Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Toán học Đề khảo sát chất lượng môn Toán 12 Trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương năm học 2017 - 2018

Đề khảo sát chất lượng môn Toán 12 Trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương năm học 2017 - 2018

Câu hỏi 1 :

Hàm số nào sau đây đồng biến trên  R?

A. \(y = \frac{{x - 1}}{{x - 2}}.\)

B. \(y = 4{x^4} + {x^2} - 2.\)

C. \(y = {x^3} - {x^2} + 2x + 3.\)

D. \(y = \frac{1}{{x - 2}}\)

Câu hỏi 3 :

Cho hàm số \(f\left( x \right) =  - 2{x^3} + 3{x^2} - 3x\) và \(0 \le a < b\). Khẳng định nào sau đây sai ?

A. Hàm số nghịch biến trên R

B. f(b) < 0 

C. f(a) > f(b)

D. f(a) < f(b) 

Câu hỏi 4 :

Hàm số \(y = \sqrt {{x^2} - 4x + 3} \)  nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

A. \(\left( {2; + \infty } \right).\)

B. \(\left( { - \infty ;2} \right).\)

C. \(\left( { - \infty ;1} \right).\)

D. \(\left( {3; + \infty } \right).\)

Câu hỏi 5 :

Với giá trị nào của m  thì hàm số \(y = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}\) đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)?\)

A. -2 < m < 2

B. \(\left[ \begin{array}{l}
m > 2\\
m <  - 2
\end{array} \right.\)

C. m > 2

D. m < -2

Câu hỏi 6 :

Cho hàm số f(x) liên tục trên khoảng (a; b). Tìm mệnh đề sai?

A. Nếu f(x)  đồng biến trên khoảng (a; b) thì hàm số không có cực trị trên khoảng (a; b

B. Nếu f(x)  nghịch biến trên khoảng (a; b).  thì hàm số không có cực trị trên khoảng (a; b)..

C. Nếu f(x)  đạt cực trị tại điểm \({x_0} \in \left( {a;b} \right)\)  thì tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\) song song hoặc trùng với trục hoành

D. Nếu f’(x) = 0 và f’’(x) = 0 thì f(x) không đạt cực trị tại điểm x0

Câu hỏi 7 :

Hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c,\left( {a \ne 0} \right)\) có 1 cực tiểu và 2 cực đại khi và chỉ khi

A. \(\left\{ \begin{array}{l}
a < 0\\
b > 0
\end{array} \right.\)

B. \(left\{ \begin{array}{l}
a > 0\\
b \ne 0
\end{array} \right.\)

C. \(\left\{ \begin{array}{l}
a < 0\\
b \ge 0
\end{array} \right.\)

D. \(\left\{ \begin{array}{l}
a > 0\\
b > 0
\end{array} \right.\)

Câu hỏi 9 :

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2}\left( {{x^2} - 4} \right),\,\,x \in R.\)  Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Hàm số đã cho có 2 điểm cực trị.

B. Hàm số đã cho đạt cực đại tại x = 2

C. Hàm số đã cho có 3 điểm cực trị.

D. Hàm số đã cho đạt cực tiểu tại x = -2

Câu hỏi 11 :

Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để đồ thị hàm số \(y =  - {x^4} + 2m{x^2} - 1\) có  điểm cực trị tạo thành một tam giác có tâm đường tròn ngoại tiếp trùng với gốc tọa độ O

A. \(m = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\) hoặc \(m = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\)

B. m = 1 hoặc \(m = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\)

C. m  = 2 hoặc \(m = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\)

D. m = 0 hoặc m =1 

Câu hỏi 12 :

Cho hàm số y = f(x) liên tục, đồng biến trên đoạn [a; b] Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số đã cho có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trên khoảng (a; b)

B. Hàm số đã cho có cực trị trên đoạn [a; b]

C. Hàm số đã cho có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trên đoạn [a; b]

D. Phương trình f(x) = 0có nghiệm duy nhất thuộc đoạn [a; b]

Câu hỏi 16 :

Hàm số nào sau đây không có giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trên đoạn [-2; 2]

A. \(y = {x^3} + 2\)

B. \(y = {x^4} + {x^2}\)

C. \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\)

D. y = -x + 1

Câu hỏi 17 :

Các đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 4x + 3}}{{{x^2} - 9}}\) là: 

A. x = -3; y = 1

B. x = 3; y = 1

C. \(x =  \pm 3;y = 1\)

D. \(x = 1;y =  \pm 3\)

Câu hỏi 20 :

Cho hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} - 1} }}{x}.\) Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: 

A. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là y = -1có tiệm cận đứng là x = 0

B. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là y = 1 và y = -1

C. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là  y = 1 và y = -1 có tiệm cận đứng là x = 0

D. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là y = 1 có tiệm cận đứng là x = 0

Câu hỏi 22 :

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình bên. Khẳng định nào sau đây đúng

A. a > 0,b > 0,c < 0,d > 0

B. a > 0,b < 0,c < 0,d > 0.

C. a < 0,b > 0,c < 0,d > 0.

D. a > 0,b < 0,c > 0,d > 0.

Câu hỏi 23 :

Cho hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x\) có đồ thị như Hình . Đồ thị Hình  là của hàm số nào dưới đây?

A. \(y = {\left| x \right|^3} + 6{\left| x \right|^2} + 9\left| x \right|.\)

B. \(y = {\left| x \right|^3} - 6{x^2} + 9\left| x \right|.\)

C. \(y = \left| {{x^3} - 6{x^2} + 9x} \right|\)

D. \(y =  - {x^3} + 6{x^2} - 9x\)

Câu hỏi 26 :

Tính giới hạn  \(\lim \frac{{{n^3} - 2n}}{{3{n^2} + n - 2}}.\)

A. 1/3

B. 0

C. \( - \infty .\)

D. \( + \infty .\)

Câu hỏi 27 :

Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}.\)

A. -1

B. \( - \infty .\)

C. \( + \infty .\)

D. 2

Câu hỏi 28 :

Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{1 + 4x}} - 1}}{x}.\)

A. 0

B. 4/3

C. \( + \infty \)

D. \( - \infty \)

Câu hỏi 29 :

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {{x^3} + 2{x^2}} \right)^{10}}\)

A. \(y' = 10{\left( {3{x^2} + 4x} \right)^9}\)

B. \(y' = 10\left( {3{x^2} + 2x} \right){\left( {{x^3} + 2{x^2}} \right)^9}\)

C. \(y' = 10\left( {3{x^2} + 4x} \right){\left( {{x^3} + 2{x^2}} \right)^9}\)

D. \(y' = 10{\left( {{x^3} + 2{x^2}} \right)^9}\)

Câu hỏi 30 :

Cho hàm số \(f(x) = \sqrt { - 5{x^2} + 14x - 9} \). Tập hợp các giá trị của  để f’(x) < 0 là

A. \(\left( {\frac{7}{5};\frac{9}{5}} \right)\)

B. \(\left( { - \infty ;\frac{7}{5}} \right)\)

C. \(\left( {1;\frac{7}{5}} \right)\)

D. \(\left( {\frac{7}{5}; + \infty } \right)\)

Câu hỏi 32 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{2x + 1}}{{1 - x}}\) . Phương trình \(f'\left( x \right) + f''\left( x \right) = 0\) có nghiệm là : 

A. \(x =  - \frac{1}{2}\)

B. \(x = \frac{3}{2}\)

C. \(x = \frac{1}{2}\)

D. \(x =  - \frac{3}{2}\)

Câu hỏi 35 :

Tiếp tuyến của parabol y = 4 - x2 tại điểm (1;3) tạo với hai trục tọa độ một tam giác vuông. Tính diện tích S của tam giác vuông đó.

A. \(S = \frac{{25}}{4}.\)

B. \(S = \frac{{5}}{2}.\)

C. \(S = \frac{{5}}{4}.\)

D. \(S = \frac{{25}}{2}.\)

Câu hỏi 36 :

Trong không gian chỉ có 5 loại khối đa diện đều như hình vẽ

A. Mọi khối đa diện đều có số mặt là những số chia hết cho 4.

B. Khối lập phương và khối bát diện đều có cùng số cạnh.

C. Khối tứ diện đều và khối bát diện đều có 1 tâm đối xứng.

D. Khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều có cùng số đỉnh

Câu hỏi 37 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hình mười hai mặt đều có 20 đỉnh, 30 cạnh, 12 mặt.

B. Hình mười hai mặt đều có 30 đỉnh, 12 cạnh, 12 mặt.

C. Hình mười hai mặt đều có 30 đỉnh, 20 cạnh, 12 mặt.

D. Hình mười hai mặt đều có 30 đỉnh, 12 cạnh, 30 mặt.

Câu hỏi 39 :

Cho hình chóp đều S.ABCD . Gọi O là giao điểm của AC và BD . Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Không tồn tại phép dời hình biến hình chóp S.ABCD thành chính nó.

B. Ảnh của hình chóp S.ABCD qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AO} \) là chính nó.

C. Ảnh của hình chóp S.ABCD qua phép đối xứng mặt phẳng (ABCD) là chính nó.

D. Ảnh của hình chóp S.ABCD qua phép đối xứng trục SO là chính nó.

Câu hỏi 40 :

Trung điểm của tất cả các cạnh của hình tứ diện đều là các đỉnh của

A. hình lập phương. 

B. hình bát diện đều.

C. hình hộp chữ nhật. 

D. hình tứ diện đều

Câu hỏi 41 :

Tính tổng diện tích các mặt của một khối bát diện đều cạnh a.

A. 8a2

B. \(8{a^2}\sqrt 3 \)

C. \(2{a^2}\sqrt 3 \)

D. \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{{16}}\)

Câu hỏi 42 :

Biết rằng khối đa diện mà mỗi mặt đều là hình ngũ giác. Gọi C là số cạnh của khối đa diện đó, lúc đó ta có

A. C là số chia hết cho . 

B. C là số chẵn

C. C là số lẻ 

D. C là số chia hết cho 

Câu hỏi 43 :

Hình bát diện đều thuộc loại khối đa diện đều nào sau đây

A. {5; 3}

B. {3; 4}

C. {4; 3}

D. {3; 5}

Câu hỏi 46 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì đường thẳng nào nằm trong mặt này cũng vuông góc với mặt kia.

B. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì vuông góc với nhau.

C. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai mặt phẳng song song thì vuông góc với mặt phẳng kia.

D. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

Câu hỏi 49 :

Cho tứ diện ABCD có \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD}  \ne 0.\)   Khẳng định nào sau đây đúng? 

A. AC và BD vuông góc.

B. AB và BC vuông góc.

C. AB và CD vuông góc.

D. Không có cặp cạnh đối diện nào vuông góc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK