C. Pháp giành lại thế chủ động về chiến lược ở Bắc Bộ. 

D. Pháp càng lún sâu vào thế bị động trên toàn chiến trường Đông Dương. 

Câu hỏi 20 :

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1965, Đảng đã chủ trương thành lập cơ quan hay lực lượng nào ở miền Nam? 

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam. 

D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. 

Câu hỏi 21 :

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào? 

A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy. 

B. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất. 

Câu hỏi 22 :

Lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX và đông đảo nhất là

A. tư sản dân tộc. 

B. giai cấp công nhân. 

C. sĩ phu yêu nước. 

D. tiểu tư sản thành thị. 

Câu hỏi 23 :

Nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là 

A. phát triển công nghiệp nhẹ. 

B. phát triển công nghiệp quốc phòng. 

C. công nghiệp hoá XHCN. 

D. phát triển giao thông vận tải. 

Câu hỏi 24 :

Nét nổi bật của tình hình nước ta dưới ách thống trị của Pháp - Nhật là 

A. nhân dân ta chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”. 

B. nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng. 

C. cuối năm 1944 đầu năm 1945 gần 2 triệu người chết đói. 

D. mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể điều hoà được. 

Câu hỏi 25 :

Phong trào 1930 - 1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết được thành lập đã khẳng định điều gì?

A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. 

B. Sự lớn mạnh của giai cấp nông dân. 

C. Đường lối đúng đắn của Đảng và sự lớn mạnh của giai cấp nông dân. 

D. Đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. 

Câu hỏi 26 :

Ý nào không phản ánh đúng tình hình Liên Xô khi thực hiện công cuộc cải tổ (1985 - 1991) 

A. Ban lãnh đạo Liên Xô mắc phải nhiều sai lầm, thiếu sót. 

B. Nn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ngày càng giảm sút, khủng hoảng. 

C. Tình hình chính trị-xã hội rối ren. 

D. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được hình thành, củng cố. 

Câu hỏi 27 :

So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý? 

A. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hoà bình, trung lập ở Campuchia. 

B. Không phải đương đầu với thế lực tay sai thân Mĩ.

C. Kết thúc sớm hơn so với Việt Nam và Lào. 

D. Nhận được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam. 

Câu hỏi 28 :

Thách thức lớn nhất đặt ra đối với thế giới hiện nay là 

A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đe doạ cuộc sống loài người. 

B. chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe doạ nền hoà bình và an ninh các nước. 

C. nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

D. chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu hỏi 29 :

Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? 

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. 

B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. 

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

D. Chứng tỏ sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân. 

Câu hỏi 30 :

Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến với cách mạng nước ta vào thời điểm nào trong năm 1945? 

A. Tháng 5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. 

B. Ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản. 

C. Ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc, khiến Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề. 

D. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh; Chính phủ Trần Trọng Kim và hàng ngũ tay sai ở Việt Nam hoang mang cực độ. 

Câu hỏi 31 :

Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 được đánh giá là thắng lợi của

A. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 

B. cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền. 

C. cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi Đảng ta nắm chính quyền. 

D. cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. 

Câu hỏi 32 :

Nhược điểm của kế hoạch Nava mà Pháp - Mĩ đề ra trong cuộc chiến tranh Đông Dương là gì? 

A. Là kế hoạch quân sự ra đời trong thế bị động. 

B. Thể hiện sự lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ. 

C. Mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra. 

D. Nhằm giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh trong danh dự. 

Câu hỏi 33 :

Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? 

A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao, đủ sức chi viện cho miền Nam. 

B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới và ổn định đời sống nhân dân. 

C. Văn hoá, giáo dục, y tế đều phát triển. 

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, con người, xã hội đều đổi mới. 

Câu hỏi 34 :

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, nội dung nào thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta? 

A. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. 

B. Xác định cả năm 1975 là thời cơ. 

C. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 

D. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá,... 

Câu hỏi 35 :

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng XHCN trong cả nước từ sau khi 

A. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945. 

B. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954. 

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975. 

D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước năm 1976. 

Câu hỏi 36 :

Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau này là 

A. ba tổ chức cộng sản ra đời.

B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái. 

C. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 

Câu hỏi 37 :

Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? 

A. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược cách mạng

B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta. 

C. Đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất. 

D. Linh hoạt trong việc kết họp các hình thức đấu tranh cách mạng. 

Câu hỏi 38 :

Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? 

A. Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn.

B. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều. 

C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 

D. “Vừa đánh, vừa đàm”. 

Câu hỏi 39 :

So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử? 

A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch.

B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng. 

C. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phỏng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân,... 

D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 

Câu hỏi 40 :

Với việc các máy bay dân dụng của Malaixia bị mất tích đầy bí ấn hoặc bị bắn rơi trong những năm vừa qua chứng tỏ vấn đề gì về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ? 

A. Sự phát triển như vũ bão của ngành hàng không. 

B. Những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. 

C. Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, khi những thành tựu bị lợi dụng để phục vụ mưu đồ riêng của con ngưi. 

D. Làm thay đổi suy nghĩ, lối sống, truyền thống văn hoá của các dân tộc. 

Câu hỏi 41 :

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta 

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 

B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. 

C. khí hậu có hai mùa rõ rệt. 

D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 

Câu hỏi 42 :

Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là 

A. mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. 

B. mùa nóng và mùa lạnh. 

C. mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, khô. 

D. mùa mưa và mùa khô. 

Câu hỏi 43 :

Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành ba dải, lần lượt từ biển vào là 

A. vùng thấp trũng - cồn cát, đầm phá - đồng bằng. 

B. cồn cát, đầm phá - đồng bằng - vùng thấp trũng. 

C. cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng - đồng bằng. 

D. đồng bằng - cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng. 

Câu hỏi 44 :

Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm nghiệp là do

A. các ngành này có năng suất lao động thấp nên cần nhiều lao động. 

B. sản xuất nông - lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều lao động. 

C. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động. 

D. đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động. 

Câu hỏi 45 :

Hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất ở nước ta là

A. hệ thống sông Mê Công. 

B. hệ thống sông Hồng. 

C. hệ thống sông Đồng Nai. 

D. hệ thống sông Cả. 

Câu hỏi 46 :

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là 

A. công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

B. công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp phụ trợ. 

C. công nghiệp cấp một; công nghiệp cấp hai; công nghiệp cấp ba. 

D. công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 

Câu hỏi 47 :

Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng? 

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

B. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai. 

C. Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt. 

D. Thiếu lao động. 

Câu hỏi 48 :

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì có 

A. khí hậu lạnh. 

B. diện tích đồng cỏ lớn.

C. hệ thống các nhà máy chế biến. 

D. nguồn lao động dồi dào. 

Câu hỏi 49 :

Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là 

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. 

B. lúa mì, cà phê, cao su, củ cải đuờng, dừa. 

C. lúa gạo, cà phê, củ cải đường, ô-liu, mía. 

D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía. 

Câu hỏi 51 :

Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là 

A. từ 14°C - 18°C 

B. từ 18°C - 20°C. 

C. từ 20°C - 24°C. 

D. trên 24°C. 

Câu hỏi 55 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là 

A. dưới 6 triệu đồng. 

B. từ 6 đến 9 triệu đồng. 

C. từ 9 đến 12 triệu đồng. 

D. từ 12 đến 15 triệu đồng. 

Câu hỏi 56 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là 

A. vùng núi Đông Bắc. 

B. đồng bằng sông Hồng 

C. duyên hải miền Trung. 

D. đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu hỏi 57 :

Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2007 diễn ra theo hướng: 

A. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng. 

B. tăng tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng. 

C. giữ nguyên tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng; giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản. 

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng. 

Câu hỏi 58 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là 

A. Hải Phòng, Đà Nẵng. 

B. Biên Hoà, Vũng Tàu. 

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. 

D. Cần Thơ, Thủ Dầu Một. 

Câu hỏi 60 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là 

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. 

B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. 

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu hỏi 61 :

Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là 

A. gió mùa Đông Bắc. 

B. Tín phong. 

C. gió mùa Tây Nam. 

D. gió mùa Đông Nam. 

Câu hỏi 62 :

Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do 

A. nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó. 

B. tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao. 

C. người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm. 

D. lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. 

Câu hỏi 63 :

Sự phân hoá của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta 

A. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước. 

B. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước 

C. cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

D. cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng. 

Câu hỏi 64 :

Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là 

A. phân bố chủ yếu ở thành thị.

B. chỉ phân bố ở vùng đồng bằng. 

C. phân bố rộng rãi. 

D. cách xa vùng đông dân. 

Câu hỏi 65 :

Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là 

A. phần lớn địa hình cao trên 500m. 

B. có đất badan tập trung thành vùng lớn. 

C. hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. 

D. mưa nhiều quanh năm. 

Câu hỏi 66 :

Vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do 

A. có vùng núi ở phía tây. 

B. có vùng đồi trước núi. 

C. có dải đồng bằng kéo dài. 

D. có các bãi bồi ven sông. 

Câu hỏi 67 :

Một trong những hạn chế về dân cư và lao động các nước Đông Nam Á là 

A. số người trong độ tuổi lao động nhiều. 

B. lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn ít.

C. lao động thiếu sự cần cù, chăm chỉ. 

D. phong tục tập quán giữa các quốc gia ít tương đồng. 

Câu hỏi 68 :

Cho bảng số liệu:

A. biểu đồ cột. 

B. biểu đồ tròn. 

C. biểu đồ miền. 

D. biểu đồ đường. 

Câu hỏi 69 :

Cho biểu đồ sau: 

A. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm nhanh. 

B. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và đang tăng lên. 

C. Khu vực III có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm xuống. 

D. Tỉ trọng khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II và III tăng. 

Câu hỏi 70 :

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của 

A. gió mùa Tây Nam và Tín phong. 

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới. 

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. 

Câu hỏi 71 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành thông tin liên lạc của nước ta hiện nay? 

A. Mạng lưới viễn thông quốc tế chưa hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh. 

B. Ngành viễn thông chưa đón đầu được những thành tựu kĩ thuật hiện đại. 

C. Internet cùng với các mạng xã hội được người dân sử dụng rộng rãi. 

D. Chưa có các vệ tinh viễn thông địa tĩnh và hệ thống cáp quang. 

Câu hỏi 72 :

Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua là 

A. dầu thô, khí đốt, điện. 

B. xăng dầu thành phẩm, công nghệ phần mềm, điện. 

C. dầu thô, thuỷ sản, hàng may mặc. 

D. khí đốt, lâm sản, thuỷ sản. 

Câu hỏi 73 :

Nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo không phải vì 

A. khai thác tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

B. môi trường vùng biển không thể chia cắt. 

C. môi trường đảo rất nhạy cảm dưới tác dộng cua con người. 

D. ít vốn và trình độ kĩ thuật còn hạn chế. 

Câu hỏi 74 :

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là 

A. thiếu nước vào mùa khô. 

B. địa hình phân bậc, khó canh tác. 

C. khí hậu thay đổi theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hoá. 

D. đất có tầng phong hoá sâu. 

Câu hỏi 75 :

Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về 

A. diện tích và số dân.  

B. số lượng các tỉnh và thành phố. 

C. phạm vi lãnh thổ thay đổi theo thời gian. 

D. tốc độ tăng trưởng GDP. 

Câu hỏi 76 :

Cho bảng số liệu:

A. Mật độ dân số trung bình của nước ta là 377 người/km2

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,7 lần mật độ dân số cả nước. 

C. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 2,9 lần mật độ dân số vùng Tây Nguyên. 

D. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số tương đương vùng Tây Nguyên. 

Câu hỏi 77 :

Cho biểu đồ:

A. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều tăng. 

B. Tổng diện tích rừng tăng còn tỉ lệ che phủ rừng giảm. 

C. Tổng diện tích rừng giảm còn tỉ lệ che phủ rừng tăng. 

D. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều giảm. 

Câu hỏi 78 :

Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thuỷ điện ở nước ta là

A. chủ động vận hành được quanh năm. 

B. giá thành sản xuất rẻ. 

C. không gây ô nhiễm môi trường. 

Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà 

Câu hỏi 79 :

Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 

 A. nâng cao công suất đội tàu đánh bắt. 

B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 

C. tăng cường đánh bắt xa bờ 

D. đẩy mạnh nuôi trồng ở tất cả các địa phương. 

Câu hỏi 80 :

Một trong những vấn đề cấp bách để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 

A. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên. 

B. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. 

C. giảm bớt sức ép về dân số. 

D. mở rộng diện tích trồng lúa. 

Câu hỏi 81 :

Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất?  

A. Cơ sở tồn tại của xã hội. 

B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. 

C. Giúp con người có việc làm. 

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Câu hỏi 82 :

Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây? 

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. 

B. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. 

C. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động. 

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động. 

Câu hỏi 83 :

Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về 

A. trách nhiệm pháp lí. 

B. nghĩa vụ và trách nhiệm. 

C. quyền và nghĩa vụ. 

D. trách nhiệm. 

Câu hỏi 85 :

Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 

B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác. 

C. Quyền nhân thân. 

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín. 

Câu hỏi 86 :

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của 

A. thủ trưởng cơ quan.

B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

C. cơ quan công an xã, phường. 

D. cơ quan quân đội. 

Câu hỏi 87 :

Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là 

A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. 

B. người tiêu dùng mua được hàng hoá rẻ. 

C. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá. 

D. người sản xuất có điều kiện trở nên giàu có. 

Câu hỏi 88 :

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền 

A. học thường xuyên, học suốt đời. 

B. học không hạn chế. 

C. học ở bất cứ nơi nào. 

D. bình đẳng về cơ hội học tập. 

Câu hỏi 89 :

Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh 

A. không tốt. 

B. hỗn loạn. 

C. không lành mạnh. 

D. không công bằng. 

Câu hỏi 90 :

Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với 

A. mọi người từ 18 tuổi trở lên. 

B. mọi cá nhân, tổ chức. 

C. một số đối tượng cần thiết. 

D. mọi cán bộ công chức. 

Câu hỏi 91 :

Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? 

A. Bản chất xã hội. 

B. Bản chất giai cấp. 

C. Bản chất nhân dân.    

D. Bản chất hiện đại. 

Câu hỏi 92 :

Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 

A. Chỉ những người có chức quyền. 

B. Mọi công dân. 

C. Chỉ những người được giao nhiệm vụ. 

D. Chỉ có Uỷ ban nhân dân các cấp. 

Câu hỏi 93 :

Thông tin của thị trường giúp người mua 

A. mua được những hàng hoá mình cần. 

B. biết được số lượng và chất lượng hàng hoá. 

C. điều chỉnh việc mua bán sao cho có lợi nhất. 

D. biết được giá cả hàng hoá trên thị trường. 

Câu hỏi 94 :

Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền học tập của công dân 

B. Quyền sáng tạo của công dân 

C. Quyền quyết định học tập. 

D. Quyền học tập theo sở thích 

Câu hỏi 95 :

Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? 

A. Tính quy phạm phổ biến. 

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng. 

D. Tính quần chúng nhân dân. 

Câu hỏi 96 :

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? 

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. 

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. 

C. Xác định được người xấu và người tốt. 

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh. 

Câu hỏi 97 :

Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? 

A. Bảo vệ môi trường. 

B. Đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo. 

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. 

D. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí. 

Câu hỏi 98 :

Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh? 

A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm 

B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

C. Bảo vệ an toàn sức khoẻ cho nhân dân. 

D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Câu hỏi 99 :

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu? 

A. Chưa đủ 14 tuổi. 

B. Chưa đủ 16 tuổi. 

C. Chưa đủ 18 tuổi. 

D. Chưa đủ 20 tuổi. 

Câu hỏi 100 :

Việc công dân A không tố giác tội phạm là thuộc loại hành vi nào dưới đây? 

A. Hành vi hành động 

B. Hành vi tuân thủ pháp luật. 

C. Hành vi không hành động. 

D. Hành vi không thi hành pháp luật 

Câu hỏi 101 :

Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? 

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 

B. Tính quy phạm phổ biến 

C. Tính nhân dân và xã hội. 

D. Tính quần chúng rộng rãi 

Câu hỏi 102 :

Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

A. nghi phạm. 

B. tội phạm. 

C. vi phạm. 

D. xâm phạm. 

Câu hỏi 103 :

Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích 

A. của giáo dục pháp luật. 

B. của trách nhiệm pháp lí. 

C. của thực hiện pháp luật. 

D. của vận dụng pháp luật. 

Câu hỏi 107 :

Học xong Trung học phổ thông, chị X không học tiếp ở Đại học. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, chị đã làm thủ tục và được cấp giấy phép mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân? 

A. Là công cụ chủ yếu của công dân trong kinh doanh 

B. Là công cụ hữu hiệu cho người sản xuất kinh doanh 

C. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình 

D. Là phương tiện để công dân đưa ra yêu cầu đổi với Nhà nước 

Câu hỏi 110 :

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và Luật đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu? 

A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc. 

B. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước. 

C. Từ kinh nghiệm của các nước trên Biển Đông. 

D. Từ thực tiễn đời sống xã hội. 

Câu hỏi 111 :

Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Uỷ ban nhân huyện H, K đã viết bài phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền được bảo vệ uy tín. 

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 

C. Quyền được bảo đảm về thanh danh. 

D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân.

Câu hỏi 112 :

Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu quyền nào của công dân? 

A. Quyền bày tỏ ý kiến. 

B. Quyền tự do tư tưởng. 

C. Quyền tự do ngôn luận. 

D. Quyền xây dựng chính quyền. 

Câu hỏi 113 :

Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? 

A. Đánh kẻ bị truy nã một trận cho sợ. 

B. Mắng kẻ bị truy nã một hồi cho hả giận. 

C. Lập biên bản rồi thả ra. 

D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất. 

Câu hỏi 114 :

Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền tự do ngôn luận. 

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 

C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. 

D. Quyền công khai, minh bạch. 

Câu hỏi 115 :

Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Q đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền học không hạn chế. 

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. 

C. Quyền được phát triển của công dân. 

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập. 

Câu hỏi 116 :

Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật? 

A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh. 

B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình. 

C. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình. 

D. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này. 

Câu hỏi 117 :

Ông N đốt rừng làm nương rẫy, làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử - văn hoá. Hành vi của ông N là trái pháp luật về 

A. bảo vệ di sản văn hoá. 

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 

C. bảo vệ và phát triển rừng 

D. bảo vệ nguồn lợi rừng 

Câu hỏi 118 :

Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp chậm nộp thuế, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? 

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 

B. Bình đẳng trước pháp luật. 

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 

D. Bình đẳng trong kinh doanh 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK